Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn. (Hải Phòng (phần đất liền))

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Hai Phong / Hải Phòng (phần đất liền)
 đền thờ  Thêm thể loại

Thôn Nguyệt Áng,Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng ).
Trạng nguyên Trần Tất Văn được người đời suy tôn, nể trọng vì tấm lòng đức độ, dốc tâm “khuyến học, lo đời”, sống thanh bạch, không màng công danh, phú quý. Người đương thời rất khâm phục khẩu khí của bài biểu do ông soạn cho vua Mạc để gửi cho nhà Minh. Lúc bấy giờ, nhà Minh giở chiêu bài “Phù Lê” nhăm nhe xâm lược nước ta, sai viên tướng có tiếng là thao lược Mao Bá Ôn đem đại quân áp sát biên giới gây áp lực, đòi cống nạp, cướp đất, đòi nộp con tin, đòi cống thợ giỏi, đòi tìm con cháu nhà Lê lập ngôi vua... Biết được nhân cách, tài năng và tư tưởng tiến bộ của Trạng nguyên Trần Tất Văn,Thái tổ Mạc Đăng Dung đã giao cho ông, một mệnh quan của triều đình cũ, chuyên lo việc bang giao với nhà Minh, tìm mọi cách để đất nước tránh được cuộc can qua binh lửa. Đó chính là bối cảnh mà Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí tuệ, sự hiểu biết, tài ngoại giao ứng đối của mình cho việc soạn bài biểu nhân danh “Sơn hà xã tắc” gửi triều đình nhà Minh. Sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề chép lại bài biểu này với cái tên “Một bài biểu lui vạn binh”, trong đó có câu rất nổi tiếng như:
"Vị tiểu quốc bất học vô nhân, lễ nghĩa hà túc thâm trách.
Mẫn An Nam vô cô xích tử, phong nhận nhẫn sử hoành la".
Có nghĩa là:
Cho nước tôi là vô nhân ít học thì lễ nghĩa sao đáng trách móc?
Bảo thương dân An Nam vô tội, nỡ nào đem gươm giáo đâm chém?
Tương truyền, Mao Bá Ôn đọc biểu rơi nước mắt rồi quyết định lui quân.Trong lịch sử bang giao thời quốc gia Đại Việt, lời lẽ và sức mạnh của bài biểu “Lui vạn binh” của Trạng nguyên Trần Tất Văn có thể được sánh ngang với lời đối đanh thép “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” của sứ thần Giang Văn Minh.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°47'21"N   106°36'26"E
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước