Thành phố Phổ Yên
Vietnam /
Mien Nui Va Trung Du /
Thai Nguyen /
World
/ Vietnam
/ Mien Nui Va Trung Du
/ Thai Nguyen
Sviets / Việt Nam / / /
thành phố, quận, huyện, chỉ vẽ đường viền
Thành phố Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đắc Sơn, Đông Cao, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành và 5 xã: Minh Đức, Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái.
Nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội).
Thành ủy Phổ Yên đặt tại phường Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc
***
Huyện Phổ Yên thời thuộc Minh gọi là huyện An Định.
Thời Lê sơ, năm Quang Thuận thứ 10(1469), Phổ An (Yên) là 1 trong số 7 huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh Sóc; từ năm 1483 thuộc xứ Thái Nguyên, từ năm 1533 thuộc trấn Thái Nguyên.
Dưới triều Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, đổi trấn thành tỉnh, trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên (1 trong 13 tỉnh của miền Bắc nước ta lúc đó). Tỉnh Thái Nguyên có 2 phủ là Phú Bình và Thông Hoá. Huyện Phổ Yên thuộc phủ Phú Bình, huyện lỵ đặt ở xã Lợi Xá (tổng Hoàng Đàm).
Từ năm Tự Đức thứ 4 (1851), huyện Phổ Yên do tri phủ Phú Bình kiêm lý; lỵ sở trước đặt ở xã Lợi Xá, nay bỏ. Huyện hạt Phổ Yên cách tây phủ thành 32 dặm, phía đông giáp thôn Cầu Đông, xã Nghĩa Hưng (huyện TNông); phía tây giáp hai xã Mi Khu, Đăng Cao (huyện Bình Xuyên) và xã Ký Phú (huyện Đại Từ); phía bắc giáp xã Niệm Quang (huyện Đồng Hỷ); phía nam giáp xã Nam Lý (huyện Kim Anh) và xã Đông Cao (huyện Đa Phúc), thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đông, tây cách nhau 77 dặm, nam, bắc cách nhau 63 dặm. Huyện được chia làm 6 tổng, gồm 25 xã, 1 trang:
1. Tổng Hoàng Đàm, gồm 5 xã: Hoàng Đàm, Lợi Xá, Sơn Cốt, Đắc Hiền, Cốt Ngạnh.
2. Tổng Thượng Vụ, gồm 4 xã: Thượng Vụ, Thượng Nhân, Đan Hạ, Hạ Đạt.
3. Tổng Thượng Kết, gồm 3 xã: Thượng Kết, Hạ Kết, Cát Nê.
4. Tổng Thống Thượng, gồm 6 xã, 1 trang: xã Thống Thượng, Trung Năng, Phúc Thuận, Thảo Đẳng, Kim Bảng, Thống Hạ và trang Tân Yên.
5. Tổng Vạn Phái, gồm 3 xã: Vạn Phái, Nông Vụ, Hạ Vụ.
6. Tổng Nhã Luật, gồm 3 xã, 1 phường: xã Nhã Luật, Dương Luật, Thanh Lộc và phường Đại Hữu (Thuỷ Cơ).
(Cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886-1888), các tổng Tiên Thù, Tiểu Lễ (huyện Hiệp Hoà), Thượng Giã (huyện Thiên Phúc) - phần đất cực nam và đông nam huyện Phổ Yên ngày nay thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh).
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.
Ngày 25/3/1948, theo Sắc lệnh số 148/SL của Chủ tịch nước nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên.
Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập (theo Sắc lệnh 268-SL của Chủ tịch nước VNDCCH), huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, để trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 15/6/1957, huyện Phổ Yên được nhập lại về tỉnh Thái Nguyên, thuộc Khu Tự trị Việt Bắc và xóm Thông tách khỏi xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), sáp nhập vào xã Hồng Kỳ, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 26/10/1967, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 416/NV thành lập Thị trấn Nông Trường Bắc Sơn.
Ngày 26/11/1970, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 72-BT sáp nhập xã Đại Xuân vào xã Tiên Phong thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 9/9/1972, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 41-BT thành lập các thị trấn Mỏ Chè, Ba Hàng, Bãi Bông, thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 7/4/1974, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 136/ NV đổi tên các xã Hợp Thành thành Vạn Phái, Tân Tiến thành Đông Cao, Thắng Lợi thành Cải Đan.
Ngày 1/10/1983, các xóm Tân Thắng, Đồng Đẳng tách khỏi xã Phúc Thuận để hợp nhất với xã Phúc Thọ (huyện Đại Từ), xóm Yên Ninh (xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ) thành xã Phúc Tân, thuộc huyện Đồng Hỷ.
Ngày 2/4/1985, các xã Phúc Tân, Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang tách khỏi huyện Đồng Hỷ, sáp nhập về huyện Phổ Yên.
Ngày 11/4/1985, thị trấn Mỏ Chè và các xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên tách khỏi huyện Phổ Yên để thành lập thị xã Sông Công (theo Quyết định số 113-HĐBT).
Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 3 thị trấn, với 309 xóm và 18 tổ dân phố.
Nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội).
Thành ủy Phổ Yên đặt tại phường Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc
***
Huyện Phổ Yên thời thuộc Minh gọi là huyện An Định.
Thời Lê sơ, năm Quang Thuận thứ 10(1469), Phổ An (Yên) là 1 trong số 7 huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh Sóc; từ năm 1483 thuộc xứ Thái Nguyên, từ năm 1533 thuộc trấn Thái Nguyên.
Dưới triều Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, đổi trấn thành tỉnh, trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên (1 trong 13 tỉnh của miền Bắc nước ta lúc đó). Tỉnh Thái Nguyên có 2 phủ là Phú Bình và Thông Hoá. Huyện Phổ Yên thuộc phủ Phú Bình, huyện lỵ đặt ở xã Lợi Xá (tổng Hoàng Đàm).
Từ năm Tự Đức thứ 4 (1851), huyện Phổ Yên do tri phủ Phú Bình kiêm lý; lỵ sở trước đặt ở xã Lợi Xá, nay bỏ. Huyện hạt Phổ Yên cách tây phủ thành 32 dặm, phía đông giáp thôn Cầu Đông, xã Nghĩa Hưng (huyện TNông); phía tây giáp hai xã Mi Khu, Đăng Cao (huyện Bình Xuyên) và xã Ký Phú (huyện Đại Từ); phía bắc giáp xã Niệm Quang (huyện Đồng Hỷ); phía nam giáp xã Nam Lý (huyện Kim Anh) và xã Đông Cao (huyện Đa Phúc), thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đông, tây cách nhau 77 dặm, nam, bắc cách nhau 63 dặm. Huyện được chia làm 6 tổng, gồm 25 xã, 1 trang:
1. Tổng Hoàng Đàm, gồm 5 xã: Hoàng Đàm, Lợi Xá, Sơn Cốt, Đắc Hiền, Cốt Ngạnh.
2. Tổng Thượng Vụ, gồm 4 xã: Thượng Vụ, Thượng Nhân, Đan Hạ, Hạ Đạt.
3. Tổng Thượng Kết, gồm 3 xã: Thượng Kết, Hạ Kết, Cát Nê.
4. Tổng Thống Thượng, gồm 6 xã, 1 trang: xã Thống Thượng, Trung Năng, Phúc Thuận, Thảo Đẳng, Kim Bảng, Thống Hạ và trang Tân Yên.
5. Tổng Vạn Phái, gồm 3 xã: Vạn Phái, Nông Vụ, Hạ Vụ.
6. Tổng Nhã Luật, gồm 3 xã, 1 phường: xã Nhã Luật, Dương Luật, Thanh Lộc và phường Đại Hữu (Thuỷ Cơ).
(Cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886-1888), các tổng Tiên Thù, Tiểu Lễ (huyện Hiệp Hoà), Thượng Giã (huyện Thiên Phúc) - phần đất cực nam và đông nam huyện Phổ Yên ngày nay thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh).
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.
Ngày 25/3/1948, theo Sắc lệnh số 148/SL của Chủ tịch nước nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên.
Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập (theo Sắc lệnh 268-SL của Chủ tịch nước VNDCCH), huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, để trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 15/6/1957, huyện Phổ Yên được nhập lại về tỉnh Thái Nguyên, thuộc Khu Tự trị Việt Bắc và xóm Thông tách khỏi xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), sáp nhập vào xã Hồng Kỳ, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 26/10/1967, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 416/NV thành lập Thị trấn Nông Trường Bắc Sơn.
Ngày 26/11/1970, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 72-BT sáp nhập xã Đại Xuân vào xã Tiên Phong thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 9/9/1972, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 41-BT thành lập các thị trấn Mỏ Chè, Ba Hàng, Bãi Bông, thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 7/4/1974, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 136/ NV đổi tên các xã Hợp Thành thành Vạn Phái, Tân Tiến thành Đông Cao, Thắng Lợi thành Cải Đan.
Ngày 1/10/1983, các xóm Tân Thắng, Đồng Đẳng tách khỏi xã Phúc Thuận để hợp nhất với xã Phúc Thọ (huyện Đại Từ), xóm Yên Ninh (xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ) thành xã Phúc Tân, thuộc huyện Đồng Hỷ.
Ngày 2/4/1985, các xã Phúc Tân, Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang tách khỏi huyện Đồng Hỷ, sáp nhập về huyện Phổ Yên.
Ngày 11/4/1985, thị trấn Mỏ Chè và các xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên tách khỏi huyện Phổ Yên để thành lập thị xã Sông Công (theo Quyết định số 113-HĐBT).
Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 3 thị trấn, với 309 xóm và 18 tổ dân phố.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 21°27'6"N 105°48'22"E
- Huyện Mộc Châu 152 Km
- Huyện đảo Vân Đồn 155 Km
- Huyện Văn Chấn 164 Km
- Huyện Văn Yên 173 Km
- Huyện Mai Sơn 219 Km
- Huyện Kỳ Sơn. 280 Km
- Huyện Tuyên Hóa 372 Km
- Huyện Bố Trạch 414 Km
- Huyện Nam Giang 644 Km
- Huyện Bảo Lâm 1081 Km
- Xóm Hổ 1.1 Km
- Xã Vĩnh Sơn 1.7 Km
- Xã Minh Đức 2.1 Km
- Phường Thắng Lợi 3.3 Km
- Xóm Đất Nhão ( Cung cấp bởi cuongbstn ) 3.8 Km
- Hồ Suối Lạnh 6.2 Km
- Xã Bắc Sơn 10 Km
- Bắc Đại Lải 11 Km
- Xã Ngọc Thanh 13 Km
- Thành phố Phúc Yên 17 Km