Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng (phần đất liền))

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Hai Phong / Hải Phòng (phần đất liền)
 quận, huyện, chỉ vẽ đường viền

Huyện Tiên Lãng nằm ở phía Tây Nam của Hải Phòng. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà, phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy, phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Thái Thụy.

Sông Vân Úc làm ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng. Sông Thái Bình làm ranh giới tự nhiên phía Nam.
Toàn huyện rộng 189 km², dân số là 149,2 nghìn người (2004).Tiên Lãng gồm thị trấn Tiên Lãng và 22 xã: Đại Thắng, Tiên Cường, Tự Cường, Tiên Tiến, Quyết Tiến, Khởi Nghĩa, Tiên Thanh, Cấp Tiến, Kiến Thiết, Đoàn Lập, Bạch Đằng, Quang Phục, Toàn Thắng, Tiên Thắng, Tiên Minh, Bắc Hưng, Nam Hưng, Hùng Thắng, Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°42'45"N   106°35'42"E

Nhận xét

  • Lịch sử: Tiên Lãng là vùng đất cổ có địa danh trên bản đồ đất nước trên 700 năm. Thời Lý, Trần vùng đất TL và Thanh Hà ngày nay có tên là Xứ Bàng La. Thế kỷ XIV đổi thành huyện Bình Hà thuộc châu Nam Sách. Thời Lê Thánh Tông -Quang Thuận thứ nhất-(1460)tách thành hai huyện Tân Minh và Bình Hà ( nay là Thanh Hà) thuộc Phủ Nam Sách.Năm 1600 do phạm húy Vua Lê Kính Tông hiệu Duy Tân nên Tân Minh đổi thành Tiên Minh. Năm 1884 do phạm húy Vua Hàm Nghi hiệu Ứng Minh nên đổi thành Tiên Lãng.Năm 1893 tách khỏi Phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương nhập vào tỉnh Hải Phòng.Sau đó Hải Phòng có đổi thành Phủ Liễn,rồi thành Kiến An (1906).Sau nhiều lần tách nhập Tiên Lãng là huyện ngoại thành của Hải Phòng ( từ 1962). Huyện lỵ xưa đặt tại xã Thái Công sau chuyển về Tổng Phú Kê ( nay là TT Tiên Lãng). Dân Tiên Lãng xưa làm nông nghiệp là chính.Trong đó nghề trồng và chế biến thuốc Lào nổi tiếng cả nước.( Đại Nam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn viết: Trấn Hải Dương có 03 huyện trồng thuốc lào là Thanh Lâm (Nam Sách)Vĩnh Bảo, Tiên Minh nhưng thuốc lào Tiên Minh ngon hơn). Tiên Lãng còn có nghề thủ công cũng đã nổi tiếng ( theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì Tiên Lãng "có kỹ nghệ dân gian tinh sảo như nghề thợ mộc ở xã Nương Bồng, dệt chiếu ở xã Kim Động" ) Truyền thống : Lịch sử có nhắc đến Ngô Lý Tín ( triều Lý Anh Tông)là người được vua Lý Cao Tông phong làm thượng tướng quân ( 1182) đem quân thủy bộ đị dẹp trộm cướp. năm 1183 làm Đốc tướng đi đánh giặc Ai Lao . Năm 1188 làm thái phó kiêm Phụ Chính. Năm 1190 mất còn đền thờ tại thôn Cẩm Kê. Trong cuộc chiến chống giặc Nguyên lần thứ nhất (1285), "20 vạn quân Xứ Bàng La " trong đội quân của các tướng nhà Trần góp phần làm nên chiến thắng .Dấu tích nơi đóng quân của Trần Quốc Thành ở thôn Hà Đái.Ông là tôn thất nhà Trần hiện đền thờ ông còn tại thôn Hà Đái, chốn cũ nhà ông. "Tháng 11 năm Kỷ Hợi (1419) Phạm Thiện ở huyện Tiên Minh ( TL) cùng với Trịnh Công Chứng, Lê Hanh ở Hạ Hồng ( Tứ Kỳ, Ninh Giang, Vĩnh Bảo); Nguyên Đặc ở Khoái Châu, Nguyến Đa Cấu, Trần Nhuệ ở Hoàng Giang; đấy quân tiến đánh Đông Đô." ( theo Đại Việt sử ký toàn thư). Thế kỷ XVI, thời kỳ Trinh Mạc Tiên Lãng có nhiều cuộc nổi dậy chống cường quyền áp bức: " tháng sáu năm Giáp Ngọ (1594) người xã Vũ Lăng là Vũ Đăng dấy binh tụ tập bè đảng tự xưng là La Bình năm thứ nhất chiếm giữ huyện Siêu Thoại ( Thuận Thành -Bắc Ninh). Sau bị Trịnh Tùng đánh dẹp." Tháng Tám năm Đinh Dậu (1597)" có hai anh em Quỳnh quận công và Thụy quận công ( không rõ tên) ở huyện Tân Minh tụ tập đồ đảng " cùng liên kết với Thủy quân công và Lễ quân công ở huyện Thủy Đường ( Thủy Nguyên,ngày nay)có đến vài ngàn quân. Nhân dân các huyện ở Hải Dương đều thuận theo".Trịnh Tùng đã cử Nguyễn Hoàng, Bùi Văn Khuê...đánh dẹp, phải tốn kém nhiều công sức mơi dẹp được ( 1559). Thời kháng chiến chống Pháp nhân dân Tiên Lãng nổi tiếng với việc phá càn năm 1953.Theo đó, kế hoạch Nava, Pháp huy động 03 binh đoàn, 02 tiểu đội pháo, 01 tiểu đoàn dù,05 đại đội Com-măng-đô với tổng số quân 3400 tên và 50 xe lội nước, 1 hạm đội với 43 tàu lớn nhỏ- một trong các trận càn lớn nhất vùng đồng bằng Bắc bộ.Sau 23 ngày phá càn quân dân Tiên Lãng đã diệt 672 tên địch, bắt sống 06 lính Au-Phi, phá hủy 03 xe lội nước, bắn chìm 02 canoo.( ta có 500 bộ đội huyên, 360 du kích). Trong đánh Mỹ nhiều người con của Tiên Lãng ra trận. Hậu phương đã đánh 222 trận bắn rơi 05 máy bay, phối hợp bắn cháy 01 tàu chiến và 09 máy bay Mỹ.Huyên được tuyên dương Anh hùng. Văn Vật: Tiên Lãng cũng có nhiều vị ( 11 )đại khoa trong lịch sử : Sớm nhát là Đệ nhị giáp Tiến sỹ ( 1463) Nhữ Văn Lan. Làng An Tử nay thuộc xã Kiến Thiết.Là ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Kiêm. Tiếp đến là Phạm Bá, người Phác Xuyên, TS năm 1469. Trần Bân , người Lạc Đông, đỗ Hoàng Giáp 1487. Hoàng Thuần Phác , người Ngọc Động. năm 1490. Nguyễn Cảnh Diễn, người Yên Tử, đỗ Hoàng giáp năm 1502. Vũ Tường, người Tiên Minh đõ năm 1523.Nguyễn Khắc Cần, người Châu Kê-Tiên Đôi, đỗ năm 1586. Tô Trí Cốc người Trâm Khê đỗ năm 1586. Đoàn Kim Sơn , người Mỹ Huệ -Tiên Thắng đỗ năm 1589. Hoàng Đĩnh, người Tiên Minh đỗ năm 1592. Đỗ Hoán, người Phú Kê đỗ đệ tam giáp đồng TS xuất thân năm 1592.Các vị đã từng làm quan từ giám sát ngự sử đến thượng thư các bộ. Đến triều Nguyễn cũng đã có 05 vị đỗ cử nhân: Nguyễn Chiểu,người Yên Tử đỗ năm 1807; Dương Thế Thịnh, Ninh Duy đõ năm 1814; Phạm Đức Phổ, Cẩm La đõ năm 1819; Hoàng Danh Thắng, ,Đông Minh đỗ năm 1843; Nguyễn Hữu Đoan, Phú Kê đỗ năm 1906. Phan Huy Chú nhận xét về các vị nho học tiền bối phủ Nam Sách xưa :" Thói quen của sỹ phu đều chuộng văn nhã"
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 12 năm trước