VQG Cúc Phương

Vietnam / Khu Bon Cu / Bien San /
 Rừng, công viên / khu bảo tồn thiên nhiên, Điểm tham quan - vui chơi, national park (en)

Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Miền Bắc.
Cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất nhỏ đã trở lên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi lên tính hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước, đó là vườn quốc gia Cúc Phương – VQG đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.
ngày nay bọn lâm tặc đã nhòm ngó va đe doạ Cúc Phương. liệu Cúc Phương có giữ được mãi không? bởi gỗ đắt như vàng, thịt thú rừng thì ngon tuyệt
Được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22.200 ha. Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra gần đây Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.

Về động vật, Cúc Phương có 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 117 loài thú (trong đó có loài voọc đen mong trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương). Với hơn 300 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc Phương từ lâu đã trở thành điểm lý tưởng đối với các nhà xem chim.
Thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn cung, động Phò mã giáng…Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cáchngày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch của một loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam đây là hoá thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm.
Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đoá là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°18'30"N   105°37'42"E

Nhận xét

  • Khu rừng nhiệt đới điển hình, có diện tích 22,000 mẫu. Đây là một rừng nguyên sinh trong vùng đá vôi với rất nhiều hang động. Có những động còn di tích chứng tỏ rằng loài người đã xử dụng từ 12.500 năm về trước. Có cây sống đến hàng ngàn tuổi. Đường kính đến vài thước và cao đến 50 m…Có cây to vài chục người ôm không xuể.
  • Rừng Cúc Phương với hàng trăm loài động vật hoang dã, hàng ngàn loài côn trùng, độ 1.800 loại, hai trăm họ và 30 bộ. Năm 1996 đã tổng kết với 71 loài thú, 319 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Voọc quần đừi trắng( Trachipythecus francoisi delacouri) là biểu tượng của rừng Cúc Phương. Ngoài ra những loài Cu li lùn, Tê Tê đang nằm trong sách đỏ Việt Nam. Rừng có hai loài sóc bay. Đặc biệt là một loài Sóc bụng đỏ ( Callosciurus erythraeus cucphuongensis) chỉ có ở Rừng Cúc Phương mà thôi. Rừng có hai loại dơi. Dơi Đốm Hoa (Scotomanes ornatus) thấy lần đầu tiên ở Việt Nam tại Rừng Cúc Phương. Trong số 4 loài gà, ba loại là chim quý được bảo vệ, đó là Công (Pavo muticus), Gà Tiền (Polyplectron bicalcaratum) và Gà Lôi Trắng (Lophura nycthemera). Đồng thời có những chim quý khác như Hồng Hoàng và Cao Cát. Rừng còn có 17 loài rắn, 13 loại thằn lằn, và ba loại rùa… Vào năm 1996 chưa có tổng kết về các loài cá.
  • Cái không gian rừng của vùng thượng du Bắc bộ lần này mang dấu ấn riêng. Hẳn là khác cái cảm giác hoang dại của rừng Tây Nguyên hay Tây Bắc. Cúc Phương ám ảnh tôi bởi cái sâu thẳm và sự đe doạ của những khối đá vôi ngẫu hứng, những chất liệu đã từng gây nên cái hiểm trở ngạo nghễ và ngoạn mục của Tam Điệp, Ba Vì... Cúc Phương xanh, sâu và rậm đến vờn mắt. May mà bên suối sâu, còn gặp những nhịp cầu in bóng nước phẳng lặng, bên đầm lầy còn gặp một lòng giếng ngẫu hứng của người Mường xưa và trong vườn cây mới mọc, thi thoảng lại nhô lên một tấm bia lặng lẽ, hay một tháp chòi canh vút lên giữa những tán lá xum xuê... Cúc Phương quyến rũ bằng vẽ đẹp thình lình của những thứ gần như những khoảng rỗng của kiến trúc mà con người vô thức xen vào. Những bungalow cuối rừng (cách bìa rừng 20km, theo con đường xuyên rừng chạy giữa hai núi đá vôi) được xem là một không gian của khách xa trú qua đêm. Bungalow được rừng ôm mang như những đứa con xinh xắn, nó không phá vỡ cảm giác hoang dại của tổng thể rừng lại càng không gây ra sự chỏi nhịp dù đây là điểm đến thường xuyên, trạm dừng của những kẻ ngao du sơn thuỷ. Có những người từng đặt chân đến Amazon nhưng khi đặt chân lên, kéo lớp chăn nệm trong cái lạnh buốt đêm rừng mưa Cúc Phương vẫn thấy “rừng núi Việt Nam có màu và mùi khác”... Côn trùng sẽ ru bạn ngủ một giấc thật dài trong những giấc mơ lộng hương rừng, cỏ lạ. Vậy đó, sớm mai ra, mở cửa đã gặp rừng. Một trong những cảm giác khoan khoái nhất là được ngủ giữa cỏ cây. Cái cuộc sống trong bungalow hôm nay hẳn chẳng khác cuộc sống của ông bà mình cách đây 7.000 – 12.000 năm trong những động người xưa là mấy, có lẽ bởi nó bắt gặp ý nghĩa của sự tìm về và bản quán nương náu thiên nhiên muôn thuở của loài người. Cái không gian của những bungalow ở đây trở thành không gian mở. Kiểu nhà sàn phỏng mô hình chống thú dữ. Và những thảm cỏ xanh tự nhiên, dưới những tán cây là thảm lá mục bốn mùa ẩm ướt. Ở chung với rừng, người ra học cách biết mở cửa sổ lúc nắng lên đến đón hương rừng vào nhà. Học cách không chối từ cỏ cây và không bực bội bởi thanh âm xung quanh như khi ở đô thị. Một cảm giác thiên nhiên bên nhà mà dù có tài hoa đến cỡ nào, những kiến trúc sư đô thị cũng không thể tái tạo được trong căn hộ của mình. Không gì có thể thay thế được Mẹ thiên nhiên. Nắng lên trải dài những thảm cỏ và hong khô những bậc thang rêu cũng là lúc những cửa sổ bungalow mở ra. Rừng bủa vây bạn. Rừng trước cửa nhà. Rừng ngoài cửa sổ. Sương núi tràn xuống buổi đầu ngày. Trong không gian bát ngát sương xanh và tiếng chim ấy, trong ngôi nhà tạm cư sau một đêm, bạn sẽ tìm thấy cảm giác quyến luyến cỏ cây. Trách chi những bậc từ quan xưa thường tìm rừng để giải mối khúc mắc nhân tình thế thái! Và cũng trách chi những bậc trích tiên thường chỉ chọn không gian rừng để xây bồng lai. Một đêm ngủ trong ngôi nhà giữa rừng sâu Cúc Phương, tôi đã mua được cảm giác của trích tiên, của ẩn sĩ hay của gã từ quan xưa... Sự đời cứ như mây bay qua cửa, an nhiên đến lạ lùng. Ở trong rừng sâu, nghe gió rừng vẳng câu hát Văn Cao: “Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối...”
  • từ Hà Nội xuống đây tầm bao nhiu km?
  • Theo đường chim bay là 85km, còn theo đường chim đi bộ là 110km bạn ah!
  • Đến Cúc Phương đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 khi những cơn mưa dữ dội đi qua để lại một bầu trời trong xanh khoáng đãng. Đến đây, du khách được tham quan nhiều hang động với những tên gọi gợi cảm như: động Sơn Cung , động Phò Mã Giáng, động Trăng Khuyết,…Điều làm cho nơi đây có một số hang động trở nên hấp du khách bởi những dấu tích của người tiền sử còn lưu lại nơi đây như hang Con Moong, Người xưa( hang Đắng). Hang Con Moong nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng vì vậy đã được người cổ chọn làm nơi cư trú lâu dài. Tuy Vườn quốc gia Cúc Phương phần lớn thuộc tỉnh Ninh Bình nhưng hang Con Moong lại thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Hang rộng và dài, có 2 cửa thông nhau, có địa tầng văn hoá khá dầy, có cấu tạo rất phức tạp, có sự đan xen kế tiếp nhau của đất sét, vỏ nhuyễn thể và các vệt tro than. Trong vườn Cúc Phương có hồ Yên Quang - động Phò Mã. Hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi đền cổ. Mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều loài chim nước. Mặt hồ nước in bóng những vách núi, rừng cây. Chặng đường đi bộ vào thăm động Phò Mã từ hồ số 3 dài khoảng 2 km, do đó du khách phải chuẩn bị giầy đi rừng, nước uống và bắt buộc phải có hướng dẫn viên Leo đỉnh Mây Bạc, đây là đỉnh núi cao nhất trong rừng Cúc Phương với độ cao 648m. Từ Trung tâm đi khoảng 3 km qua nhiều khu rừng già với nhiều dốc đá . Khi lên đến đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng và đồng bằng của 4 huyện thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Đến nơi đây, du khách còn có thể tham quan suối nước nóng 38o C. Tới Cúc Phương, du khách cũng có cơ hội tìm hiểu cuộc sống và văn hóa của dân tộc Mường với những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của người dân nơi đây.
  • Tôi đã đến CP từ năm 2001,ko biết bây h đường xá đã tốt hơn chưa.Chứ nếu vẫn con đường betông xưa thì các Xế lái hãy coi chừng.Trong chuyến đi Tôi đã chứng kiến 2 vụ tai nạn,do đường cong queo mà bé,các trạm cứu hộ thì xa.
  • Yên tâm đi! bây giờ đường ngon rồi, chỗ Nho quan vào hời khó khăn một tí thôi. Đi vào rừng rất thú vị.
  • rat dep
  • Nhà em đây mà! Đẹp nhưng mà nghèo quá.
  • vuon quoc gia cuc phuong nay co the noi la rat tuyet voi.co co hoi toi se den do de chiem nguong ve dep cua no.
  • cuc phuong rat dep nhung toi chua dc den do hj
  • cac ban thu den que huong chung toi ninh binh tho mong cua viet nam dang dc UNESCO bau chon la di san thien nhien the gioi
  • hihi, các bạn hãy tới Ninh Bình thưởng thức những thắng cảnh đẹp nhé! thú vị lắm đó
  • Cúc Phương đệp thật nhưng mà đường xá về đó vẫn khổ wa.sau 2 ngày đi thực tập ở đó về mà mình đau hết cả người.hix.vậy mới cảm nhận được vẻ đẹp ấy nó đáng quý thế nào.hihi^_^!
  • tài liệu về cúc phương ít quá ... ai có tài liệu ở sách nói về cúc phương . nhất là các bài thuyết minh của hướng dẫn viên tại điểm cúc phương thì cho mình xin ít thông tin nhé mọi người . thank's
  • Bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu nỗi nhớ 1 thời
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước