Mộ Trịnh Công Sơn. ( Nơi nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đăng ký hộ khẩu định cư vĩnh viễn ).

Vietnam / Dong Nam Bo / Bien Hoa /
 memorial  Add category

Tuy thuộc khu vực nghĩa trang Gò Dưa nhưng mộ Trịnh không nằm trong nghĩa trang này mà trong khuôn viên một ngôi chùa râm mát và yên tĩnh.Tấm mộ bia là một phiến đá sù sì, được khắc chạm nổi khuôn mặt khắc khổ và tin yêu đời của Trịnh.Phải chăng nơi đây đánh dấu người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã chuyển từ cõi tạm dương trần để về nơi vĩnh hằng. Không biết được với cõi vô thường này.
---------------------------------------------
Trịnh Công Sơn (1939–2001) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, Trịnh Công Sơn đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều các ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.
Tiểu sử

Cuộc đời Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, chế độ cũng như giai đoạn sáng tác. Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại cao nguyên Lạc Giao, tỉnh Đắk Lắk. Ông lớn lên tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm (khoa Triết học) tại Qui Nhơn. Sau đó ông trốn lính, vào Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và làm nghề dạy học.

Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958. Tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành nhiều tác phẩm của ông. Ngay cả Việt Cộng, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[1], vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.
Trịnh Công Sơn và Phạm Duy
Trịnh Công Sơn và Phạm Duy

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo[2]. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán hay ngấm ngầm tẩy chay cả ở tại Việt Nam và hải ngoại.

Những năm sau 1975, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình yêu - Quê hương - Thân phận.

Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như thơ, văn và hội họa.

Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất vào ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường.

[sửa] Thành tựu chính

* Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
* Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng"
* Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
* Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
* Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
* Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)

Ca sĩ thể hiện

Tên tuổi gắn liền với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly, Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.

Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy hát ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc là được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.

Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung (một người thường tự xưng là người yêu cũ của Trịnh Công Sơn[cần chú thích]), Trịnh Vĩnh Trinh (em của Trịnh Công Sơn)... cũng được một số khán giả ủng hộ.

Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn để rồi gặt hái sự không thành công, tiêu biểu là Đàm Vĩnh Hưng, Thanh Lam, hai người này sau khi hát đã nhận được những phản ứng rất dữ dội của người hâm mộ quá khích.

Nhận xét

* Nhạc sĩ Văn Cao:

Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa ... (Lời bạt cuối sách của Văn Cao trong cuốn nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên", xuất bản năm 1995)

Chuyện bên lề
Bài này hoặc phần này không có chú giải nào về nguồn gốc tham khảo. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách chú thích nguồn gốc vào đây.

Trịnh Công Sơn là người có quan hệ xã hội rất rộng, bạn bè và người quen của ông sống nhiều nơi trên thế giới, kể cả người Việt và người nước ngoài. Ông có nhiều người bạn hoạt động trong các lãnh vực khác nhau, dĩ nhiên những người mà ông gần gũi nhất là những người hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, hội họa và văn chương. Trịnh Công Sơn là thành viên trong nhóm "Những người bạn" (bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, Từ Huy, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Ngọc Thiện ...). Ông rất thích uống "rượu Tây", thích học ngoại ngữ, do đó ông nói tiếng Anh và tiếng Pháp khá trôi chảy. Trong môi trường thân mật, mỗi khi ngẫu hứng, Trịnh Công Sơn thường nói hai ngoại ngữ này với bạn bè, thậm chí nói với cả người sơ giao nếu cảm thấy "vui vẻ" vì đồng điệu. Điều này có thể kiểm chứng qua rất nhiều người, trong đó phải kể đến họa sĩ Nguyễn Trung, ca sĩ Hồng Nhung và nhà văn Vương Trung Hiếu (người đã dịch và tặng ông quyển "Giây phút khôn ngoan" (Minute of Wisdom) - một quyển sách về thiền học và triết lý Phật giáo mà ông rất thích, vì quyển này hợp với tạng tinh thần của ông).

Sáng tác

Sau đây là một số sáng tác tiêu biểu của Trịnh Công Sơn:

* Ướt mi (sáng tác đầu tay - 1958)
* Bài ca dành cho những xác người (về sự kiện Tết Mậu Thân)
* Biển nhớ
* Bốn mùa thay lá
* Ca dao mẹ
* Cát bụi
* Chiếc lá thu phai
* Cho một người vừa nằm xuống
* Còn tuổi nào cho em
* Cuối cùng cho một tình yêu ( bài hát trong phim Mùa hè chiều thẳng đứng)
* Dấu chân địa đàng (Tiếng hát Dạ Lan)
* Diễm xưa
* Du mục
* Đại bác ru đêm
* Đóa hoa vô thường
* Em còn nhớ hay em đã quên
* Gia tài của mẹ
* Góp lá mùa xuân
* Hạ trắng
* Hát trên những xác người (về sự kiện Tết Mậu Thân)
* Huế, Sài Gòn, Hà Nội
* Hãy yêu nhau đi
* Khói trời mênh mông
* Lại gần với nhau
* Lời buồn thánh
* Lời thiên thu gọi
* Một cõi đi về
* Nắng thủy tinh



* Ngày dài trên quê hương
* Ngụ ngôn mùa đông
* Ngủ đi con
* Người con gái Việt Nam da vàng
* Người già em bé
* Nhớ mùa thu Hà Nội
* Như cánh vạc bay
* Như một lời chia tay
* Nối vòng tay lớn
* Nước mắt cho quê hương
* Phôi pha
* Quỳnh hương
* Ra đồng giữa ngọ
* Ru tình
* Thành phố mùa xuân
* Tình nhớ
* Tình xa
* Tôi ơi đừng tuyệt vọng
* Tôi ru em ngủ
* Tôi sẽ đi thăm
* Tuổi đá buồn
* Tự tình khúc
* Vẫn có em bên đời (bài hát trong phim Pho tượng)
* Vết lăn trầm
* Xa dấu mặt trời
* Xin trả nợ người
* Yêu dấu tan theo
Trích từ vi wiki.XIN GIỬ GÌN SẠCH ĐẸP HÌNH ẢNH ĐỊA PHƯƠNG CỦA BẠN TRÊN WIKIMAPIA NÀY.VÀ LÀM CHO GIÀU ĐẸP QUÊ HƯƠNG CỦA BẠN TRONG THỰCTẠI .CÃM ƠN .HOÀNG HẠC
Nearby cities:
Coordinates:   10°52'38"N   106°44'26"E

Comments

  • Anh nào sưu tầm được những thông tin này rất có ích. Cám ơn nhiều.
  • NGHE NHẠC TRỊNH TÔI THÊM YÊU NHỮNG NỔI BUỒN MÀ TÔI CÓ , CÁI TUYỆT VỜI CỦA NHẠC TRỊNH LÀ LÀM CHO NGƯỜI TA YÊU NỔI BUỒN CÓ ĐƯỢC, CHỨ KHÔNG CHÁN CHƯỜNG NHỮNG NỔI BUỒN HƯ THÂN.. CHÚC HƯƠNG HỒN NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN HÃY THỔN THỨC NHỮNG BÀI CA CHO THẾ GIỚI BÊN KIA ĐƯỢC THƯỞNG THỨC .....
  • Vậy mà nhạc sĩ Trịnh vẫn chưa được Nhà nước ta trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân hay Ns ưu tú gì cả. Chắc người nghệ sĩ tài hoa này cũng chẳng màng tới danh hiệu gì vì xem đời là cõi tạm, nhưng ta lại tiếc gì danh hiệu cho nhạc sĩ? Mới đây tỉnh TT-Huế đã đặt tên nhạc sĩ tài hoa này cho một con đường mới mở chạy dọc theo sông Hương. Thôi, cũng là niềm an ủi cho Trịnh, dù hơi muộn màng.
This article was last modified 13 years ago