Wikimapia is a multilingual open-content collaborative map, where anyone can create place tags and share their knowledge.

Cultural center of District 5 (Ho Chi Minh City)

Vietnam / Dong Nam Bo / Ho Chi Minh City / Trần Hưng Đạo street, 105
 arts centre  Add category
 Upload a photo

Under French rule, this place was an entertainment and gambling center called "GRAND MONDE" ( Great World) ran by the Brigand General LE VAN VIEN(VN)
Nearby cities:
Coordinates:   10°45'6"N   106°40'6"E

Comments

  • maikhanh
    Các nét đặc trưng của “cơm Tàu” Đối với đa số người dân trong cộng đồng dân cư ở Chợ Lớn hiện nay, triết lý ăn uống hằng ngày của họ là “tương, diêm, sài, mễ” (tương, muối, củi, gạo). Lương thực chính của họ mỗi ngày là cơm gạo. Vùng quê gốc Hoa Nam của họ thuộc tỉnh Quảng Đông, vùng Á nhiệt đới, lượng mưa quanh năm đầy đủ, sản vật dồi dào, nên bên cạnh cơm gạo họ còn dùng các loại lương thực gạo đậu chế biến thành bột làm bún (hún: phấn), mì (mì soạ: miến tuyến), bánh đúc, hủ tiếu (kuể téo: hoả điều), tàu hủ (đậu hủ: đậu nát), bún tàu (tàu là đậu; tàu bún: bún tàu làm bằng đậu xanh)… Món chân vịt phá lấu của người Triều Châu. Ảnh: Trường Minh Ăn kèm với lương thực, họ còn dùng các loại thực phẩm chế biến từ rau đậu, hoa quả, thịt cá, tôm cua, gà vịt, v.v. Người Triều Châu cần kiệm vì vốn cư trú ở vùng có nhiều rừng núi nên thành thạo việc chế biến các loại măng khô, mộc nhĩ hoặc nấm hương phơi khô, trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo. Chỉ có những bữa tiệc quan trọng họ mới dùng các loại thịt hiếm như dê, thỏ, sò, ốc, hải sâm, hải sản. Dân Chợ Lớn gốc Hoa kiêng ăn hai con vật được cho là linh thiêng là rùa và rắn. Một số còn kiêng cả thịt trâu bò, vì đó là những con vật thân thuộc. Nhưng về món chó, người Hẹ có sở trường đặc biệt, và gọi là “hương dục” (hương nhục: thịt thơm). Do địa bàn khí hậu, do văn hoá truyền thống bản xứ, nên mỗi cộng đồng dân cư theo phương tộc của dân Chợ Lớn đều có những món ăn riêng. Ví dụ như khí hậu vùng Phúc Kiến lạnh nên dân thích ăn ngọt cay, thức ăn của họ thường có nhiều ớt. Ớt khô Ninh Hoá là đặc sản Phúc Kiến, một trong “bát đại danh tiêu” (ớt) Trung Quốc. Người Hẹ, tổ tiên ở phía bắc Trung Quốc di cư về phía nam, nên thức ăn của họ thường chế biến từ củ, rau đậu, nhất là ngày tết, người phương bắc không thể thiếu món “cảo chẩy/giảo tử – một loại bánh bằng bột mì cán mỏng, để vào lòng bàn tay vò bóp, gói nhân tôm thịt lại gọi là cảo/giảo, như các món ăn há cảo, xủi cảo, hoành thánh. Vùng định cư của người Hẹ hiếm lúa mì, nên họ dùng tàu hủ chế biến làm món “giảo tử”: họ cắt miếng đậu hủ thành sáu miếng hình tam giác như múi quýt (tiếng Hán gọi là “nhương”: múi) rồi khoét lên mặt, cắt lỗ tròn nhét thịt, tôm, gia vị bằm nhuyễn, chưng hấp hoặc chiên vàng hai mặt, đem kho hay nấu như sủi cảo. Người Triều Châu có những món ăn chế biến từ các loại lương thực, thực phẩm phơi khô, muối thấu. Món ăn có vị mặn, ngọt chua theo khẩu vị của dân tộc ở vùng trung nguyên. Thực đơn hàng ngày của họ có những món ăn đặc biệt như bún gạo xào với thịt heo, tôm khô, trứng thái chỉ. Nhưng trong những bữa tiệc lớn, người Triều có món “mì xoạ” (miến tuyến: mì sợi) và người Quảng còn có thêm món mì xào giòn với tôm, gan, lòng, cải, nấm, v.v... gọi chung là mì xào thập cẩm. Những món xào thập cẩm của người Triều “thanh hương” và món xào thập cẩm của người Quảng có nước xốt nhiều dầu nên hương vị khác nhau. Người Triều còn có món củ cải khô câu lâu thầu (xái pôi: thái bô/thái: cải; bô: phơi khô) kho lạt với nước tương, có thêm thịt heo và các món mặn chưng với thịt và trứng “hàm duỹ tất dục chừ” (cá mặn trứng thịt chưng cách thuỷ). Hay đơn giản nhất là cá muối mặn (hàm duỹ) chiên, thêm giấm đỏ, gừng, đường. Tất cả đều có hương vị riêng của Quảng Đông. Do tổ tiên họ định cư trên vùng đất tiếp giáp hai nền văn hoá lớn, các loại lương thực sản xuất theo mùa tiết, nên họ phải chế biến các loại tinh bột mì hoặc tinh bột gạo thành những loại bún mì để khô hoặc muối, ướp thấu các loại rau quả đậu để dự trữ ăn dài ngày. Từ đó những người Nùng, vùng biên giới Hoa Nam, cũng như người Quảng, Tiều, Hẹ, Phúc Kiến, đều ăn cơm bún bằng gạo nhiều hơn là mì, bánh nướng làm bằng bột mì. Riêng người Phúc Kiến vẫn thích mì, nên vẫn có câu: “Húc (Phúc) Kiến mì, Từa Chiêu kuề téo (Phúc Kiến mì, Triều Châu hủ tiếu). Lý Thân
  • maikhanh
    Thử nhận diện Chợ Lớn - di sản Sài Gòn - Chợ Lớn. Cụm danh từ này không chỉ là tên địa danh mà còn ám chỉ một không gian và vùng đất phát triển nhất ở miền Nam của những thế kỷ trước. Nếu như Sài Gòn hiện trở thành trung tâm hành chính với nhịp sống ngày càng công nghiệp, Chợ Lớn vẫn còn lưu giữ dấu ấn của một thời là tập hợp những cái chợ trong vùng, trong đó cái mới chồng lấn lên hoặc hoà nhập vào cái cũ để phát triển theo thời gian Chợ Lớn ở đâu? Trong bài Gia Định vịnh do Trương Vĩnh Ký chép/in năm 1882 có câu: Trong Chợ Lớn thinh thinh Góp nhóp đủ loài rừng vật biển… Và ông chú thích thêm: Chợ Lớn là chợ tại huyện Tân Long trong toà phủ Tân Bình, ở đó bán đủ đồ, nhiều món ngon vật lạ (NXB Trẻ, 1997, tr.22). Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã miêu tả vùng Chợ Lớn như một không gian phố thị chứ chưa xác định cụ thể vị trí cái chợ. Trên hầu hết các bản đồ Gia Định – Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, vị trí ngôi chợ không được xác định cụ thể. Trương Vĩnh Ký là người đề cập vấn đề này khá sớm, trong sách Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận (1885) có đoạn: “Thực sự, Chợ Lớn xưa nằm ở nền đất chợ Rẫy bây giờ. Địa phận nằm ở giữa đường Marins (Trần Hưng Đạo) với rạch Chợ Lớn, là nơi cư trú của người Minh Hương…/Le Chợ-Lớn (Grand marché) proprement dit se trouvait à l’emplacement du Chợ-Rẫy d’aujour d’hui. La partic comprise entre la rue des Marins jusqu’à l’arroyoy de Chợ-Lớn, était habitée par des Minh-Hương (NXB Trẻ - 1997. Nguyễn Đình Đầu dịch, tr.25, nguyên văn tr.70)”. Rất tiếc là Trương Vĩnh Ký không cho biết thêm một thông tin nào về chợ Rẫy (cái chợ mang tên Rẫy) nên qua đoạn văn trên, người đọc cũng khó mà biết nền cũ Chợ Lớn, chỉ biết rằng, vào năm 1885 ngôi chợ Lớn xưa đã không còn. Sự liên đới giữa cái chợ Lớn và cái chợ Rẫy cũng khá lý thú trong việc tìm tòi. Năm 1900, xây dựng xong bệnh viện Chợ Rẫy (ngày nay), người Pháp đặt tên nó là “Hôpital Municipal de Cholon”, sau năm 1919 lại đổi tên nhiều lần. Tuy nhiên, người dân trong vùng cứ quyết gọi là nhà thương Chợ Rẫy, cho đến nay thì đã thành tên chính thức (việc tìm hiểu xem chợ Rẫy ở đâu phải tạm gác lại, vì trước mắt các bộ sách lớn viết về Sài Gòn hiện nay như Từ điển Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 và 100 câu hỏi đáp về địa lý Gia Định – Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 đều né mục từ chợ Rẫy, mặc dù đó là một ngôi chợ thực tế đã thành danh). Năm 1906, người Pháp soạn/in quyển Annuaire Administratif de l’Indochine/Đông dương hành chánh niên giám, ông Nguyễn Bá Trác đã dịch sách này ra chữ Hán (bản chép tay – thư viện KHXH TP.HCM – ký hiệu Hnv-206), trong phần Địa dư, mục viết về Chợ Lớn thành phố có đoạn: “Toàn thành hữu tứ đại thị viết Trung thị, Ngư thị tại Hội hợp Kinh thượng, viết Bình Tây thị, viết Đệ Cửu hộ thị/Toàn thành phố có 4 cái chợ lớn, là chợ Trung (tâm), chợ cá ở trên bờ kinh Hội Hợp, chợ Bình Tây và chợ số 9”. Đoạn văn này xác định được vị trí hai chợ, một là chợ Trung tâm, lớn nhất trong bốn cái chợ lớn, cũng là chợ Lớn, trên bờ kinh Hội Hợp, tức nay là các đường Vạn Kiếp, Mạc Cửu và một đoạn đường Châu Văn Liêm. Cũng nên biết thêm là tên Mạc Cửu mới được đặt vào năm 1954. Trước đó, hồi thời thuộc Pháp đường mang tên Rue des Marché (đường Chợ). Con đường này, hẳn nhiên, vì gần chợ hoặc nằm trong chợ nên dân chúng gọi là đường chợ, người Pháp nhân đó dịch sang Pháp ngữ, ngày nay còn có thể thấy ngôi nhà số 38 đường Mạc Cửu, trên trán nhà (lầu 1) còn 3 chữ An Long hiệu ẩn hiện lờ mờ. Chợ được nêu kế tiếp là chợ Cá. Theo ghi nhận của Đông dương hành chánh niên giám thì chợ này cùng nằm trên bờ kinh Hội Hợp, tức gần chợ Trung tâm vừa nêu, có lẽ sau này chợ Cá được chuyển đến đường Nguyễn Tri Phương (Địa chí Văn hoá quận 5 – 2000, nêu giả thuyết này). Chợ Bình Tây được nêu trong văn bản này là một chợ khác chợ Bình Tây, quận 6 hiện nay. Có lẽ đây là ngôi chợ nằm trên đất thôn Bình Tây xưa mà có tên, còn chợ Bình Tây hiện nay do Quách Đàm dựng năm 1928 (tức sau tài liệu nêu trên đến 22 năm). Chợ số 9 thì chưa biết nằm ở địa điểm nào. Địa chí Văn hoá quận 5 xuất bản năm 2000 có một đoạn viết về 4 ngôi chợ lớn: “…đáng kể có 4 chợ lớn: chợ Trung tâm (còn gọi là Chợ Lớn cũ, ở ngay nền bưu điện trung tâm Chợ Lớn ngày nay), chợ Cá (ở đường Nguyễn Tri Phương hiện nay), chợ Bình Đông và ngôi chợ tại đường Landes (nay là đường Phan Phu Tiên)” (tr.22). Đoạn văn trên không dẫn tài liệu nguồn, nên không rõ được sự mô tả bốn ngôi chợ ấy – do ai viết và viết vào thời gian nào. Tuy nhiên, về ngôi chợ Trung tâm (tức Chợ Lớn) thì thấy vị trí tương đồng với bản dịch của Nguyễn Bá Trác. Ông Thái Văn Kiểm trong Đất Việt trời Nam (1960) cho rằng “danh xưng chợ Lớn xưa kia để chỉ ngôi chợ lúc bấy giờ nằm tại địa điểm bưu điện Chợ Lớn, kéo dài đến Đại Thế Giới, và chợ này được thành lập song song với chợ Nhỏ (nay là chợ Thiếc hay còn gọi chợ Phó Cơ Điều) (dẫn từ Địa chí Văn hoá quận 5). Xét về thông lệ định danh, ông Thái Văn Kiểm đã có lý khi nêu ra một ngôi chợ Nhỏ cùng xuất hiện với chợ Lớn. Vị trí chợ Lớn cũng tương đồng với nhiều thuyết khác, tuy nhiên địa bàn được đề cập khá rộng, có thể không phù hợp với thực tế. T
This article was last modified 4 years ago