Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang (Thị trấn Ái Tử)
Vietnam /
Khu Bon Cu /
Dong Ha /
Thị trấn Ái Tử
World
/ Vietnam
/ Khu Bon Cu
/ Dong Ha
Sviets / Việt Nam / / /
đền thờ, chùa phật giáo
Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang
Chùa được hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, với tên gọi ban đầu là am Tịnh Độ do Tổ sư Chí Khả làm ra, nhưng vào năm nào thì mãi đến nay vẫn chưa khảo cứu được. Nhưng có thể nói đây là một trong những ngôi tổ đình có mặt sớm nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo và văn hóa của xứ Đàng Trong.
Theo năm tháng, am Tịnh Độ ngày mỗi tô đắp, xây dựng, chỉnh trang để ngày mỗi khang trang, hoàn thiện qua các đời trụ trì tiếp nối như Thiền sư Tuyết Phong và Thiền sư Bảo Châu. Đến năm 1739 tức là năm Vĩnh Hựu thứ 5 đời vua Lê Ý Tông, tức vào năm thứ 2, chúa Nguyễn Phúc Khoát khi ngự giá ra Quảng Trị có ghé vào thăm chùa và đảnh lễ Phật; cảm khái với quang cảnh Phật đường nên chúa đã thân hành ngự bút đề tặng 5 chữ "Sắc tứ Tịnh Quang tự". Từ đó am Tịnh Độ đổi thành chùa Sắc tứ Tịnh Quang và trở thành danh thắng. Đến năm Đồng Khánh thứ 2 (1890) lại được trùng tu và ông Trần Chính Tịnh pháp danh Thông Quảng được chọn làm Hội trưởng. Thành Thái năm thứ 6 (1886) cho cải tạo lại chùa, dựng thêm nhà Tăng khang trang, rực rỡ, rồi mời Tiến sĩ Hoàng Bính viết bia vào năm Thành Thái thứ 7 (1895)...
Trải qua bao năm tháng với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa Sắc tứ Tịnh Quang vẫn là một ngôi tổ đình danh tiếng của Phật giáo xứ Đàng Trong, được xem là một mạch nguồn sản sinh, nuôi dưỡng và đào tạo biết bao danh tăng thạc đức như Tổ sư Nhất Định, khai sơn chùa Từ Hiếu, Huế; Tổ sư Phước Huệ, khai sơn Tổ đình Hải Đức, Huế… mà gần đây nhất là những người con cao quý của Tổ, của quê hương Quảng Trị: Đức Đệ nhị Tăng thống, cố Trưởng lão HT.Thích Giác Nhiên (chùa Thiền Tôn), cố HT.Thích Giác Hạnh (chùa Vạn Phước, Huế); cố HT.Thích Đôn Hậu (chùa Linh Mụ); cố HT.Thích Trí Thủ (chùa Báo Quốc, Huế và Già Lam, TP. HCM)…
Chùa được hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, với tên gọi ban đầu là am Tịnh Độ do Tổ sư Chí Khả làm ra, nhưng vào năm nào thì mãi đến nay vẫn chưa khảo cứu được. Nhưng có thể nói đây là một trong những ngôi tổ đình có mặt sớm nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo và văn hóa của xứ Đàng Trong.
Theo năm tháng, am Tịnh Độ ngày mỗi tô đắp, xây dựng, chỉnh trang để ngày mỗi khang trang, hoàn thiện qua các đời trụ trì tiếp nối như Thiền sư Tuyết Phong và Thiền sư Bảo Châu. Đến năm 1739 tức là năm Vĩnh Hựu thứ 5 đời vua Lê Ý Tông, tức vào năm thứ 2, chúa Nguyễn Phúc Khoát khi ngự giá ra Quảng Trị có ghé vào thăm chùa và đảnh lễ Phật; cảm khái với quang cảnh Phật đường nên chúa đã thân hành ngự bút đề tặng 5 chữ "Sắc tứ Tịnh Quang tự". Từ đó am Tịnh Độ đổi thành chùa Sắc tứ Tịnh Quang và trở thành danh thắng. Đến năm Đồng Khánh thứ 2 (1890) lại được trùng tu và ông Trần Chính Tịnh pháp danh Thông Quảng được chọn làm Hội trưởng. Thành Thái năm thứ 6 (1886) cho cải tạo lại chùa, dựng thêm nhà Tăng khang trang, rực rỡ, rồi mời Tiến sĩ Hoàng Bính viết bia vào năm Thành Thái thứ 7 (1895)...
Trải qua bao năm tháng với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa Sắc tứ Tịnh Quang vẫn là một ngôi tổ đình danh tiếng của Phật giáo xứ Đàng Trong, được xem là một mạch nguồn sản sinh, nuôi dưỡng và đào tạo biết bao danh tăng thạc đức như Tổ sư Nhất Định, khai sơn chùa Từ Hiếu, Huế; Tổ sư Phước Huệ, khai sơn Tổ đình Hải Đức, Huế… mà gần đây nhất là những người con cao quý của Tổ, của quê hương Quảng Trị: Đức Đệ nhị Tăng thống, cố Trưởng lão HT.Thích Giác Nhiên (chùa Thiền Tôn), cố HT.Thích Giác Hạnh (chùa Vạn Phước, Huế); cố HT.Thích Đôn Hậu (chùa Linh Mụ); cố HT.Thích Trí Thủ (chùa Báo Quốc, Huế và Già Lam, TP. HCM)…
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 16°46'6"N 107°9'33"E
- Thành Cổ Quảng Trị 3.2 Km
- Chùa Phước Xá (Chùa Làng Ngô Xá Tây) 7.2 Km
- Miệu Ông Cá 18 Km
- Miếu Nàng 21 Km
- Đền Thờ 30 Km
- Chùa Hoàng Tân 465 Km
- Đền thờ Cái Lân 468 Km
- Chùa Phả Thiên 472 Km
- Chùa Lôi Âm thượng 473 Km
- Chùa Cái Bầu 486 Km
- Sân vận động huyện Triệu Phong 0.4 Km
- Sân bay Ái Tử (trước 1975) 0.8 Km
- Lang An Mo 1.6 Km
- Xã Triệu Giang 2.6 Km
- LÀNG ĐÂU KÊNH 2.7 Km
- làng Bố Liêu 4.3 Km
- Xã Triệu Long 4.6 Km
- Xã Triệu Thượng 7.8 Km
- Xã Triệu Ái 9 Km
- Xã Triệu Trạch 10 Km