TP Nam Định

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Nam Dinh /
 thành phố  Thêm thể loại

Nam Định là một thành phố có nền công nghiệp nhẹ phát triển, đặt biệt là công nghiệp dệt vải. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ trước, thành phố Nam Định vừa đẩy mạnh sản xuất vừa phải chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Thành phố được mệnh danh là "Thành Phố Dệt" của cả nước
www.namdinh.gov.vn/Default.aspx?tabID=741&ItemID=7531&C...
Nhấp vào để hiển thị đối tượng đã bị xóa Đối tượng đã bị xóa
  1. Ảnh các thắng cảnh Tp. Nam Định
  2. Ảnh các thắng cảnh Tp. Nam Định - phần 2
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°25'4"N   106°9'56"E

Nhận xét

  • Thành phố Nam Định xưa là đất thuộc huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, lộ Thiên Trường. Nơi đây có làng Tức Mặc, quê hương của nhà Trần; có sông Vị Hoàng và quân doanh Vị Hoàng, nơi bảo vệ cho hành cung Thiên Trường của nhà Trần được xây dựng bên làng Tức Mặc.
  • Đây là thành phố lâu đời có lịch sử gần 750 năm. Ngay từ thời Nhà Trần đã xây dựng Nam Định thành phủ Thiên Trường dọc bờ hữu sông Hồng, có 7 phường phố. Năm 1262, Trần Thánh Tông đổi hương Tức Mạc (quê gốc của nhà Trần) thành phủ Thiên Trường, sau đó phủ được nâng thành lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469 dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1741, Thiên Trường là một phủ lộ thuộc Sơn Nam Hạ, bao gồm 4 huyện Nam Chân (Nam Trực), Giao Thủy, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên. Năm 1831, là một phủ thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay là các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc đều thuộc tỉnh Nam Định. Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một thành phố lớn cùng Hà Nội và kinh đô Huế.[3] Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương, thi hội, có cả Văn Miếu như Hà Nội. Thành phố Nam Định được công nhận thành phố dưới thời Pháp thuộc ngày 17-10-1921, đã gần 100 năm, còn sớm hơn cả Vinh, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Cần Thơ, hay thậm chí là Huế (1929). So với các thành phố Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình, Ninh Bình, Móng Cái, Uông Bí của vùng duyên hải Bắc Bộ thì thành phố Nam Định hiện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất do vùng nông thôn ngoại thành rất hẹp. Với dân số đông tập trung trên diện tích hẹp nên có mật độ cao nhất trong các thành phố cả nước, hiện đã hơn 7000 người/km2). Về quy mô dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng (đã hơn 30 vạn dân đạt 17.221 người/ 1 km2 vào năm 2011). Từng có liên hiệp nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương nên Nam Định còn được gọi là "Thành phố Dệt". Đây là thành phố có nhiều tên gọi chính và văn học: Thiên Trường, Vị Hoàng, trấn Sơn Nam Hạ, Thành Nam, Non Côi sông Vị, thành phố Hoa Gạo, thành phố Dệt, thành phố bên sông Đào, Nam Định... Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 Nam Định là thành phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ). Từ 1945 đến 1956 Nam Định là thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 3-9-1957 sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Thời kỳ 1965-1975 là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà; 1975-1991, là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh; 1991-1996, trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà. Từ 6-11-1996, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định.
  • ...............
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 7 năm trước