Huyện Nam Trực,

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Nam Dinh /
 quận, huyện, chỉ vẽ đường viền
 Đăng ảnh

Tinh Nam Định, SR Vietnam

Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, phía bắc tiếp giáp thành phố Nam Định, phía nam giáp huyện Trực Ninh, phía đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), phía tây giáp huyện Vụ Bản và huyện Nghĩa Hưng, có sông Hồng và sông Đào chảy qua.

Diện tích: 161,71 km2

Dân số: 208014 người (2008)

Hành chính: bao gồm thị trấn Nam Giang - huyện lỵ và 19 xã: Nam Thắng, Nam Mỹ, Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Toàn, Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Dương, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng, Bình Minh, Nam Tiến, Đồng Sơn, Nam Lợi, Nam Cường, Nam Thái, Nam Hải, Nam Thanh.

Lịch sử: Thời Bắc thuộc, Nam Trực thuộc huyện Tây Chân, là yết hầu của phủ Thiên Trường. Thời Trần, Nam Trực là vọng gác phía nam của Nam Định. Thời thuộc Minh, là phủ Phụng Hoá. Thời Lê Trung Hưng, do kiêng huý chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Tây Chân được đổi thành Nam Chân. Thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), Nam Chân được chia thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh, sau đổi thành Nam Trực và Trực Ninh. Năm 1968, hai huyện Nam Trực và Trực Ninh sát nhập thành huyện Nam Ninh. Ngày 26-2-1997, thực hiện Nghị định 19/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Nam Ninh lại chia thành 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh sau 29 năm hợp nhất.

Đặc điểm: Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng thích hợp cho việc trồng lúa nước. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15,2km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14,5km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Nam Trực có truyền thống về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với nhiều làng nghề tiêu biểu: nghề rèn Vân Chàng (xã Nam Giang), nghề đúc đồng ở Đồng Quỹ (xã Nam Tiến), nghề làm bánh kẹo ở Thượng Nông (xã Bình Minh), nghề trồng cây cảnh Vị Khê (xã Nam Điền), nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nam Thắng, nghề mộc ở Nam Cường, làng Báo Đáp - Hồng Quang nổi tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao và hoa giấy. Nghề làm "Nón lá" ở xóm Rục Kiều thôn Cổ Gia - Nam Hùng . làng Dệt vải ở thôn Liên Tỉnh - Nam Hồng....… Nam Trực là đất hiếu học, quê hương của trạng nguyên Nguyễn Hiền, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo, là 3 trong tổng số 5 vị trạng nguyên của tỉnh Nam Định và là 3 trong 49 trạng nguyên nước Việt.

Khu điểm tham quan du lịch: Chùa Đại Bi (thị trấn Nam Giang), đền Din (xã Nam Dương), đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền (xã Nam Thắng), đình Hát (xã Hồng Quang), làng nghề cây cảnh Vị Khê (xã Nam Điền), làng nghề đúc đồng Đồng Quỹ (xã Nam Tiến)

Lễ hội tiêu biểu: chợ Viềng Nam Giang, hội chùa Bi, hội đền Din, hội đình Hát, hội đền Y Lư, hội đình Tám...

Loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc: Rối nước làng Rạch (xã Hồng Quang), rối cạn (thị trấn Nam Giang)

Đặc sản: phở Giao Cù, thịt chó Cầu Vòi, kẹo lạc Thượng Nông...
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°20'4"N   106°13'1"E
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước