Judea và Samaria ("Bờ Tây")
Palestine /
Ram Allah wal-Birah /
al-Jalazun /
World
/ Palestine
/ Ram Allah wal-Birah
/ al-Jalazun
, 1 Km từ trung tâm (الجلزون)
Sviets / / Bờ Tây
vùng, miền, Vô hình, chỉ vẽ đường viền
Bờ Tây (Tây Ngạn, West Bank) là một vùng lãnh thổ nằm kín trong lục địa tại Trung Đông, là một phần của các lãnh thổ Palestine. Nó được Liên hiệp quốc và hầu hết các nước khác coi là nằm dưới sự chiếm đóng của Israel. Một số người Israel và nhiều nhóm khác thường thích gọi nó là vùng "tranh chấp" hơn là lãnh thổ "bị chiếm đóng". Hiện theo luật quốc tế nó không được coi là một phần theo pháp lý của bất kỳ một quốc gia nào.
Các biên giới của Bờ Tây được xác định bởi các đường ngừng bắn của Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau sự giải tán nước Palestine ủy trị của Anh Quốc, khi nó bị Jordan chiếm và sáp nhập. Từ năm 1948 tới tận năm 1967 vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan, dù Jordan không ngừng tuyên bố chủ quyền với nó cho đến tận năm 1988. Vùng này bị Israel chiếm năm 1967 trong Cuộc chiến sáu ngày, ngoại trừ Đông Jerusalem, nó không bị sáp nhập. Trước năm 1948 vùng này là một phần của Vùng ủy trị Anh được lập nên sau sự giải tán Đế chế Ottoman. Nằm ở phía tây và tây nam Sông Jordan ở phần phía bắc của vùng Palestine tại Trung Đông, nó có chung biên giới với Israel ở phía tây, bắc, và nam, với Jordan ở phía đông. 40% vùng này (gồm cả đa số dân cư của nó) đang nằm dưới quyền tài phán hạn chế của Chính quyền Palestine, trong khi Israel vẫn giữ quyền kiểm soát chính (gồm các vùng định cư Israel, các vùng nông thôn, và các vùng biên giới. Dân số của Bờ Tây đa phần là người Palestine (84%) với một thiểu số nhỏ người định cư Israel.
Trong tiếng Hebrew vùng này thường được gọi bằng những cái tên trong kinh thánh tiếng Hebrew là Yehuda và Shomron, và một số người sử dụng tiếng Anh dùng từ tương tự là Judea và Samaria. Cái tên Cisjordan cũng được sử dụng để gọi vùng này trong một số ngôn ngữ (như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha). Tình trạng của Đông Jerusalem bị tranh cãi rất nhiều. Israe đã sáp nhập nó, không còn coi nó là một phần của Bờ Tây; tuy nhiên việc sáp nhập không được bất kỳ một nước nào công nhận, kể cả Liên hiệp quốc. Trường hợp khác, nó thường được coi là một phần bị tách rời khỏi Bờ Tây vì tầm quan trọng của nó; ví dụ, Hiệp ước hòa bình Oslo coi tình trạng của Đông Jerusalem là việc không liên quan tới tình trạng của những vùng lãnh thổ Palestine khác, và sẽ được giải quyết trong tương lai sau này.
Các biên giới của Bờ Tây được xác định bởi các đường ngừng bắn của Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau sự giải tán nước Palestine ủy trị của Anh Quốc, khi nó bị Jordan chiếm và sáp nhập. Từ năm 1948 tới tận năm 1967 vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan, dù Jordan không ngừng tuyên bố chủ quyền với nó cho đến tận năm 1988. Vùng này bị Israel chiếm năm 1967 trong Cuộc chiến sáu ngày, ngoại trừ Đông Jerusalem, nó không bị sáp nhập. Trước năm 1948 vùng này là một phần của Vùng ủy trị Anh được lập nên sau sự giải tán Đế chế Ottoman. Nằm ở phía tây và tây nam Sông Jordan ở phần phía bắc của vùng Palestine tại Trung Đông, nó có chung biên giới với Israel ở phía tây, bắc, và nam, với Jordan ở phía đông. 40% vùng này (gồm cả đa số dân cư của nó) đang nằm dưới quyền tài phán hạn chế của Chính quyền Palestine, trong khi Israel vẫn giữ quyền kiểm soát chính (gồm các vùng định cư Israel, các vùng nông thôn, và các vùng biên giới. Dân số của Bờ Tây đa phần là người Palestine (84%) với một thiểu số nhỏ người định cư Israel.
Trong tiếng Hebrew vùng này thường được gọi bằng những cái tên trong kinh thánh tiếng Hebrew là Yehuda và Shomron, và một số người sử dụng tiếng Anh dùng từ tương tự là Judea và Samaria. Cái tên Cisjordan cũng được sử dụng để gọi vùng này trong một số ngôn ngữ (như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha). Tình trạng của Đông Jerusalem bị tranh cãi rất nhiều. Israe đã sáp nhập nó, không còn coi nó là một phần của Bờ Tây; tuy nhiên việc sáp nhập không được bất kỳ một nước nào công nhận, kể cả Liên hiệp quốc. Trường hợp khác, nó thường được coi là một phần bị tách rời khỏi Bờ Tây vì tầm quan trọng của nó; ví dụ, Hiệp ước hòa bình Oslo coi tình trạng của Đông Jerusalem là việc không liên quan tới tình trạng của những vùng lãnh thổ Palestine khác, và sẽ được giải quyết trong tương lai sau này.
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bờ_Tây
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 31°56'50"N 35°13'37"E