Bãi tắm Thạch Hải (Thành phố Hà Tĩnh)

Vietnam / Khu Bon Cu / Ha Tinh / Thành phố Hà Tĩnh
 Đăng ảnh

Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   18°24'38"N   105°58'19"E

Nhận xét

  • Bao đời đứng trước biển, “mỗi người Việt Nam dù sống ở đâu, ngay cả ở trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ… Ngay cây rừng cũng mọc rậm rạp hơn ở hướng nhìn ra biển Đông và hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến… Con mắt và trái tim chúng ta vì vậy sẽ không chỉ dừng lại ở đường bờ biển thường được biểu diễn bằng một nét vẽ mảnh ở trên bản đồ: những phần đất nổi và đất nằm dưới mặt biển mà chúng ta có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ rộng lớn hơn nhiều, và chúng ta phải có ý thức rõ ràng về điều đó. Đường biên giới của ta là bất khả xâm phạm”! Vào những ngày này, nhận xét ấy của GS Lê Bá Thảo, nhà khoa học địa lý hàng đầu của ta, tác giả sách Thiên nhiên Việt Nam xuất bản năm 1990 càng như tô đậm thêm và thức dậy niềm xúc động sâu xa về “cảm thức biển” trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn: “Biển sóng biển sóng đừng trôi xa. Bao năm chờ đợi sóng gần ta”... Biển sóng biển sóng đừng xô nhau. Ta xô biển lại sóng về đâu? Sóng bạc đầu và núi chìm sâu. Ta về đâu đó...”, “Biển có bâng khuâng gọi thầm... Bàn tay nghe ngóng tin sang”. Những rung động rất lạ trong cảm thức về biển của người nhạc sĩ tài hoa ấy bỗng trở nên giục giã, xao động mỗi tấm lòng yêu nước Việt Nam khi mà vấn đề biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa đang là vấn đề thời sự. Có thể những cảm thức kia mang tính riêng tư, nhưng thông thường, những tác phẩm nghệ thuật lớn luôn mang trong nó những thông điệp vượt thời gian, không gian và chủ định của tác giả. Ngư ông và biển cả của Ernest Hemingway là một ví dụ. Cảm thức biển của Trịnh Công Sơn cũng có dáng dấp của những thông điệp mang tính thời sự. “Bao năm chờ đợi sóng gần ta, ...Bàn tay nghe ngóng tin sang”! Rồi không chỉ là chờ đợi và nghe ngóng, chúng ta đang căng buồm, lướt sóng, đưa con thuyền đất nước ra khơi. Biển là một phần máu thịt của Tổ quốc, những biển đảo mà ông cha ta đã từng xác lập chủ quyền hàng mấy trăm năm nay là lãnh thổ thiêng liêng không thể xâm phạm. Lùi xa hơn nữa, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: năm 1161, “Lý Anh Tông sai đô tướng Tô Hiến Thành và phó tướng Đỗ An Di đem hai vạn quân đi tuần tiễu ở các nơi ven biển miền Tây Nam để giữ yên cõi xa”. Năm 1171, vua “đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào”. Năm 1172, “mùa xuân tháng 2, vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”. Và rồi mới đây, ngày 24.4.2009, UBND thành phố Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm chức danh Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây và nay trực thuộc thành phố biển Đà Nẵng theo chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, huyện. Nghi thức hành chính bình thường bỗng trở nên xúc động vì nó gợi nhớ đến cha ông ta bằng mồ hôi và máu của mình đã từng xác lập chủ quyền đất nước từ hơn ba thế kỷ nay kể từ thời các Chúa Nguyễn. Lễ “khao lề thế lính” ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tiễn các chiến binh trong “hải đội Hoàng Sa” đi làm nhiệm vụ chốn biển xa, nơi có “quần đảo Cát Vàng”, là một nghi thức cảm động nói lên ý chí và tấm lòng của người dân vùng biển nơi đây hiểu rõ về nghĩa vụ của mình. Liệu các hậu duệ của họ có hiện diện ở trong buổi lễ trọng thể hôm nay cùng với những người hiện đang sinh sống ở Đà Nẵng vốn là những nhân viên làm việc tại trạm thông báo khí tượng tại đảo Hoàng Sa trước năm 1975? Một quá khứ gần và một quá khứ xa đang hòa quyện vào trong mạch sống dân tộc đối diện với biển. Phải nghe cho được lời biển gọi, đó là lời của đất nước.
  • chao ming ban den voi noi nay
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 15 năm trước