Cầu Nhật Lệ (Thành phố Đồng Hới) | cầu đường

Vietnam / Khu Bon Cu / Dong Hoi / Thành phố Đồng Hới
 cầu, cầu đường

Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ, nối thị xã Đồng Hới với xã bán đảo Bảo Ninh. Toàn cầu dài 635m, rộng 12m, gồm 15 nhịp dầm bê tông cốt thép đặt trên 2 mố 14 trụ cùng 1km đường dẫn vào 2 đầu cầu- Cầu được hoàn thành năm 2004
Cầu Nhật Lệ - Nối Những Niềm Tin: "hãy góp phần xây dựng QUẢNG BÌNH thành một trung tâm kinh tế ,văn hoá của cả nước".Hãy tin vào điều đó nếu chúng ta cùng cố gắng.
(PHAN VĂN VIỆT _địa chất k28_đhkh HUẾ)
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   17°28'20"N   106°37'37"E

Nhận xét

  • Nơi điểm đầu chi viện chiến trường Quảng Bình, trong chiến tranh có nhiều con đường, địa danh đã trở thành điểm đầu tiên cho cả nước ra trận. Nơi ấy gồm những bến phà, cung đường, trọng điểm mãi mãi là chứng tích đẹp như khúc tráng ca góp phần đáng kể cho Mùa Xuân đại thắng 1975. Nơi ấy còn có những lời thề máu lửa của một thời và mãi mãi không phai. Đất của những lời thề Ngược lên đường 12, nơi có trận địa pháo cao xạ của đại đội Nguyễn Viết Xuân, một lời thề bằng máu đã ra đời. Vào tháng 5-1965, mặc dù bị gãy tay do bom nhưng Đội trưởng Nguyễn Viết Xuân vẫn yêu cầu đồng đội dùng dao cắt lìa cánh tay của mình, tiếp tục đứng trên bục chỉ huy chiến đấu với lời thề cắm sâu vào tâm trí nhiều thế hệ: “Nhắm thẳng quân thù. Bắn”. Ai đã từng qua Quảng Bình chắc chắn không thể quên bến phà Gianh và bến đò Gianh. Đây là hai cửa ngõ duy nhất để vượt qua sông Gianh vào Nam của bộ đội, cán bộ, thanh niên xung phong. Giặc đã trút xuống mỗi ngày hàng ngàn tấn bom đạn làm đường sá bị băm nát, hố bom dày đặc, xe không thể qua. Chính trong tình cảnh đó, một người mẹ tên Choàng sống ở làng Thuận Bài, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch đã huy động bà con xóm giềng cùng trai tráng trong làng vào tháo nhà mẹ ra để lát đường cho xe qua, câu nói nổi tiếng của mẹ Choàng “xe chưa qua nhà không tiếc” cũng từ đó phát đi, lan tỏa khắp nơi dưới mưa bom bão đạn của không lực Mỹ. Sau này, trên những nẻo đường ra trận, TNXP làm đường đã nối tiếp câu thề của mẹ Choàng bằng một vế khác cũng hùng hồn, xúc động: “Xe chưa qua nhà không tiếc”, “Đường chưa thông không tiếc máu xương”. Nhớ lại những năm 1960, khi tàu Hồng Kỳ của Trung Quốc do bị hỏa lực Mỹ phong tỏa, không đưa được gạo vào bờ nên quyết định thả gạo xuống biển cho sóng đánh vào các xã Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phúc, Cảnh Dương… Thời đó, người dân bị cái đói bủa vây, khoai sắn không còn, nhiều người phải dùng xương rồng nấu cháo để ăn, vậy mà gạo tấp vào bờ nhiều vô kể vẫn được người dân vớt lên, giao lại bộ đội không thiếu một hạt. Bây giờ đến Quảng Bình, rẽ vào bất kỳ nhà nào cũng nghe kể về những câu chuyện người thân của họ hy sinh trong chiến đấu. Vào các làng ở Quảng Bình, gặp bất kỳ người nào ngoài 60 tuổi cũng nghe vô vàn sự truyền kỳ về đức hy sinh của con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và nghe kể lại những lời thề lần lượt ra đời trên mảnh đất lửa nhỏ bé như: “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. “Địch đánh rừng già ta ra rừng non, địch đánh rừng non ta ra bãi trọc, địch đánh bãi trọc ta bám mặt đường”... Những huyền thoại Rất khó để tìm một mảnh đất nào có vị thế chiến lược như Quảng Bình để cả nước vô Nam. Ở mảnh đất đầy nắng gió và cát bỏng rát này là nơi có nhiều tên đất, tên làng đã trở thành huyền thoại chiến đấu, huyền thoại nuôi quân. Như làng Cự Nẫm, ở miền Tây huyện Bố Trạch, những tháng năm tất bật chiến tranh, người làng Cự Nẫm đã ngày đêm ròng rã nuôi hàng ngàn chiến sĩ, đào hầm hào, công sự cho hàng ngàn người con thân thương của Tổ quốc có nơi trú chân cho ngày mai ra trận. Quảng Bình hơn 33 năm trước là địa chỉ tập kết hàng hóa, vũ khí và bộ đội. Mọi con đường chi viện từ Bắc vào Nam đều dồn vào đây và theo những con đường máu lửa vượt Trường Sơn như đường 12A, đường 20, đường 10, đường 11, đường 16... sang nước bạn Lào để vào miền Nam đánh giặc. Chính vì vậy, giặc Mỹ đã coi Quảng Bình là nơi phải hủy diệt, là cái túi để trút hàng hà sa số bom mìn. Thế nhưng, giặc đã không thể khuất phục được ý chí thống nhất Tổ quốc của cả dân tộc và tấm lòng kiên trung của người dân Quảng Bình. Trong những năm tháng đó, trên mảnh đất Quảng Bình, mỗi làng là một công sự chiến đấu, mỗi xã là mỗi trạm trung chuyển, mỗi nhà là một kho chứa hàng. Trên từng cung đường máu lửa là nơi thể hiện ý chí, bản lĩnh của tuổi trẻ cả nước. Còn đó những tên đất, tên làng mà mỗi khi nhắc đến là hàng triệu con tim không thể nào thôi thổn thức như bến phà Long Đại, phà Xuân Sơn, đèo Đá Đẽo... mỗi ngày chịu hàng chục trận bom lớn nhỏ mà vẫn quân đi rầm rập ngày đêm. Rồi đường 20 - Quyết Thắng luôn bị B52 rải thảm, nhưng vẫn nổi lên những huyền thoại như: Hang Tám TNXP, ngầm Trạ Ang, đỉnh UBò, cua chữ A, dốc Ba Thang... tất thảy gắn liền tên tuổi của những cô gái, chàng trai tuổi đời chỉ vừa mười tám đôi mươi... Rồi Cổng Trời, Mụ Giạ, Bãi Dinh... trên đường 12A vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của những cựu binh như khúc tráng ca máu lửa. Nơi điểm đầu cả nước vô Nam còn có ngã ba Khe Ve, là điểm đầu của đường ống dẫn xăng dầu, điểm đầu của đường dây thông tin tải ba, điểm đầu của đường giao liên hành quân bộ... Quảng Bình, còn được cả nước biết đến những địa danh lịch sử khác mà ở đó gắn liền với những người con anh hùng, như sông Nhật Lệ với hình ảnh mẹ Suốt chèo đò đưa bộ đội qua sông; rồi người anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế trên tuyến đường 12A thông đường trong mưa bom bão đạn, được 5 lần gặp Bác Hồ; hay anh hùng Đinh Thị Thu Hiệp trên đèo Đá Đẽo, bom dội liên hồi nhưng vẫn bám đường, bám đất cho xe thông tuyến; rồi Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy là một trong những huyền thoại hiếm hoi về bắn cháy tàu khu trục của đế quốc... Vào tháng 4-2000, không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất Quảng Bình được Chính phủ chọn là điểm khởi công tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa. Và con đường huyền thoại năm xưa đã trở thành con đường công nghiệp hóa, thênh thang băng qua cái đói, cái nghèo đưa đất nước vào thời kỳ mới.
  • Nói đúng quá ạ, cháu là một người con của Quảng Bình.
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 10 năm trước