Khổng Lý
Vietnam /
Dong Bang Song Hong /
Hai Duong /
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Hong
/ Hai Duong
Khổng Lý ([Theo tiếng Hán: 孔 里]) là tên một Thôn trong lịch sử thuộc xã Bình Lãng, Tổng Phan Xá, Phủ Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương.
1.Nguồn gốc tên gọi
Chưa có một cách giải thích cuối cùng về tên gọi của địa danh này. Nhưng theo cách chiết tự của Hán Ngữ thì: "Khổng Lý" có nghĩa là "Làng của họ Khổng". Cách giải thích này càng có lý hơn khi tên Thành hoàng của Thôn này là "Khổng Phàm cư sĩ đại vương" (孔 凡 居 士 大 王). Vậy nên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn coi đây là cách giải thích thỏa đáng nhất.
Thêm nữa, cũng chưa biết tên “Khổng Lý” bắt đầu được sử dụng từ bao giờ; chỉ biết bi ký “Thái phụ Nguyễn Thị Trị sản trí phú tự sự bi ký” ở lăng Bà Bổi Lạng ở thôn Đông được khắc ghi năm 1720 thì đã nhắc đến cái tên này rồi (đoạn: “孔 里 社 使 錢 壹 百 貫”: “Khổng Lý xã sử tiền nhất bách quán” nghĩa là: (Bà Bổi) cho xã Khổng Lý 100 quan sử tiền)
2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Phía Bắc và phía Tây giáp Xã Lạc Dục (tổng Mỹ Xá) nơi có dòng sông Dọc uốn khúc từ sông Thái Bình (Cái) xuôi về phía nam. Phía Đông giáp sông Thái Bình (Cái), phía Nam, Đông Nam giáp Thôn Thượng.
Đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa. Về sông ngòi, Ngoài con sông Cái và sông Dọc, trong lịch sử, Khổng Lý còn có con sông được gọi là Sông Làng (hoặc Lãng, hoặc Giếng Củng) cũng chảy theo hướng bắc - nam; Chính dòng sông này là ranh giới ngăn cách 2 miền đất nông nghiệp trù phú của Khổng Lý là "đồng" và "triều". Năm 1959, do nhu cầu đào kênh dẫn nước và đắp đê trị thủy sông Thái Bình mà một dòng sông mới được tạo ra ở rìa phía đông của thôn với tên gọi nôm na là sông Máng. Nổi cao giữa những vùng đất trũng nông nghiệp kia là những gò đất khá lớn mà tên thường đi kèm với chữ "đường": Đường Đống Dùi (Long Đao), Đống Dâu (Cổ Ngựa), Đống Chùa (Lọng Ụp), Đống Nội, Đống Cao (toàn đất sét), Nhà Vua, Đầu Đàng, ...
3. Diện tích và dân cư
Chưa có một thống kê cụ thể nào về diện tích của Thôn. Tuy nhiên, Theo Sách "Tứ Kỳ huyện học nha phụng kỳ" có chép về diện tích đất của xã Bình Lãng là 57 mẫu, ruộng là 682 mẫu, cùng với phương ngôn còn truyền lại về 4 thôn, xã có diện tích nhỏ nhất của phủ Tứ Kỳ xưa kia là: "Đông Trù, Quảng Bí, Khổng Lý, Nghĩa Hy" thì có thể tạm thời kết luận: Thôn Khổng Lý có diện tích đất ở khá nhỏ bên cạnh một diện tích ruộng khá lớn mà vết tích còn tồn tại đến ngày nay.
Về dân cư, theo truyền ngôn lại thì đến giữa thế kỉ XX, Không Lý có khoảng hơn 30 hộ gia đình với gần 200 người. Nơi đây, 5 dòng họ bản địa định đã cư từ lâu đời là: Nguyễn Đức, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn và Nguyễn Đắc. Trong đó họ Nguyễn Đức nhiều đời đã cai quản đất Khổng Lý. Sau Cách mạng Tháng Tám, có thêm nhiều họ đến định cư ở đất này.
4. Hành chính
Về đơn vị xóm, Thôn Khổng Lý có 2 xóm là: Xóm Trong và Xóm Ngoài mà ranh giới được quy ước là Cầu đá.
Về đơn vị giáp, Cả thôn có 3 giáp là: Giáp Đông, Giáp Nam và Giáp Trung.
5. Luật lệ
Luật lệ chính thức của thôn Khổng Lý được ghi trong Hương ước của xã Bình Lãng từ rất lâu đời. Từ năm 1921, chính quyền cai trị của Pháp ở Việt Nam đã thực hiện một cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kỳ, xã Bình Lãng đã viết một bản Hương ước mới vào năm 1936 với các điều khoản quy định về thôn Khổng Lý. Bản Hương ước cải lương này đã kế thừa phần nhiều bản hương ước cổ và nó chấm dứt hiệu lực sau Cách mạng tháng Tám.
6. Kinh tế:
Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, xen lẫn giữa những vụ lúa chiêm, mùa là nghề thủ công khá nổi tiếng: nghề tiện. Những nam giới ở đây trong lịch sử, thường đem nghề của mình đi kiếm sống ở các tỉnh xa. Ngày nay, sự phổ biến của nghề mộc được coi là sự tiếp nối của hậu thế cho nghề tiện của tiền nhân Khổng Lý xưa.
7. Giao thông
Đường làng (hương lộ): xưa kia, Khổng Lý là thôn duy nhất ở Bình Lãng làm được một con đường đi trong thôn bằng hai hàng đá phiến xanh với tổng chiều dài khoảng 300m. Tiếc là, nay đã chỉ còn duy nhất một phiến đá lớn bắc qua "Lỗ Thủy" mà người dân quen gọi là "Cầu đá" đã nằm sâu dưới con đường mới.
Đường đi ra bên ngoài; Bên cạnh những con đường thủy khá phổ biến "trên bến dưới thuyền" ở sông Làng, cư dân nơi đây còn nhắc đến một con đường bộ đi từ trong Thôn qua gốc đa Đống Cao tới Bến Đò Lạng...
8. Văn hóa, tâm linh
Thôn Khổng Lý có 1 đình, 1 chùa và 1 miếu chính.
Đình Khổng Lý, nằm ở khu vực Đường Mả, tọa Đông Bắc hướng Tây Nam, phía trước có sân đình và giếng đình hình tròn, xa xa là sông Làng. Cư dân nơi đây còn tự hào về những nét đẹp của ngôi đình này. Đình thờ Thành hoàng của Thôn là Ngài "Khổng Phàm cư sĩ đại vương" với với 5 lần sắc phong của các vua nhà Nguyễn: Sắc phong ngày mồng 10 tháng 11 năm Tự Đức thứ 6 (1853) là "Linh Phù chi thần" (靈 扶 之 神), năm Đồng Khánh thứ 2 (1886) là Dực Bảo Trung hưng chi thần,...Thành hoàng được thờ bằng bài vị. Các ngày lễ chính ở Đình Khổng Lý: Mồng 5 Tháng Giêng, mồng 9 tháng 3, mồng 9/9 và mồng 10 tháng 11. Hiện nay, ngôi đình chỉ còn là phế tích.
Chùa Khổng Lý cũng tọa lạc ở khu vực Đường Mả, có nhiều tượng Phật, hiện nay ngôi chùa này cũng không còn.
Miếu Khổng Lý nằm cạnh chuôm của ông Nguyễn Đình Mặc xưa cho nên hay được gọi là Miếu ông Măc. Miếu thờ Thành hoàng của Thôn Khổng Lý. Ngôi Miếu chỉ mới bị phá bỏ từ năm 1975 cùng rất nhiều ngôi miếu khác ở Bình Lãng.
Đường (khái niệm chỉ nơi chôn cất người chết xưa kia), Trong suốt chiều dài lịch sử Khổng Lý có rất nhiều "đường" như vậy: Đường Mả, Đường Đống Cao, Đường Đống Dùi, Đường Đống Dâu, Đường Đống Nội, Đường Nhà Vua, ...
9. Nhân vật
Nhiều người thuộc dòng họ Nguyễn Đức có tiếng vì sự giàu có vì nhiều đất xưa kia như: Ông Lý Quyện (Nguyễn Đức Quyền), ông Hương Miễn (Nguyễn Đức Nõn) (? - 1947)- người cai quản Khổng Lý cuối cùng cho đến khi bị trúng đạn Pháp năm 1947.
Các con của ông Hương Miễn như bà Nguyễn Thị Biếc (1903 - 1977), bà Nguyễn Thị Liệng (1904 - 1947), ông Thủ Ảm (Nguyễn Đức Miễn) (1908 - 1968); ông Nguyễn Đức Nghìn (Vệ Nghìn) (1916 – 1988): Một trong 3 người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở xã Bình Lãng năm 1945; Ủy viên phụ trách quân sự trong UB cách mạng lâm thời xã Bình Lãng (1945 – 1949); Xã đội trưởng Bình Lãng đầu tiên năm 1948 và 1951)
Ông Nguyễn Xuân Nghiêm - Bí thư đoàn Thanh niên xã Bình Lãng, Bí thư huyện đoàn Tứ Lộc, Chánh án Tòa án Nhân dân Tứ Lộc, Tứ Kỳ...
Ông Nguyễn Văn Hiến - Chủ tịch UBND xã Bình Lãng (1994 - 1997).
Ông Nguyễn Ngọc Sẫm - Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ (2014).
10. Phương ngôn, Sự tích
"Đầu Trắm, đuôi Mè, giữa khe Tam Lạng" (Nói về 3 làng Lạng: Lạng Khổng Lý, Lạng Thượng, Lạng Đông)
"Đông Trù, Quảng Bí, Khổng Lý, Nghĩa Hy" (4 xóm, làng nhỏ nhất Phủ Tứ Kỳ xưa: Đông Trù hay xóm Đống Nấm – xã Thái Lãng, xã Quảng Bí và thôn Nghĩa Hy – xã Trúc Lâm)
"Khổng Lý trống thủng, chuông rè
Có ông to nhất lại què một chân"
(Câu tục của Thôn Thượng về ông đứng đầu thôn Khổng Lý - Ông Hương Miễn)
Sự tích về địa danh: Đường Nhà Vua: Là nơi mà xưa kia vua đi tuần du theo đường sông đã vào đó để nghỉ ngơi.
1.Nguồn gốc tên gọi
Chưa có một cách giải thích cuối cùng về tên gọi của địa danh này. Nhưng theo cách chiết tự của Hán Ngữ thì: "Khổng Lý" có nghĩa là "Làng của họ Khổng". Cách giải thích này càng có lý hơn khi tên Thành hoàng của Thôn này là "Khổng Phàm cư sĩ đại vương" (孔 凡 居 士 大 王). Vậy nên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn coi đây là cách giải thích thỏa đáng nhất.
Thêm nữa, cũng chưa biết tên “Khổng Lý” bắt đầu được sử dụng từ bao giờ; chỉ biết bi ký “Thái phụ Nguyễn Thị Trị sản trí phú tự sự bi ký” ở lăng Bà Bổi Lạng ở thôn Đông được khắc ghi năm 1720 thì đã nhắc đến cái tên này rồi (đoạn: “孔 里 社 使 錢 壹 百 貫”: “Khổng Lý xã sử tiền nhất bách quán” nghĩa là: (Bà Bổi) cho xã Khổng Lý 100 quan sử tiền)
2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Phía Bắc và phía Tây giáp Xã Lạc Dục (tổng Mỹ Xá) nơi có dòng sông Dọc uốn khúc từ sông Thái Bình (Cái) xuôi về phía nam. Phía Đông giáp sông Thái Bình (Cái), phía Nam, Đông Nam giáp Thôn Thượng.
Đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa. Về sông ngòi, Ngoài con sông Cái và sông Dọc, trong lịch sử, Khổng Lý còn có con sông được gọi là Sông Làng (hoặc Lãng, hoặc Giếng Củng) cũng chảy theo hướng bắc - nam; Chính dòng sông này là ranh giới ngăn cách 2 miền đất nông nghiệp trù phú của Khổng Lý là "đồng" và "triều". Năm 1959, do nhu cầu đào kênh dẫn nước và đắp đê trị thủy sông Thái Bình mà một dòng sông mới được tạo ra ở rìa phía đông của thôn với tên gọi nôm na là sông Máng. Nổi cao giữa những vùng đất trũng nông nghiệp kia là những gò đất khá lớn mà tên thường đi kèm với chữ "đường": Đường Đống Dùi (Long Đao), Đống Dâu (Cổ Ngựa), Đống Chùa (Lọng Ụp), Đống Nội, Đống Cao (toàn đất sét), Nhà Vua, Đầu Đàng, ...
3. Diện tích và dân cư
Chưa có một thống kê cụ thể nào về diện tích của Thôn. Tuy nhiên, Theo Sách "Tứ Kỳ huyện học nha phụng kỳ" có chép về diện tích đất của xã Bình Lãng là 57 mẫu, ruộng là 682 mẫu, cùng với phương ngôn còn truyền lại về 4 thôn, xã có diện tích nhỏ nhất của phủ Tứ Kỳ xưa kia là: "Đông Trù, Quảng Bí, Khổng Lý, Nghĩa Hy" thì có thể tạm thời kết luận: Thôn Khổng Lý có diện tích đất ở khá nhỏ bên cạnh một diện tích ruộng khá lớn mà vết tích còn tồn tại đến ngày nay.
Về dân cư, theo truyền ngôn lại thì đến giữa thế kỉ XX, Không Lý có khoảng hơn 30 hộ gia đình với gần 200 người. Nơi đây, 5 dòng họ bản địa định đã cư từ lâu đời là: Nguyễn Đức, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn và Nguyễn Đắc. Trong đó họ Nguyễn Đức nhiều đời đã cai quản đất Khổng Lý. Sau Cách mạng Tháng Tám, có thêm nhiều họ đến định cư ở đất này.
4. Hành chính
Về đơn vị xóm, Thôn Khổng Lý có 2 xóm là: Xóm Trong và Xóm Ngoài mà ranh giới được quy ước là Cầu đá.
Về đơn vị giáp, Cả thôn có 3 giáp là: Giáp Đông, Giáp Nam và Giáp Trung.
5. Luật lệ
Luật lệ chính thức của thôn Khổng Lý được ghi trong Hương ước của xã Bình Lãng từ rất lâu đời. Từ năm 1921, chính quyền cai trị của Pháp ở Việt Nam đã thực hiện một cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kỳ, xã Bình Lãng đã viết một bản Hương ước mới vào năm 1936 với các điều khoản quy định về thôn Khổng Lý. Bản Hương ước cải lương này đã kế thừa phần nhiều bản hương ước cổ và nó chấm dứt hiệu lực sau Cách mạng tháng Tám.
6. Kinh tế:
Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, xen lẫn giữa những vụ lúa chiêm, mùa là nghề thủ công khá nổi tiếng: nghề tiện. Những nam giới ở đây trong lịch sử, thường đem nghề của mình đi kiếm sống ở các tỉnh xa. Ngày nay, sự phổ biến của nghề mộc được coi là sự tiếp nối của hậu thế cho nghề tiện của tiền nhân Khổng Lý xưa.
7. Giao thông
Đường làng (hương lộ): xưa kia, Khổng Lý là thôn duy nhất ở Bình Lãng làm được một con đường đi trong thôn bằng hai hàng đá phiến xanh với tổng chiều dài khoảng 300m. Tiếc là, nay đã chỉ còn duy nhất một phiến đá lớn bắc qua "Lỗ Thủy" mà người dân quen gọi là "Cầu đá" đã nằm sâu dưới con đường mới.
Đường đi ra bên ngoài; Bên cạnh những con đường thủy khá phổ biến "trên bến dưới thuyền" ở sông Làng, cư dân nơi đây còn nhắc đến một con đường bộ đi từ trong Thôn qua gốc đa Đống Cao tới Bến Đò Lạng...
8. Văn hóa, tâm linh
Thôn Khổng Lý có 1 đình, 1 chùa và 1 miếu chính.
Đình Khổng Lý, nằm ở khu vực Đường Mả, tọa Đông Bắc hướng Tây Nam, phía trước có sân đình và giếng đình hình tròn, xa xa là sông Làng. Cư dân nơi đây còn tự hào về những nét đẹp của ngôi đình này. Đình thờ Thành hoàng của Thôn là Ngài "Khổng Phàm cư sĩ đại vương" với với 5 lần sắc phong của các vua nhà Nguyễn: Sắc phong ngày mồng 10 tháng 11 năm Tự Đức thứ 6 (1853) là "Linh Phù chi thần" (靈 扶 之 神), năm Đồng Khánh thứ 2 (1886) là Dực Bảo Trung hưng chi thần,...Thành hoàng được thờ bằng bài vị. Các ngày lễ chính ở Đình Khổng Lý: Mồng 5 Tháng Giêng, mồng 9 tháng 3, mồng 9/9 và mồng 10 tháng 11. Hiện nay, ngôi đình chỉ còn là phế tích.
Chùa Khổng Lý cũng tọa lạc ở khu vực Đường Mả, có nhiều tượng Phật, hiện nay ngôi chùa này cũng không còn.
Miếu Khổng Lý nằm cạnh chuôm của ông Nguyễn Đình Mặc xưa cho nên hay được gọi là Miếu ông Măc. Miếu thờ Thành hoàng của Thôn Khổng Lý. Ngôi Miếu chỉ mới bị phá bỏ từ năm 1975 cùng rất nhiều ngôi miếu khác ở Bình Lãng.
Đường (khái niệm chỉ nơi chôn cất người chết xưa kia), Trong suốt chiều dài lịch sử Khổng Lý có rất nhiều "đường" như vậy: Đường Mả, Đường Đống Cao, Đường Đống Dùi, Đường Đống Dâu, Đường Đống Nội, Đường Nhà Vua, ...
9. Nhân vật
Nhiều người thuộc dòng họ Nguyễn Đức có tiếng vì sự giàu có vì nhiều đất xưa kia như: Ông Lý Quyện (Nguyễn Đức Quyền), ông Hương Miễn (Nguyễn Đức Nõn) (? - 1947)- người cai quản Khổng Lý cuối cùng cho đến khi bị trúng đạn Pháp năm 1947.
Các con của ông Hương Miễn như bà Nguyễn Thị Biếc (1903 - 1977), bà Nguyễn Thị Liệng (1904 - 1947), ông Thủ Ảm (Nguyễn Đức Miễn) (1908 - 1968); ông Nguyễn Đức Nghìn (Vệ Nghìn) (1916 – 1988): Một trong 3 người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở xã Bình Lãng năm 1945; Ủy viên phụ trách quân sự trong UB cách mạng lâm thời xã Bình Lãng (1945 – 1949); Xã đội trưởng Bình Lãng đầu tiên năm 1948 và 1951)
Ông Nguyễn Xuân Nghiêm - Bí thư đoàn Thanh niên xã Bình Lãng, Bí thư huyện đoàn Tứ Lộc, Chánh án Tòa án Nhân dân Tứ Lộc, Tứ Kỳ...
Ông Nguyễn Văn Hiến - Chủ tịch UBND xã Bình Lãng (1994 - 1997).
Ông Nguyễn Ngọc Sẫm - Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ (2014).
10. Phương ngôn, Sự tích
"Đầu Trắm, đuôi Mè, giữa khe Tam Lạng" (Nói về 3 làng Lạng: Lạng Khổng Lý, Lạng Thượng, Lạng Đông)
"Đông Trù, Quảng Bí, Khổng Lý, Nghĩa Hy" (4 xóm, làng nhỏ nhất Phủ Tứ Kỳ xưa: Đông Trù hay xóm Đống Nấm – xã Thái Lãng, xã Quảng Bí và thôn Nghĩa Hy – xã Trúc Lâm)
"Khổng Lý trống thủng, chuông rè
Có ông to nhất lại què một chân"
(Câu tục của Thôn Thượng về ông đứng đầu thôn Khổng Lý - Ông Hương Miễn)
Sự tích về địa danh: Đường Nhà Vua: Là nơi mà xưa kia vua đi tuần du theo đường sông đã vào đó để nghỉ ngơi.
Bài viết Wikimapia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bình_Lãng,_Tứ_Kỳ
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 20°51'27"N 106°23'18"E
- Thôn Kim Đôi, Ngọc Kỳ Huyện Tứ Kỳ 4.1 Km
- Làng Kim Xuyên 4.6 Km
- Làng Nhân Lý 4.7 Km
- làng Vực 5 Km
- fadsghjk 5.3 Km
- Mỹ Ân 6.5 Km
- Thôn Gia Xuyên 6.6 Km
- Xưa gọi là giữa đồng 7 Km
- Thôn Gừa (trên) 7.2 Km
- Phố Măng 7.4 Km
- Xã Bình Lãng 1.1 Km
- Xã Hưng Đạo 1.9 Km
- Xã Đại Đồng 2.6 Km
- Xã Quang Phục 3 Km
- Xã Thanh Hải 3 Km
- Huyện Tứ Kỳ 4.7 Km
- Xã Tân Kỳ 5.2 Km
- Huyện Thanh Hà 5.5 Km
- Xã Hoàng Diệu 6.4 Km
- Huyện Gia Lộc 10 Km