Sân bay quốc tế Long Thành
Vietnam /
Dong Nam Bo /
Bien Hoa /
World
/ Vietnam
/ Dong Nam Bo
/ Bien Hoa
sân bay, đang xây dựng, thi công
Dự án sân bay quốc tế Long Thành là một dự án xây dựng một sân bay quốc tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ở miền Nam Việt Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Bối cảnh ra đời dự án
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP Hồ Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự kiến đạt 20-22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mới được chuyển sang mục đích dân sự. Vị trí sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày. năm 2015, sân bay này đã phục vụ 26,5 triệu lượt khách/năm, dự báo năm 2016 sẽ đạt mức 30 triệu hành khách/năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%-20% mỗi năm.
Vị trí địa lý
Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại 6 xã Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km theo hướng Đông, cách Biên Hoà 30 km theo hướng Đông Đông Nam, cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành, cách Cửa ngõ vào Thành phố Công nghiệp Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận Tp HCM) 5 km và cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km.
Các thông số kỹ thuật
Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000 m, rộng 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/1 năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1 năm[4]. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiểu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.
Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD. Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050 và sau 2050. Hiện tại, quy hoạch dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký.
Kế hoạch khai thác
Nhận thấy Việt Nam cần phải có 1 sân bay có quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không và là 1 thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là 1 khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay v.v... cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước
Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.
Các giai đoạn phát triển
Theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 năm 2015, sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Trong đó, việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2019, hoàn thành vào năm 2022 và đầu năm 2023 đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1, sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Các giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn 2, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3, sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Quy hoạch kết nối giao thông
Để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch kết nối giao thông với sân bay Long Thành bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4, Tỉnh lộ 25C, đường Tôn Đức Thắng được thi công mở rộng lên đến 8 làn xe và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2012.
Kinh phí
Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD, theo đánh giá là "đắt kinh ngạc".
Tương lai
Vị trí trong khu vực châu Á: Việt Nam được đánh giá có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí là trung tâm của ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá trong khu vực. Minh chứng mới nhất: Chính phủ Việt Nam đã khởi công Cảng trung chuyển Vân Phong với tổng mức đầu tư lên đến 7 tỷ USD trong tháng 10/2009. Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.
Ngoài ra, một số dự án du lịch lớn tại tỉnh Lâm Đồng (Đan Kia - Suối Vàng với số vốn 1,2 tỷ USD), các khu nghỉ mát tại Nha Trang và Phan Thiết, các dự án du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu được cấp phép hoặc đang tiến hành thủ tục xin phép như: Saigon Atlantis (4,1 tỷ USD), Vungtau Aquarium, Công viên giải trí Bàu Trũng với tổng vốn lên đến 500 triệu USD, Disneyland Saigon cũng là những điểm thu hút khách lớn sử dụng sân bay này. Vùng Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển năng động để trở thành một Đại đô thị có dân số lên đến 25 triệu người (Mega Metropolitan Area) bao gồm: Tp HCM và các vệ tinh: Biên Hoà - Vũng Tàu - Thủ Dầu Một - Bà Rịa - Tân An - Tây Ninh - Gò Công - Mỹ Tho.
Các ý kiến phản đối dự án
Tháng 3 năm 2015, tại hội thảo khoa học “Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất”, PGS - TS Nguyễn Thiện Tống, Chủ tịch Chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý HASCON, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã phản biện các ý kiến của bộ Giao thông vận tải:
Ông cho rằng lập luận của bộ GTVT về việc sân bay lớn phải rời xa trung tâm thành phố là không đúng và thiếu cơ sở, bởi theo ông có đến 29 trong số 100 sân bay lớn đông khách nhất thế giới năm 2011 chỉ cách trung tâm thành phố từ 10 km trở xuống.
Về lo ngại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, vượt năng suất thiết kế 25 triệu khách một năm vào 2020 và việc mở rộng sân bay này tốn kém hơn xây mới sân bay Long Thành, ông nhận định hiện nay đường băng cất hạ cánh của Tân Sơn Nhất chưa khai thác hết năng suất: Tân Sơn Nhất có 2 đường băng với chiều dài 3.050 m và 3.800 m, cách nhau 365m, Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji ở Mumbai, Ấn Độ, có 2 đường băng cất hạ cánh dài 2.990 m và 3.660 m. Năm 2013 họ đón tới 260.000 chuyến bay, trong khi Tân Sơn Nhất 2013 chỉ đạt 140.000 chuyến bay, bằng 54% sân bay Mumbai.
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM (HASCON) mà đã được Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã gửi toàn bộ bản báo cáo để nghiên cứu và phân tích cho Quốc hội trước khi kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 5/2015 với tên gọi “Báo cáo đầu tư dự án cảng Hàng không Quốc tế Long Thành”:
Sân bay Long Thành nếu nói về tác dụng trung chuyển quốc tế thì chỉ có thể trung chuyển cho mỗi một nước Úc thôi, mà Úc chỉ có 20 triệu dân và ngoài ra tất cả các sân bay ở Đông Nam Á đều có thể trung chuyển cho Úc cả.
Long Thành khó mà có thể cạnh tranh được với những sân bay rất lớn đã có truyền thống ở Đông Nam Á như sân bay Chek Lap Kok (Hồng Kông), sân bay Changi (Singapore), sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) hay sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan). Sự mong muốn sân bay Long Thành trở thành sân bay trung chuyển quốc tế là không thực tế và từ đó con số 100 triệu hành khách/ năm theo dự báo của “báo cáo đầu tư” cũng là một con số không thực tế.
Theo ông Nguyễn Phụng Tâm (kỹ sư trưởng hãng hàng không Emirates, sân bay Kennedy, New York - Mỹ) lo ngại: “Sân bay Narita ở Nhật cách Tokyo 58 km dù xây rất hiện đại nhưng cũng bị thất thế vì quá xa trung tâm. Có hơn 25 hãng hàng không (trong đó có Vietnam Airlines) vẫn duy trì đường bay thẳng đến sân bay Haneda cách Tokyo 14 km vì gần trung tâm. Kịch bản tương tự có thể xảy ra với sân bay Long Thành.”
Chuyên gia hàng không Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng Quản lý sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng: “Phía Nam chỉ cần nâng cấp 6 sân bay gồm Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc và quản lý hiệu quả là có thể đạt sản lượng 100 triệu khách/năm. Không cần xây sân bay Long Thành quá tốn kém khi nợ công đã lên đến 80 tỉ USD.”
Ông Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam), tại hội thảo về dự án đầu tư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành do Cục Hàng không Việt Nam và Báo Lao động tổ chức ở TP HCM ngày 14 tháng 5, nêu hàng loạt vấn đề chưa được làm rõ, như: vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, mức độ tác động đến tăng trưởng GDP...
Quyết định
Ngày 9 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng căn cứ báo cáo của bộ GTVT, kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Phát biểu bế mạc hội nghị BCH Trung ương khóa XI lần thứ 11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chiều 7/5/2015 cho biết, BCH Trung ương tiếp tục khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành, coi đây là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành sau đó được Quốc hội Việt Nam khóa XIII biểu quyết trong kỳ họp thứ 9, khai mạc vào ngày 20 tháng 5 và thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Trong số 461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết có 428 ý kiến đồng ý, 17 không đồng ý, 16 bỏ phiếu trống.
Di dân
Theo Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai (ngày 31 tháng 8 năm 2015), qua thống kê tổng diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong vùng dự án trên 1.970 ha (chiếm 59% diện tích đất bị thu hồi trong dự án). Số nhân khẩu nằm trong dự án bị ảnh hưởng phải giải tỏa, đền bù lên đến gần 15.000 người. Ngoài ra, có trên 1.920 ha diện tích đất của các công trình tôn giáo, công ty kinh doanh, trụ sở… sẽ bị thu hồi khi thực hiện dự án. Tổng số tiền để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân và các cơ quan tổ chức trên 13.100 tỷ đồng.
Đầu tháng 3 năm 2016, UBND tỉnh Đồng Nai, đơn vị được giao làm chủ đầu tư tiểu dự án tái định cư và giải phóng mặt bằng, cho biết kinh phí cho việc này lên đến trên 18.500 tỉ đồng. Mặc dù vậy, nếu Chính phủ không hỗ trợ thì Đồng Nai cũng sẵn sàng đi vay để thực hiện.
Chiều 19 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, ngân sách sẽ dành 23.000 tỷ đồng chi cho công việc nêu trên, gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và nghĩa trang.
Khởi công dự án
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, sau khi Quốc hội thông qua việc xây dựng sân bay Long Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết "có thể khởi công sân bay Long Thành từ năm 2018"
Theo như phê duyệt tiến độ kế hoạch triển khai dự án sân bay Long Thành sẽ là:
Thời gian Hạng mục công việc
Tháng 10.2015 Đấu thầu chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo khả thi
Tháng 4.2016 Công bố kết quả chọn nhà thầu tư vấn báo cáo khả thi
Tháng 7.2017 Hoàn thiện báo cáo khả thi, trình các cấp phê duyệt
Năm 2018 Hoàn thành tổng dự toán, tiến hành thu xếp vốn
Năm 2019 Lựa chọn đơn vị thi công, khởi công giai đoạn 1
Năm 2023 Hoàn thành giai đoạn 1 với 1 đường cất-hạ cánh và nhà ga
Tuy nhiên vào tháng 3 năm 2016, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, đơn vị được giao làm chủ đầu tư tiểu dự án tái định cư và giải phóng mặt bằng, cho biết sớm nhất cũng phải giữa năm 2018 công tác di dân, tái định cư mới được thực hiện và "việc này đòi hỏi ít nhất 3 năm, tức là suôn sẻ nhất thì năm 2021 tỉnh mới có thể bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư khởi công được".
Bối cảnh ra đời dự án
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP Hồ Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự kiến đạt 20-22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mới được chuyển sang mục đích dân sự. Vị trí sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày. năm 2015, sân bay này đã phục vụ 26,5 triệu lượt khách/năm, dự báo năm 2016 sẽ đạt mức 30 triệu hành khách/năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%-20% mỗi năm.
Vị trí địa lý
Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại 6 xã Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km theo hướng Đông, cách Biên Hoà 30 km theo hướng Đông Đông Nam, cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành, cách Cửa ngõ vào Thành phố Công nghiệp Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận Tp HCM) 5 km và cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km.
Các thông số kỹ thuật
Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000 m, rộng 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/1 năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1 năm[4]. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiểu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.
Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD. Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050 và sau 2050. Hiện tại, quy hoạch dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký.
Kế hoạch khai thác
Nhận thấy Việt Nam cần phải có 1 sân bay có quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không và là 1 thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là 1 khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay v.v... cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước
Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.
Các giai đoạn phát triển
Theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 năm 2015, sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Trong đó, việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2019, hoàn thành vào năm 2022 và đầu năm 2023 đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1, sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Các giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn 2, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3, sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Quy hoạch kết nối giao thông
Để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch kết nối giao thông với sân bay Long Thành bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4, Tỉnh lộ 25C, đường Tôn Đức Thắng được thi công mở rộng lên đến 8 làn xe và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2012.
Kinh phí
Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD, theo đánh giá là "đắt kinh ngạc".
Tương lai
Vị trí trong khu vực châu Á: Việt Nam được đánh giá có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí là trung tâm của ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá trong khu vực. Minh chứng mới nhất: Chính phủ Việt Nam đã khởi công Cảng trung chuyển Vân Phong với tổng mức đầu tư lên đến 7 tỷ USD trong tháng 10/2009. Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.
Ngoài ra, một số dự án du lịch lớn tại tỉnh Lâm Đồng (Đan Kia - Suối Vàng với số vốn 1,2 tỷ USD), các khu nghỉ mát tại Nha Trang và Phan Thiết, các dự án du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu được cấp phép hoặc đang tiến hành thủ tục xin phép như: Saigon Atlantis (4,1 tỷ USD), Vungtau Aquarium, Công viên giải trí Bàu Trũng với tổng vốn lên đến 500 triệu USD, Disneyland Saigon cũng là những điểm thu hút khách lớn sử dụng sân bay này. Vùng Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển năng động để trở thành một Đại đô thị có dân số lên đến 25 triệu người (Mega Metropolitan Area) bao gồm: Tp HCM và các vệ tinh: Biên Hoà - Vũng Tàu - Thủ Dầu Một - Bà Rịa - Tân An - Tây Ninh - Gò Công - Mỹ Tho.
Các ý kiến phản đối dự án
Tháng 3 năm 2015, tại hội thảo khoa học “Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất”, PGS - TS Nguyễn Thiện Tống, Chủ tịch Chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý HASCON, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã phản biện các ý kiến của bộ Giao thông vận tải:
Ông cho rằng lập luận của bộ GTVT về việc sân bay lớn phải rời xa trung tâm thành phố là không đúng và thiếu cơ sở, bởi theo ông có đến 29 trong số 100 sân bay lớn đông khách nhất thế giới năm 2011 chỉ cách trung tâm thành phố từ 10 km trở xuống.
Về lo ngại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bị quá tải, vượt năng suất thiết kế 25 triệu khách một năm vào 2020 và việc mở rộng sân bay này tốn kém hơn xây mới sân bay Long Thành, ông nhận định hiện nay đường băng cất hạ cánh của Tân Sơn Nhất chưa khai thác hết năng suất: Tân Sơn Nhất có 2 đường băng với chiều dài 3.050 m và 3.800 m, cách nhau 365m, Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji ở Mumbai, Ấn Độ, có 2 đường băng cất hạ cánh dài 2.990 m và 3.660 m. Năm 2013 họ đón tới 260.000 chuyến bay, trong khi Tân Sơn Nhất 2013 chỉ đạt 140.000 chuyến bay, bằng 54% sân bay Mumbai.
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM (HASCON) mà đã được Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã gửi toàn bộ bản báo cáo để nghiên cứu và phân tích cho Quốc hội trước khi kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 5/2015 với tên gọi “Báo cáo đầu tư dự án cảng Hàng không Quốc tế Long Thành”:
Sân bay Long Thành nếu nói về tác dụng trung chuyển quốc tế thì chỉ có thể trung chuyển cho mỗi một nước Úc thôi, mà Úc chỉ có 20 triệu dân và ngoài ra tất cả các sân bay ở Đông Nam Á đều có thể trung chuyển cho Úc cả.
Long Thành khó mà có thể cạnh tranh được với những sân bay rất lớn đã có truyền thống ở Đông Nam Á như sân bay Chek Lap Kok (Hồng Kông), sân bay Changi (Singapore), sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) hay sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan). Sự mong muốn sân bay Long Thành trở thành sân bay trung chuyển quốc tế là không thực tế và từ đó con số 100 triệu hành khách/ năm theo dự báo của “báo cáo đầu tư” cũng là một con số không thực tế.
Theo ông Nguyễn Phụng Tâm (kỹ sư trưởng hãng hàng không Emirates, sân bay Kennedy, New York - Mỹ) lo ngại: “Sân bay Narita ở Nhật cách Tokyo 58 km dù xây rất hiện đại nhưng cũng bị thất thế vì quá xa trung tâm. Có hơn 25 hãng hàng không (trong đó có Vietnam Airlines) vẫn duy trì đường bay thẳng đến sân bay Haneda cách Tokyo 14 km vì gần trung tâm. Kịch bản tương tự có thể xảy ra với sân bay Long Thành.”
Chuyên gia hàng không Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng Quản lý sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng: “Phía Nam chỉ cần nâng cấp 6 sân bay gồm Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc và quản lý hiệu quả là có thể đạt sản lượng 100 triệu khách/năm. Không cần xây sân bay Long Thành quá tốn kém khi nợ công đã lên đến 80 tỉ USD.”
Ông Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam), tại hội thảo về dự án đầu tư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành do Cục Hàng không Việt Nam và Báo Lao động tổ chức ở TP HCM ngày 14 tháng 5, nêu hàng loạt vấn đề chưa được làm rõ, như: vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, mức độ tác động đến tăng trưởng GDP...
Quyết định
Ngày 9 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng căn cứ báo cáo của bộ GTVT, kiến nghị Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Phát biểu bế mạc hội nghị BCH Trung ương khóa XI lần thứ 11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chiều 7/5/2015 cho biết, BCH Trung ương tiếp tục khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành, coi đây là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành sau đó được Quốc hội Việt Nam khóa XIII biểu quyết trong kỳ họp thứ 9, khai mạc vào ngày 20 tháng 5 và thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Trong số 461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết có 428 ý kiến đồng ý, 17 không đồng ý, 16 bỏ phiếu trống.
Di dân
Theo Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai (ngày 31 tháng 8 năm 2015), qua thống kê tổng diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong vùng dự án trên 1.970 ha (chiếm 59% diện tích đất bị thu hồi trong dự án). Số nhân khẩu nằm trong dự án bị ảnh hưởng phải giải tỏa, đền bù lên đến gần 15.000 người. Ngoài ra, có trên 1.920 ha diện tích đất của các công trình tôn giáo, công ty kinh doanh, trụ sở… sẽ bị thu hồi khi thực hiện dự án. Tổng số tiền để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân và các cơ quan tổ chức trên 13.100 tỷ đồng.
Đầu tháng 3 năm 2016, UBND tỉnh Đồng Nai, đơn vị được giao làm chủ đầu tư tiểu dự án tái định cư và giải phóng mặt bằng, cho biết kinh phí cho việc này lên đến trên 18.500 tỉ đồng. Mặc dù vậy, nếu Chính phủ không hỗ trợ thì Đồng Nai cũng sẵn sàng đi vay để thực hiện.
Chiều 19 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, ngân sách sẽ dành 23.000 tỷ đồng chi cho công việc nêu trên, gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và nghĩa trang.
Khởi công dự án
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, sau khi Quốc hội thông qua việc xây dựng sân bay Long Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết "có thể khởi công sân bay Long Thành từ năm 2018"
Theo như phê duyệt tiến độ kế hoạch triển khai dự án sân bay Long Thành sẽ là:
Thời gian Hạng mục công việc
Tháng 10.2015 Đấu thầu chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo khả thi
Tháng 4.2016 Công bố kết quả chọn nhà thầu tư vấn báo cáo khả thi
Tháng 7.2017 Hoàn thiện báo cáo khả thi, trình các cấp phê duyệt
Năm 2018 Hoàn thành tổng dự toán, tiến hành thu xếp vốn
Năm 2019 Lựa chọn đơn vị thi công, khởi công giai đoạn 1
Năm 2023 Hoàn thành giai đoạn 1 với 1 đường cất-hạ cánh và nhà ga
Tuy nhiên vào tháng 3 năm 2016, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, đơn vị được giao làm chủ đầu tư tiểu dự án tái định cư và giải phóng mặt bằng, cho biết sớm nhất cũng phải giữa năm 2018 công tác di dân, tái định cư mới được thực hiện và "việc này đòi hỏi ít nhất 3 năm, tức là suôn sẻ nhất thì năm 2021 tỉnh mới có thể bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư khởi công được".
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 10°46'30"N 107°2'15"E
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 45 Km
- Sân bay Phan Thiết 127 Km
- Sân bay Thành Sơn 229 Km
- Techo Takhmao International Airport (U.C.) 243 Km
- Sân bay quốc tế U-Tapao 694 Km
- Sân bay quốc tế Suvarnabhumi 761 Km
- Sân bay quốc tế Kuala Lumpur 1069 Km
- Sân bay quốc tế Changi Singapore 1098 Km
- Sân bay quốc tế Hang Nadim 1121 Km
- Sân bay quốc tế Mandalay 1698 Km
- Xã Bình Sơn 2.8 Km
- Huyện Long Thành 3.7 Km
- Xã Long An 6 Km
- Xã Lộc An 6.4 Km
- Xã Bàu Cạn 6.9 Km
- Xã Long Đức 7.9 Km
- Xã Bình An 8.4 Km
- Xã An Phước 12 Km
- Xã Tam Phước 16 Km
- Huyện Nhơn Trạch 21 Km