Xã Thần Xa
Vietnam /
Mien Nui Va Trung Du /
Thai Nguyen /
World
/ Vietnam
/ Mien Nui Va Trung Du
/ Thai Nguyen
xã, chỉ vẽ đường viền
Thần Sa là một xã của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía bắc của huyện và được biết đến với và có nhiều khoáng sản quý như chì, kẽm, vàng.
Thần Sa tiếp giáp với các xã Bình Văn, Như Cố và Quảng Chu của huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc và tây bắc, giáp với hai xã Sảng Mộc và Thượng Nung cùng huyện lần lượt ở phía đông bắc và đông nam, giáp với hai xã Cúc Đương và La Hiên cùng huyện và xã Tân Long, Đồng Hỷ ở phía nam, giáp với xã Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ ở phía tây và tây nam.
Xã Thần Xa có diện tích 101,4 km², dân số năm 1999 là 2244 người,[1] mật độ dân số đạt 22 người/km².
Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 199-2003, xã Thần Sa có diện tích 101,44 km², dân số là 2296 người, mật độ cư dân là 23 người/km², đây là xã đứng thứ hai về có diện tích thứ hai và mật độ thấp nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thần Xa hiện bao gồm 9 xóm là Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, Xuyên Sơn, Ngộc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Tân Kim, Thượng Kim.[2]
Khu di tích Thần Sa nằm trọn trên địa bàn xã Thần Sa. Đặc trưng địa hình là những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của dãy núi Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc theo bờ sông Thần Sa. Tại khu di tích này đã phát hiện một nền khảo cổ học Thần Sa gắn liền với thời đại đồ đá cũ có niên đại trên dưới 3 vạn năm lần đầu tiên tìm được ở Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong nước và thế giới.[3][4][5]
Ngoài ra, xã Thần Sa cũng nằm thuộc về Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng ví tổng diện tích hơn 17.000 ha rừng, đây là khu vực hiện còn nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, trai, lý, sến... với trữ lượng khá lớn.[6]
Xã Thần Sa có một trữ lượng lớn vàng sa khoáng và từng diễn ra nạn khai thác vàng trái phép tại Hẻm núi Cô Tiên, khu vực hang Rắn, Boong Xay, vũng Tu Lườn, hang Hút, thác Kiệm, hang Dơi (Bản Ná) đều thuộc xóm Xuyên Sơn.[7] Trong những năm cuối thập kỉ 1990, Thần Sa từng là mỏ vàng "thổ phỉ" lớn nhất ở miền Bắc.[8] Tháng 2 năm 2010, điểm quặng vàng gốc Tân Kim với diện tích 19,69ha đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý giao ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản.[9]
Thần Sa là một xã có địa hình hiểm trở và giao thông khó khăn, xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ Việt Nam. Trong 5 năm 2006-2011, Thần Sa đã huy động được gần 30 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xã, các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung; gần 6 tỷ đồng xây dựng trường, lớp học. 7/9 xóm tại xã Thần Sa đã có điện lưới quốc gia. Năng suất lúa năm 2005 đạt 45 tạ/ha và đến năm 2011 đạt 58 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt của xã là 796 tấn vào năm 2005 và lên 1.421 tấn vào năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt trên 7,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 54% (năm 2005) xuống còn 42% (năm 2010)
Thần Sa tiếp giáp với các xã Bình Văn, Như Cố và Quảng Chu của huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc và tây bắc, giáp với hai xã Sảng Mộc và Thượng Nung cùng huyện lần lượt ở phía đông bắc và đông nam, giáp với hai xã Cúc Đương và La Hiên cùng huyện và xã Tân Long, Đồng Hỷ ở phía nam, giáp với xã Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ ở phía tây và tây nam.
Xã Thần Xa có diện tích 101,4 km², dân số năm 1999 là 2244 người,[1] mật độ dân số đạt 22 người/km².
Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 199-2003, xã Thần Sa có diện tích 101,44 km², dân số là 2296 người, mật độ cư dân là 23 người/km², đây là xã đứng thứ hai về có diện tích thứ hai và mật độ thấp nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thần Xa hiện bao gồm 9 xóm là Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, Xuyên Sơn, Ngộc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Tân Kim, Thượng Kim.[2]
Khu di tích Thần Sa nằm trọn trên địa bàn xã Thần Sa. Đặc trưng địa hình là những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối của dãy núi Bắc Sơn và những dải thung lũng hẹp dọc theo bờ sông Thần Sa. Tại khu di tích này đã phát hiện một nền khảo cổ học Thần Sa gắn liền với thời đại đồ đá cũ có niên đại trên dưới 3 vạn năm lần đầu tiên tìm được ở Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong nước và thế giới.[3][4][5]
Ngoài ra, xã Thần Sa cũng nằm thuộc về Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng ví tổng diện tích hơn 17.000 ha rừng, đây là khu vực hiện còn nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, trai, lý, sến... với trữ lượng khá lớn.[6]
Xã Thần Sa có một trữ lượng lớn vàng sa khoáng và từng diễn ra nạn khai thác vàng trái phép tại Hẻm núi Cô Tiên, khu vực hang Rắn, Boong Xay, vũng Tu Lườn, hang Hút, thác Kiệm, hang Dơi (Bản Ná) đều thuộc xóm Xuyên Sơn.[7] Trong những năm cuối thập kỉ 1990, Thần Sa từng là mỏ vàng "thổ phỉ" lớn nhất ở miền Bắc.[8] Tháng 2 năm 2010, điểm quặng vàng gốc Tân Kim với diện tích 19,69ha đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý giao ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản.[9]
Thần Sa là một xã có địa hình hiểm trở và giao thông khó khăn, xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ Việt Nam. Trong 5 năm 2006-2011, Thần Sa đã huy động được gần 30 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xã, các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung; gần 6 tỷ đồng xây dựng trường, lớp học. 7/9 xóm tại xã Thần Sa đã có điện lưới quốc gia. Năng suất lúa năm 2005 đạt 45 tạ/ha và đến năm 2011 đạt 58 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt của xã là 796 tấn vào năm 2005 và lên 1.421 tấn vào năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt trên 7,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 54% (năm 2005) xuống còn 42% (năm 2010)
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 21°50'11"N 105°53'59"E
- Xã La Hiên 6.2 Km
- Xã Văn Lang 11 Km
- Xã Văn Hán 14 Km
- Xã Sảng Mộc 15 Km
- Xã Nghinh Tường 18 Km
- Xã Cây Thị 18 Km
- Xã Hợp Tiến 23 Km
- Xã Động Đạt 27 Km
- Xã Minh Quang 50 Km
- Xã Ngọc Thanh 51 Km
- Xã Sảng Mộc 14 Km
- Huyện Chợ Mới 15 Km
- Huyện Võ Nhai 16 Km
- Huyện Đồng Hỷ 17 Km
- Xã Nghinh Tường 19 Km
- Huyện Phú Lương 20 Km
- xã Liêm Thủy 24 Km
- Xã Phương Giao 33 Km
- Huyện Yên Thế 44 Km
- Huyện Hữu Lũng 54 Km