Khu kinh tế Hòn La
Vietnam /
Khu Bon Cu /
Dong Hoi /
World
/ Vietnam
/ Khu Bon Cu
/ Dong Hoi
Ngày 27 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1545/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình, với những nội dung chủ yếu sau:
I. PHẠM VI CỦA KHU KINH TẾ HÒN LA
Khu kinh tế Hòn La bao gồm 6 xã ven biển (bao gồm cả biển và đảo) của huyện Quảng Trạch là Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng và Quảng Xuân; với diện tích khoảng 10.000 ha, trong đó phần đất liền khoảng 8.900 ha, phần đảo và biển khoảng 1.100 ha.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Quan điểm phát triển
- Tập trung xây dựng Khu kinh tế Hòn La thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế và hiện đại ở Bắc miền Trung. Ưu tiên phát triển kinh tế gắn với cảng, dịch vụ và du lịch;
- Phát triển Khu kinh tế Hòn La trên quan điểm kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả nguồn lực trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tư vấn nước ngoài) cho phát triển Khu kinh tế Hòn La thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế.
- Việc phát triển Khu kinh tế Hòn La cần được phối hợp với: Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); Hành lang kinh tế đường 12A; Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng; với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng của hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt là các nước Campuchia, Lào và Thái Lan;
- Xây dựng Khu Kinh tế Hòn La với mô hình khu kinh tế tổng hợp, trong đó có khu công nghiệp gắn với biển, các khu du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo, kinh tế cảng, khu phi thuế quan gắn với cảng biển Hòn La và khu dân cư đô thị.
Trong giai đoạn đầu, tập trung ưu tiên phát triển mạnh khu “hạt nhân” của Khu kinh tế Hòn La ở xã Quảng Đông, Quảng Phú. Trong khu “hạt nhân” này có Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, Cảng Hòn La, khu du lịch, thương mại, dịch vụ; khu dân cư và khu phi thuế quan. Giai đoạn sau tiếp tục mở rộng xuống các xã khác trong Khu kinh tế Hòn La và tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh với chất lượng cao và hoàn chỉnh khu “hạt nhân”, từng bước thúc đẩy các ngành dịch vụ cảng và dịch vụ du lịch;
- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Hòn La hiện đại, đồng bộ. Thực hiện cơ chế chính sách phát triển năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
- Chú trọng phát triển các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và các ngành kinh tế gắn với biển và coi đây là một biện pháp quan trọng nhằm giúp Khu kinh tế Hòn La có thể phát triển nhanh, sớm phát huy hiệu quả.
- Phát triển Khu kinh tế Hòn La bảo đảm hiệu quả tổng hợp cả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế;
- Cơ chế chính sách được áp dụng tại Khu kinh tế Hòn La phải thực sự ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài;
- Thực hiện quản lý tập trung thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, thuận lợi, một đầu mối, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại Khu kinh tế Hòn La.
2. Mục tiêu phát triển chủ yếu
- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế - chính trị trong giao thương, dịch vụ trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Bình, khu vực Bắc Trung Bộ và cả miền Trung, nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách với các vùng khác trong cả nước;
- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Hòn La với các ngành công nghiệp chủ chốt như: nhiệt điện; đóng, sửa chữa tàu biển, tàu đánh cá; xi măng; sản xuất thủy tinh và các ngành công nghiệp bổ trợ khác. Phát triển các và khu dân cư đô thị.
- Xây dựng và kinh doanh khu phi thuế quan gắn với việc đầu tư khai thác có hiệu quả cảng Hòn La để cùng với quốc lộ 1A, 12A, các cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị) tạo thành cửa ngõ quan trọng thông ra biển Đông của Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông;
- Tạo việc làm cho khoảng 39-40 nghìn người, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động;
- Từ nay đến năm 2010: đầu tư giai đoạn I cảng biển Hòn La; tiếp tục xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp cảng biển Hòn La với hệ số lấp đầy đạt 90-95%; hình thành một số hạng mục cơ bản theo quy hoạch của Khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến; phát triển các điểm dân cư đô thị, từng bước hình thành khu đô thị mới hiện đại; văn minh; đầu tư xây dựng các trục giao thông liên vùng và nội vùng, các khu chức năng; bước đầu khai thác cảng, khu phi thuế quan, khu du lịch, khu công nghiệp;
- Từ năm 2011 đến năm 2020: tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực; thực hiện theo quy hoạch chi tiết và tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu phi thuế quan.
III. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ HÒN LA
1. Khu Kinh tế Hòn La là khu kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, gồm các ngành và lĩnh vực: công nghiệp nhiệt điện; đóng, sửa chữa tàu biển và tàu đánh cá; cảng biển; du lịch, thương mại, dịch vụ; phát triển đô thị và những ngành kinh tế khác gắn với Hành lang kinh tế quốc lộ 12A, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
Khu kinh tế Hòn La được quy hoạch với các khu chức năng sau: khu phi thuế quan; khu thuế quan, bao gồm các khu như: khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch – dịch vụ, khu hành chính.
2. Khu kinh tế Hòn La được áp dụng những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định và ưu đãi đặc biệt khác phù hợp với mô hình các khu kinh tế trong khu vực và pháp luật Việt Nam.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU TRONG KHU KINH TẾ HÒN LA
1. Phát triển công nghiệp
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với các thế mạnh của Khu Kinh tế Hòn La như các ngành công nghiệp gắn với khai thác biển và cảng biển, công nghiệp sản xuất điện năng, các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu, các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến. Hình thành các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tầm ảnh hưởng lớn, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế nhằm tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài. Tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn chỉnh Khu công nghiệp cảng biển Hòn La; hình thành trung tâm nhiệt điện và công nghiệp đóng tàu, các cụm – điểm công nghiệp trong Khu kinh tế Hòn La. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Với định hướng trên, từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:
- Đóng, sửa chữa tàu biển, tàu đánh cá; chú trọng tới các dự án đóng tàu phục vụ đánh bắt xa bờ (công suất 400-1.000 CV);
- Công nghiệp sản xuất điện năng (nhiệt điện);
- Sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, chế biến đá ốp lát, bê tông nhựa đường; vật liệu xây dựng cao cấp và các sản phẩm bê tông đúc sẵn, gạch tuynen; thép và các sản phẩm, cấu kiện từ sắt thép;
- Sản xuất thiết bị nặng: gia công, lắp ráp ôtô, lắp ráp xe gắn máy; thiết bị văn phòng; thiết bị điện, điện lạnh, đồ điện chất lượng cao; sản xuất động cơ nổ;
- Sản xuất, gia công, chế tạo mẫu sản phẩm, bao bì;
- Sản xuất, gia công thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, lĩnh vực vật liệu mới;
- Sản xuất, gia công thiết bị cơ khí chính xác; lắp ráp thiết bị kỹ thuật số;
- Sản xuất các sản phẩm cao cấp từ nhựa; chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm; kính các loại, chế biến thủy tinh; bao bì, in ấn nhãn hàng hóa; giấy và các sản phẩm từ giấy;
- Chế biến thủy – hải sản, nông – lâm sản (các sản phẩm từ gỗ);
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp;
- Lọc, hóa dầu (khi có điều kiện).
2. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ và hình thành khu phi thuế quan
Tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ chủ yếu như dịch vụ cảng và vận tải biển, du lịch, thương mại, tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông...
a) Phát triển dịch vụ cảng và vận tải biển:
- Về dịch vụ cảng; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như: đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; lai dắt tàu biển; đại lý vận tải hàng hóa tàu biển; cung ứng tàu biển, thủy thủ; giao nhận và kiểm đếm hàng hóa; bốc dỡ hàng hóa, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; sửa chữa tàu biển tại cảng; vệ sinh môi trường biển; cứu hộ trên biển .v.v.
- Về vận tải biển: nghiên cứu phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp để tham gia vào vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hòn La.
b) Phát triển ngành du lịch:
Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngành du lịch; ưu tiên phát triển một số khu du lịch hiện đại, quy mô lớn; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch; tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về dịch vụ du lịch; ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào phát triển du lịch; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch (du lịch núi, thăm quan danh lam thắng cảnh, thám hiểm, du lịch biển, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển .v.v); gắn phát triển du lịch của Khu kinh tế Hòn La với Phong Nha – Kẻ Bàng và các điểm du lịch khác trong vùng. Tiếp tục nâng cấp và từng bước xây dựng theo quy hoạch các khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến và các điểm du lịch khác. Tạo môi trường thu hút các nguồn đầu tư phát triển du lịch. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
c) Phát triển thương mại:
Phát huy lợi thế vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, sự thuận lợi về giao thông, bắt nhịp kịp thời nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh phát triển thương mại. Hình thành khu thương mại trong khu đô thị mới. Cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ ở các xã, chợ đầu mối, bến xe.v.v. Ưu tiên phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất .v.v. Quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (chợ, trung tâm thương mại, kho ngoại quan, trung tâm hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại .v.v.).
d) Phát triển các dịch vụ khác:
Phát triển các ngành dịch vụ khác như tài chính – ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bưu chính – viễn thông, tư vấn pháp lý, tư vấn đầu tư, tư vấn kinh doanh, dịch vụ khoa học – công nghệ, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản.v.v.
đ) Định hướng phát triển của khu phi thuế quan:
Hình thành khu phi thuế quan gắn với một phần cảng Hòn La có quy mô 200-250ha thuộc xã Quảng Đông, ở phía Đông Bắc của Khu kinh tế Hòn La. Trong khu phi thuế quan sẽ phát triển các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ (cả gia công, tái chế), thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, phân phối, siêu thị bán lẻ), thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá cảnh, bảo quản kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống), xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác.
Hình thành tại khu phi thuế quan các tiểu khu:
- Khu trung tâm thương mại, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Khu sản xuất, gia công tái chế, lắp ráp, sửa chữa;
- Khu giới thiệu sản phẩm, siêu thị, triển lãm, dịch vụ;
- Khu trung chuyển hàng hóa, kho ngoại quan và các loại kho bãi khác;
- Khu sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, sửa chữa.v.v.
3. Phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn
a) Phát triển nông – lâm nghiệp:
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho Khu kinh tế Hòn La, gắn sản xuất hàng hóa nông nghiệp với du lịch. Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm để tạo ra hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trồng rừng phòng hộ ven biển; nghiên cứu và phát triển rừng thông theo quy hoạch; thực hiện trồng rừng theo các dự án hợp tác v.v..
b) Phát triển thủy sản:
Tập trung vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ nghề cá. Hình thành cụm kinh tế - kỹ thuật phục vụ đánh bắt, chế biến hải sản tại cửa lạch Roòn. Chuyển đổi nghề nghiệp cho lực lượng lao động khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác như nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ nghề cá, dịch vụ du lịch.v.v. Tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện và tăng cường đánh bắt hải sản xa bờ trên cơ sở củng cố, nâng cao hiệu quả của các đội tàu đánh bắt xa bờ. Tiến hành quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh, phục vụ nhu cầu của Khu kinh tế Hòn La và tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
I. PHẠM VI CỦA KHU KINH TẾ HÒN LA
Khu kinh tế Hòn La bao gồm 6 xã ven biển (bao gồm cả biển và đảo) của huyện Quảng Trạch là Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng và Quảng Xuân; với diện tích khoảng 10.000 ha, trong đó phần đất liền khoảng 8.900 ha, phần đảo và biển khoảng 1.100 ha.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1. Quan điểm phát triển
- Tập trung xây dựng Khu kinh tế Hòn La thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế và hiện đại ở Bắc miền Trung. Ưu tiên phát triển kinh tế gắn với cảng, dịch vụ và du lịch;
- Phát triển Khu kinh tế Hòn La trên quan điểm kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả nguồn lực trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tư vấn nước ngoài) cho phát triển Khu kinh tế Hòn La thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế.
- Việc phát triển Khu kinh tế Hòn La cần được phối hợp với: Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); Hành lang kinh tế đường 12A; Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng; với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng của hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt là các nước Campuchia, Lào và Thái Lan;
- Xây dựng Khu Kinh tế Hòn La với mô hình khu kinh tế tổng hợp, trong đó có khu công nghiệp gắn với biển, các khu du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo, kinh tế cảng, khu phi thuế quan gắn với cảng biển Hòn La và khu dân cư đô thị.
Trong giai đoạn đầu, tập trung ưu tiên phát triển mạnh khu “hạt nhân” của Khu kinh tế Hòn La ở xã Quảng Đông, Quảng Phú. Trong khu “hạt nhân” này có Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, Cảng Hòn La, khu du lịch, thương mại, dịch vụ; khu dân cư và khu phi thuế quan. Giai đoạn sau tiếp tục mở rộng xuống các xã khác trong Khu kinh tế Hòn La và tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh với chất lượng cao và hoàn chỉnh khu “hạt nhân”, từng bước thúc đẩy các ngành dịch vụ cảng và dịch vụ du lịch;
- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Hòn La hiện đại, đồng bộ. Thực hiện cơ chế chính sách phát triển năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
- Chú trọng phát triển các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và các ngành kinh tế gắn với biển và coi đây là một biện pháp quan trọng nhằm giúp Khu kinh tế Hòn La có thể phát triển nhanh, sớm phát huy hiệu quả.
- Phát triển Khu kinh tế Hòn La bảo đảm hiệu quả tổng hợp cả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế;
- Cơ chế chính sách được áp dụng tại Khu kinh tế Hòn La phải thực sự ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài;
- Thực hiện quản lý tập trung thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, thuận lợi, một đầu mối, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại Khu kinh tế Hòn La.
2. Mục tiêu phát triển chủ yếu
- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế - chính trị trong giao thương, dịch vụ trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Bình, khu vực Bắc Trung Bộ và cả miền Trung, nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách với các vùng khác trong cả nước;
- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Hòn La với các ngành công nghiệp chủ chốt như: nhiệt điện; đóng, sửa chữa tàu biển, tàu đánh cá; xi măng; sản xuất thủy tinh và các ngành công nghiệp bổ trợ khác. Phát triển các và khu dân cư đô thị.
- Xây dựng và kinh doanh khu phi thuế quan gắn với việc đầu tư khai thác có hiệu quả cảng Hòn La để cùng với quốc lộ 1A, 12A, các cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị) tạo thành cửa ngõ quan trọng thông ra biển Đông của Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông;
- Tạo việc làm cho khoảng 39-40 nghìn người, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động;
- Từ nay đến năm 2010: đầu tư giai đoạn I cảng biển Hòn La; tiếp tục xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp cảng biển Hòn La với hệ số lấp đầy đạt 90-95%; hình thành một số hạng mục cơ bản theo quy hoạch của Khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến; phát triển các điểm dân cư đô thị, từng bước hình thành khu đô thị mới hiện đại; văn minh; đầu tư xây dựng các trục giao thông liên vùng và nội vùng, các khu chức năng; bước đầu khai thác cảng, khu phi thuế quan, khu du lịch, khu công nghiệp;
- Từ năm 2011 đến năm 2020: tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực; thực hiện theo quy hoạch chi tiết và tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu phi thuế quan.
III. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ HÒN LA
1. Khu Kinh tế Hòn La là khu kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, gồm các ngành và lĩnh vực: công nghiệp nhiệt điện; đóng, sửa chữa tàu biển và tàu đánh cá; cảng biển; du lịch, thương mại, dịch vụ; phát triển đô thị và những ngành kinh tế khác gắn với Hành lang kinh tế quốc lộ 12A, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
Khu kinh tế Hòn La được quy hoạch với các khu chức năng sau: khu phi thuế quan; khu thuế quan, bao gồm các khu như: khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch – dịch vụ, khu hành chính.
2. Khu kinh tế Hòn La được áp dụng những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định và ưu đãi đặc biệt khác phù hợp với mô hình các khu kinh tế trong khu vực và pháp luật Việt Nam.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU TRONG KHU KINH TẾ HÒN LA
1. Phát triển công nghiệp
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với các thế mạnh của Khu Kinh tế Hòn La như các ngành công nghiệp gắn với khai thác biển và cảng biển, công nghiệp sản xuất điện năng, các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu, các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến. Hình thành các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tầm ảnh hưởng lớn, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế nhằm tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài. Tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn chỉnh Khu công nghiệp cảng biển Hòn La; hình thành trung tâm nhiệt điện và công nghiệp đóng tàu, các cụm – điểm công nghiệp trong Khu kinh tế Hòn La. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Với định hướng trên, từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau:
- Đóng, sửa chữa tàu biển, tàu đánh cá; chú trọng tới các dự án đóng tàu phục vụ đánh bắt xa bờ (công suất 400-1.000 CV);
- Công nghiệp sản xuất điện năng (nhiệt điện);
- Sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, chế biến đá ốp lát, bê tông nhựa đường; vật liệu xây dựng cao cấp và các sản phẩm bê tông đúc sẵn, gạch tuynen; thép và các sản phẩm, cấu kiện từ sắt thép;
- Sản xuất thiết bị nặng: gia công, lắp ráp ôtô, lắp ráp xe gắn máy; thiết bị văn phòng; thiết bị điện, điện lạnh, đồ điện chất lượng cao; sản xuất động cơ nổ;
- Sản xuất, gia công, chế tạo mẫu sản phẩm, bao bì;
- Sản xuất, gia công thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, lĩnh vực vật liệu mới;
- Sản xuất, gia công thiết bị cơ khí chính xác; lắp ráp thiết bị kỹ thuật số;
- Sản xuất các sản phẩm cao cấp từ nhựa; chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm; kính các loại, chế biến thủy tinh; bao bì, in ấn nhãn hàng hóa; giấy và các sản phẩm từ giấy;
- Chế biến thủy – hải sản, nông – lâm sản (các sản phẩm từ gỗ);
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp;
- Lọc, hóa dầu (khi có điều kiện).
2. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ và hình thành khu phi thuế quan
Tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ chủ yếu như dịch vụ cảng và vận tải biển, du lịch, thương mại, tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông...
a) Phát triển dịch vụ cảng và vận tải biển:
- Về dịch vụ cảng; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như: đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; lai dắt tàu biển; đại lý vận tải hàng hóa tàu biển; cung ứng tàu biển, thủy thủ; giao nhận và kiểm đếm hàng hóa; bốc dỡ hàng hóa, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; sửa chữa tàu biển tại cảng; vệ sinh môi trường biển; cứu hộ trên biển .v.v.
- Về vận tải biển: nghiên cứu phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp để tham gia vào vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hòn La.
b) Phát triển ngành du lịch:
Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngành du lịch; ưu tiên phát triển một số khu du lịch hiện đại, quy mô lớn; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch; tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về dịch vụ du lịch; ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào phát triển du lịch; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch (du lịch núi, thăm quan danh lam thắng cảnh, thám hiểm, du lịch biển, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển .v.v); gắn phát triển du lịch của Khu kinh tế Hòn La với Phong Nha – Kẻ Bàng và các điểm du lịch khác trong vùng. Tiếp tục nâng cấp và từng bước xây dựng theo quy hoạch các khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến và các điểm du lịch khác. Tạo môi trường thu hút các nguồn đầu tư phát triển du lịch. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
c) Phát triển thương mại:
Phát huy lợi thế vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, sự thuận lợi về giao thông, bắt nhịp kịp thời nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh phát triển thương mại. Hình thành khu thương mại trong khu đô thị mới. Cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ ở các xã, chợ đầu mối, bến xe.v.v. Ưu tiên phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất .v.v. Quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (chợ, trung tâm thương mại, kho ngoại quan, trung tâm hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại .v.v.).
d) Phát triển các dịch vụ khác:
Phát triển các ngành dịch vụ khác như tài chính – ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bưu chính – viễn thông, tư vấn pháp lý, tư vấn đầu tư, tư vấn kinh doanh, dịch vụ khoa học – công nghệ, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản.v.v.
đ) Định hướng phát triển của khu phi thuế quan:
Hình thành khu phi thuế quan gắn với một phần cảng Hòn La có quy mô 200-250ha thuộc xã Quảng Đông, ở phía Đông Bắc của Khu kinh tế Hòn La. Trong khu phi thuế quan sẽ phát triển các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ (cả gia công, tái chế), thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, phân phối, siêu thị bán lẻ), thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá cảnh, bảo quản kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống), xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác.
Hình thành tại khu phi thuế quan các tiểu khu:
- Khu trung tâm thương mại, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Khu sản xuất, gia công tái chế, lắp ráp, sửa chữa;
- Khu giới thiệu sản phẩm, siêu thị, triển lãm, dịch vụ;
- Khu trung chuyển hàng hóa, kho ngoại quan và các loại kho bãi khác;
- Khu sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, sửa chữa.v.v.
3. Phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn
a) Phát triển nông – lâm nghiệp:
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho Khu kinh tế Hòn La, gắn sản xuất hàng hóa nông nghiệp với du lịch. Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm để tạo ra hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trồng rừng phòng hộ ven biển; nghiên cứu và phát triển rừng thông theo quy hoạch; thực hiện trồng rừng theo các dự án hợp tác v.v..
b) Phát triển thủy sản:
Tập trung vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ nghề cá. Hình thành cụm kinh tế - kỹ thuật phục vụ đánh bắt, chế biến hải sản tại cửa lạch Roòn. Chuyển đổi nghề nghiệp cho lực lượng lao động khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác như nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ nghề cá, dịch vụ du lịch.v.v. Tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện và tăng cường đánh bắt hải sản xa bờ trên cơ sở củng cố, nâng cao hiệu quả của các đội tàu đánh bắt xa bờ. Tiến hành quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh, phục vụ nhu cầu của Khu kinh tế Hòn La và tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 17°51'53"N 106°27'31"E
- Thôn Sơn Tùng 5.3 Km
- Đồng Hưng 5.7 Km
- Thôn Trung Minh 6.6 Km
- Nghĩa Địa Đồng Chòi 6.9 Km
- Làng Nam Lãnh 6.9 Km
- Bãi tắm chính (an toàn) 6.9 Km
- Hồ Đồng Bang 9 Km
- Vực Tròn. 11 Km
- Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch 11 Km
- Đập hợp bàn 13 Km
- Xã Quảng Phú 4.5 Km
- Xã Quảng Châu 7.6 Km
- Xã Quảng Xuân 8.1 Km
- Xã Quảng Đông 8.3 Km
- Xã Quảng Tiến 8.6 Km
- Huyện Quảng Trạch 10 Km
- Xã Kỳ Nam 12 Km
- Hồ Vực Tròn 12 Km
- Núi Hoành Sơn 14 Km
- Phường Kỳ Phương 15 Km