Tỉnh Vĩnh Long
Vietnam /
Dong Bang Song Cuu Long /
Vinh Long /
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Cuu Long
/ Vinh Long
Sviets / Việt Nam / / /
chỉ vẽ đường viền
Thêm thể loại
Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Vĩnh Long là 1.028.365 người.
Địa lý
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Lịch sử
Tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn (giai đoạn 1832-1867) so với tỉnh Vĩnh Long năm 2011.
Tỉnh Vĩnh Long, ở Nam Kỳ, giai đoạn (1832-1867).
Tỉnh Vĩnh Long xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn, vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực của TX Vĩnh Long cũ, nay thuộc khu vực TP Vĩnh Long )
Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ Dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành Phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776-1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.
Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An. Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang và Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ. Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại,...
Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An. Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn.
Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi.
Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh).
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ với 8 huyện (ngoài ra còn có thêm quần đảo Côn Lôn).
Phủ Định Viễn, này có thể là đất thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang:
Huyện Vĩnh Bình gồm 8 tổng với 75 làng xã, phía Tây giáp huyện An Xuyên tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Vĩnh Định tỉnh An Giang nhà nguyễn, phía Đông giáp huyện Vĩnh Trị.
Huyện Vĩnh Trị gồm 6 tổng với 43 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Bình, phía Nam giáp huyện Tuân Nghĩa phủ Lạc Hóa, phía Đông giáp huyện Trà Vinh phủ Lạc Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân Minh phủ Hoằng Trị.
Phủ Hoằng Trị, này có thể là đất thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre:
Huyện Bảo Hựu gồm 6 tổng với 42 làng xã, phía Tây giáp huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường, phía Nam giáp 2 huyện Tân Minh và Duy Minh, phía Đông giáp huyện Bảo An, phía Bắc giáp huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường. Đất huyện Bảo Hựu nay là đất thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện đại.
Huyện Tân Minh gồm 6 tổng với 41 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn, phía Đông giáp huyện Duy Minh, phía Bắc giáp huyện Bảo Hựu. Đất huyện Tân Minh nay là đất thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện đại.
Huyện Bảo An gồm 5 tổng với 27 làng xã, phía Tây giáp huyện Bảo Hựu, phía Nam giáp huyện Duy Minh, phía Đông giáp biển Đông (cửa biển Ngao Châu của sông Hàm Luông), phía Bắc giáp huyện Kiến Hòa tỉnh Định Tường. Đất huyện Bảo An có thể nay thuộc tỉnh Bến Tre (huyện Ba Tri,...).
Huyện Duy Minh gồm 5 tổng với 34 làng xã, phía Tây giáp huyện Tân Minh, phía Nam giáp huyện Trà Vinh phủ Lạc Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp 2 huyện Bảo Hựu và Bảo An. Đất huyện Duy Minh có thể nay thuộc tỉnh Bến Tre (huyện Thạnh Phú,...).
Phủ Lạc Hóa, ngày nay là đất tỉnh Trà Vinh: (khoảng vùng đất các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần [1]).
Huyên Tuân Nghĩa nguyên là đất Mang Thít xưa, gồm 5 tổng với 76 làng xã, phía Tây giáp Vân Châu tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Nam giáp rạch Cái Trưng tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Đông giáp biển Đông (cửa biển Cổ Chiên), phía Bắc giáp huyện Trà Vinh và huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn. Đất huyện Tuân Nghĩa có thể nay là khoảng các huyện phía Nam tỉnh Trà Vinh (, Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang,...).
Huyện Trà Vinh gồm 6 tổng với 70 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn, phía Nam giáp huyện Tuân Nghĩa, phía Đông giáp sông Cổ Chiên, phía Bắc giáp huyện Duy Minh phủ Hoằng Trị. Đất huyện Trà Vinh có thể nay là khoảng các huyện thị phía Bắc tỉnh Trà Vinh (thành phố Trà Vinh, Càng Long,...).
Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long.
Dân cư
Trước 1975, tòa nhà này là Dinh tỉnh trưởng, nay là Nhà trưng bày truyền thống lịch sử-cách mạng của tỉnh.
Danh nhân: nhà nghiên cứu văn hóa Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
Chính trị: Trần Văn Hương, cựu Thủ tướng và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa; Phan Khắc Sửu cựu Quốc Trưởng cuả Việt Nam Cộng Hòa; Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Lộc cựu Thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa; Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam Phạm Hùng; Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phan Văn Đáng, nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam; Nguyễn Văn Phát, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Văn nghệ: Lệ Thủy, Út Trà Ôn, Thanh Bạch, Tòng Sơn, Lý Huỳnh, Bạch Lê (Nghệ sỹ), Thành Lộc, Bạch Long, NSUT Trường Xuân, Chí Tâm, Út Hậu, Chí Hải.
Các đơn vị hành chính
Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là:
Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã , đô thị loại 3 và đang phấn đấu trở thành đô thị loại 2.
Huyện Bình Minh 1 thị trấn và 5 xã , thành lập thị xã Bình Minh vào cuối năm 2012.
Huyện Bình Tân 11 xã
Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã
Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã
Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã
Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã , thành lập thị xã Trà Ôn vào năm 2020
Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã , thành lập thị xã Vũng Liêm trước năm 2020
Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94
Biển số xe
Thành phố Vĩnh Long 64-C1 XXX.XX
Huyện Bình Minh 64-H1 XXX.XX
Huyện Bình Tân 64-K1 XXX.XX
Huyện Long Hồ 64-B1 XXX.XX
Huyện Mang Thít 64-G1 XXX.XX
Huyện Tam Bình 64-P1 XXXX; 64-E1 XXX.XX
Huyện Trà Ôn 64-F1 XXX.XX
Huyện Vũng Liêm 64-D1 XXX.XX
Thay đổi hành chính qua các thời kỳ
Phân chia hành chánh tỉnh Vĩnh Long 1973
Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Trước 1948, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đoạn 1957–1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948–1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951–1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954–1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Thời kỳ 1971–1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa(Đệ nhất Cộng Hoà) chia tỉnh Vĩnh Long làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8/10/1957):
Quận Châu Thành Vĩnh Long có 5 tổng: Bình An, Bình Long, Long An, Phước An, An Mỹ Đông; quận lị: Long Châu.
Quận Chợ Lách (nay là huyện thuộc tỉnh Bến Tre) có 5 tổng: Bình Hưng, Bình Xương, Bình Thiềng, Minh Ngãi, Thanh Thiềng; quận lị: Sơn Định.
Quận Tam Bình có 3 tổng: Bình Định, Bình Phú, Bình Thuận; quận lị: Tường Lộc.
Quận Bình Minh có 3 tổng: An Ninh, An Khương, An Trương; quận lị: Mỹ Thuận.
Quận Sa Đéc có 4 tổng: An Thạnh, An Trung, An Thới, An Mỹ Tây; quận lị: Tân Vĩnh Hòa. Năm 1966 nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.
Quận Lấp Vò có 2 tổng: Phong Thới, Phú Thượng; quận lị: Bình Thành Đông. Năm 1966 nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.
Sau có thêm quận Cái Nhum do tách từ quận Chợ Lách ra, và ngày 31/5/1961, quận Cái Nhum đổi thành quận Minh Đức (nay là huyện Mang Thít), quận lị đặt tại xã Chánh Hội.
Ngày 11/7/1962 lập thêm 2 quận Đức Tôn (quận lị đặt tại Cái Tàu Hạ) và Đức Thành (quận lị đặt tại Hòa Long). Năm 1966 cả 2 quận nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.
Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ngày 2/8/1969 thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã:
Quận Châu Thành Vĩnh Long có 4 tổng: Bình An, Bình Long, Long An, Phước An; quận lị: Long Châu.
Quận Chợ Lách có 3 tổng: Bình Hưng, Bình Xương, Minh Ngãi; quận lị: Sơn Định.
Quận Tam Bình có 2 tổng: Bình Phú, Bình Thuận; quận lị: Tường Lộc.
Quận Bình Minh có 2 tổng: An Ninh, An Trương; quận lị: Mỹ Thuận.
Quận Minh Đức có 2 tổng: Bình Thiềng, Thanh Thiềng; quận lị: Chánh Hội.
Quận Trà Ôn có 2 tổng: Bình Lễ, Thạnh Trị; quận lị: Tân Mỹ.
Quận Vũng Liêm có 3 tổng: Bình Hiếu, Bình Quới, Bình Trung; quận lị: Trung Thành.
Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến ngày 26/12/1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1487,34 km², dân số 975.281 người, gồm thành phố Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.
Hành chánh trước ngày 30/04/2009
Tỉnh Vĩnh Long trước ngày 30/04/2009 gồm có 1 Thị xã Vĩnh Long và 7 huyện là:
Huyện Bình Minh
Huyện Bình Tân
Huyện Long Hồ
Huyện Mang Thít
Huyện Tam Bình
Huyện Trà Ôn
Huyện Vũng Liêm
Hành chánh từ ngày 30/04/2009
Kể từ ngày 30/04/2009, riêng đơn vị hành chánh Thị xã Vĩnh Long được nâng cấp lên Thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố Vĩnh Long được lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009. Thành phố Vĩnh Long được thành lập bao gồm diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính và toàn dân số của thị xã Vĩnh Long hiện nay. Sau khi được thành lập, thành phố Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 4.800,8 ha với 147.039 nhân khẩu. Đơn vị hành chính gồm có 7 phường là phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9 và 4 xã là: xã Trường An, xã Tân Hòa, xã Tân Ngãi, xã Tân Hội.
Tóm tắt những thay đồi Hành chánh
Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long.
Ngày 26/12/1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1487,34 km², dân số 975.281 người, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.
Ngày 13/2/1992 tái lập huyện Mang Thít từ huyện Long Hồ.
Ngày 31/07/2007 thành lập huyện Bình Tân, Bình Tân được tách từ huyện Bình Minh(thành lập theo Nghị định 125/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007)
Ngày 30/04/2009 thành lập Thành phố Vĩnh Long trên cơ sở của Thị xã Vĩnh Long( thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009 )
Kinh tế
Đêm ở quảng trường trung tâm Tp.Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả.
Tỉnh có 119.000 ha đất nông nghiệp, sản lượng lương thực 950.000 tấn/năm. 90% hộ gia đình làm nghề nông. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Vĩnh Long xếp ở vị trí thứ 54/63 tỉnh thành.[2]
Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi.
Vĩnh Long là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Năm 2010, Vĩnh Long là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 9 ở Việt Nam. Về công nghiệp Tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 3 khu, tuyến CN là: KCN HÒA PHÚ (huyện Long Hồ), KCN BÌNH MINH (huyện Bình Minh) và tuyến CN CỔ CHIÊN. Bên cạnh đó Vĩnh Long còn có các khu công nghiệp và đặc biệt là Cù lao Sân Bay nằm giữa sông Tiền sẽ cất cánh đưa Vĩnh Long bay xa.
Trong tương lai gần khi cầu Mỹ Thuận 2 được xây với 2 tầng dành cho bộ hành và đường sắt cao tốc, cầu Cù Lao Mây và Cù Lao Sân Bay được khởi công thì Vĩnh Long sẽ chính thức trở thành con rồng thức giấc đột phá đổi mới diện mạo miền Tây.
Văn hóa, di tích lịch sử
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...
Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v...
Giải thưởng cao quý của tỉnh Vĩnh Long:
1 Huân chương Sao Vàng (huân chương cao quý nhất của nhà nước)do Đảng và nhà nước trao tặng
4 Huân chương Hồ Chí Minh.
290 Huân chương Độc Lập hạng Nhất, nhì, ba.
77 Huân chương Thành Đồng hạng Nhất, nhì, ba.
873 Huân chương Giải Phóng hạng nhất, nhì, ba. Ngoài ra tỉnh còn có Huân chương Quân Công, huân chương Lao Động hạng Nhất, nhì, ba
Danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang nhân dân.
Danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Vĩnh Long là 1.028.365 người.
Địa lý
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Lịch sử
Tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn (giai đoạn 1832-1867) so với tỉnh Vĩnh Long năm 2011.
Tỉnh Vĩnh Long, ở Nam Kỳ, giai đoạn (1832-1867).
Tỉnh Vĩnh Long xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn, vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực của TX Vĩnh Long cũ, nay thuộc khu vực TP Vĩnh Long )
Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ Dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành Phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776-1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.
Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An. Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang và Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ. Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại,...
Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An. Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn.
Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi.
Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh).
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ với 8 huyện (ngoài ra còn có thêm quần đảo Côn Lôn).
Phủ Định Viễn, này có thể là đất thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang:
Huyện Vĩnh Bình gồm 8 tổng với 75 làng xã, phía Tây giáp huyện An Xuyên tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Vĩnh Định tỉnh An Giang nhà nguyễn, phía Đông giáp huyện Vĩnh Trị.
Huyện Vĩnh Trị gồm 6 tổng với 43 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Bình, phía Nam giáp huyện Tuân Nghĩa phủ Lạc Hóa, phía Đông giáp huyện Trà Vinh phủ Lạc Hóa, phía Bắc giáp huyện Tân Minh phủ Hoằng Trị.
Phủ Hoằng Trị, này có thể là đất thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre:
Huyện Bảo Hựu gồm 6 tổng với 42 làng xã, phía Tây giáp huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường, phía Nam giáp 2 huyện Tân Minh và Duy Minh, phía Đông giáp huyện Bảo An, phía Bắc giáp huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường. Đất huyện Bảo Hựu nay là đất thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện đại.
Huyện Tân Minh gồm 6 tổng với 41 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn, phía Nam giáp huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn, phía Đông giáp huyện Duy Minh, phía Bắc giáp huyện Bảo Hựu. Đất huyện Tân Minh nay là đất thuộc tỉnh Vĩnh Long hiện đại.
Huyện Bảo An gồm 5 tổng với 27 làng xã, phía Tây giáp huyện Bảo Hựu, phía Nam giáp huyện Duy Minh, phía Đông giáp biển Đông (cửa biển Ngao Châu của sông Hàm Luông), phía Bắc giáp huyện Kiến Hòa tỉnh Định Tường. Đất huyện Bảo An có thể nay thuộc tỉnh Bến Tre (huyện Ba Tri,...).
Huyện Duy Minh gồm 5 tổng với 34 làng xã, phía Tây giáp huyện Tân Minh, phía Nam giáp huyện Trà Vinh phủ Lạc Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp 2 huyện Bảo Hựu và Bảo An. Đất huyện Duy Minh có thể nay thuộc tỉnh Bến Tre (huyện Thạnh Phú,...).
Phủ Lạc Hóa, ngày nay là đất tỉnh Trà Vinh: (khoảng vùng đất các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần [1]).
Huyên Tuân Nghĩa nguyên là đất Mang Thít xưa, gồm 5 tổng với 76 làng xã, phía Tây giáp Vân Châu tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Nam giáp rạch Cái Trưng tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Đông giáp biển Đông (cửa biển Cổ Chiên), phía Bắc giáp huyện Trà Vinh và huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn. Đất huyện Tuân Nghĩa có thể nay là khoảng các huyện phía Nam tỉnh Trà Vinh (, Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang,...).
Huyện Trà Vinh gồm 6 tổng với 70 làng xã, phía Tây giáp huyện Vĩnh Trị phủ Định Viễn, phía Nam giáp huyện Tuân Nghĩa, phía Đông giáp sông Cổ Chiên, phía Bắc giáp huyện Duy Minh phủ Hoằng Trị. Đất huyện Trà Vinh có thể nay là khoảng các huyện thị phía Bắc tỉnh Trà Vinh (thành phố Trà Vinh, Càng Long,...).
Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long.
Dân cư
Trước 1975, tòa nhà này là Dinh tỉnh trưởng, nay là Nhà trưng bày truyền thống lịch sử-cách mạng của tỉnh.
Danh nhân: nhà nghiên cứu văn hóa Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
Chính trị: Trần Văn Hương, cựu Thủ tướng và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa; Phan Khắc Sửu cựu Quốc Trưởng cuả Việt Nam Cộng Hòa; Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Lộc cựu Thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa; Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam Phạm Hùng; Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phan Văn Đáng, nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam; Nguyễn Văn Phát, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Văn nghệ: Lệ Thủy, Út Trà Ôn, Thanh Bạch, Tòng Sơn, Lý Huỳnh, Bạch Lê (Nghệ sỹ), Thành Lộc, Bạch Long, NSUT Trường Xuân, Chí Tâm, Út Hậu, Chí Hải.
Các đơn vị hành chính
Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là:
Thành phố Vĩnh Long 7 phường và 4 xã , đô thị loại 3 và đang phấn đấu trở thành đô thị loại 2.
Huyện Bình Minh 1 thị trấn và 5 xã , thành lập thị xã Bình Minh vào cuối năm 2012.
Huyện Bình Tân 11 xã
Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã
Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã
Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã
Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã , thành lập thị xã Trà Ôn vào năm 2020
Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã , thành lập thị xã Vũng Liêm trước năm 2020
Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94
Biển số xe
Thành phố Vĩnh Long 64-C1 XXX.XX
Huyện Bình Minh 64-H1 XXX.XX
Huyện Bình Tân 64-K1 XXX.XX
Huyện Long Hồ 64-B1 XXX.XX
Huyện Mang Thít 64-G1 XXX.XX
Huyện Tam Bình 64-P1 XXXX; 64-E1 XXX.XX
Huyện Trà Ôn 64-F1 XXX.XX
Huyện Vũng Liêm 64-D1 XXX.XX
Thay đổi hành chính qua các thời kỳ
Phân chia hành chánh tỉnh Vĩnh Long 1973
Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Trước 1948, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đoạn 1957–1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948–1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951–1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954–1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Thời kỳ 1971–1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa(Đệ nhất Cộng Hoà) chia tỉnh Vĩnh Long làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8/10/1957):
Quận Châu Thành Vĩnh Long có 5 tổng: Bình An, Bình Long, Long An, Phước An, An Mỹ Đông; quận lị: Long Châu.
Quận Chợ Lách (nay là huyện thuộc tỉnh Bến Tre) có 5 tổng: Bình Hưng, Bình Xương, Bình Thiềng, Minh Ngãi, Thanh Thiềng; quận lị: Sơn Định.
Quận Tam Bình có 3 tổng: Bình Định, Bình Phú, Bình Thuận; quận lị: Tường Lộc.
Quận Bình Minh có 3 tổng: An Ninh, An Khương, An Trương; quận lị: Mỹ Thuận.
Quận Sa Đéc có 4 tổng: An Thạnh, An Trung, An Thới, An Mỹ Tây; quận lị: Tân Vĩnh Hòa. Năm 1966 nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.
Quận Lấp Vò có 2 tổng: Phong Thới, Phú Thượng; quận lị: Bình Thành Đông. Năm 1966 nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.
Sau có thêm quận Cái Nhum do tách từ quận Chợ Lách ra, và ngày 31/5/1961, quận Cái Nhum đổi thành quận Minh Đức (nay là huyện Mang Thít), quận lị đặt tại xã Chánh Hội.
Ngày 11/7/1962 lập thêm 2 quận Đức Tôn (quận lị đặt tại Cái Tàu Hạ) và Đức Thành (quận lị đặt tại Hòa Long). Năm 1966 cả 2 quận nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.
Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ngày 2/8/1969 thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã:
Quận Châu Thành Vĩnh Long có 4 tổng: Bình An, Bình Long, Long An, Phước An; quận lị: Long Châu.
Quận Chợ Lách có 3 tổng: Bình Hưng, Bình Xương, Minh Ngãi; quận lị: Sơn Định.
Quận Tam Bình có 2 tổng: Bình Phú, Bình Thuận; quận lị: Tường Lộc.
Quận Bình Minh có 2 tổng: An Ninh, An Trương; quận lị: Mỹ Thuận.
Quận Minh Đức có 2 tổng: Bình Thiềng, Thanh Thiềng; quận lị: Chánh Hội.
Quận Trà Ôn có 2 tổng: Bình Lễ, Thạnh Trị; quận lị: Tân Mỹ.
Quận Vũng Liêm có 3 tổng: Bình Hiếu, Bình Quới, Bình Trung; quận lị: Trung Thành.
Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến ngày 26/12/1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1487,34 km², dân số 975.281 người, gồm thành phố Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.
Hành chánh trước ngày 30/04/2009
Tỉnh Vĩnh Long trước ngày 30/04/2009 gồm có 1 Thị xã Vĩnh Long và 7 huyện là:
Huyện Bình Minh
Huyện Bình Tân
Huyện Long Hồ
Huyện Mang Thít
Huyện Tam Bình
Huyện Trà Ôn
Huyện Vũng Liêm
Hành chánh từ ngày 30/04/2009
Kể từ ngày 30/04/2009, riêng đơn vị hành chánh Thị xã Vĩnh Long được nâng cấp lên Thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố Vĩnh Long được lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009. Thành phố Vĩnh Long được thành lập bao gồm diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính và toàn dân số của thị xã Vĩnh Long hiện nay. Sau khi được thành lập, thành phố Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 4.800,8 ha với 147.039 nhân khẩu. Đơn vị hành chính gồm có 7 phường là phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9 và 4 xã là: xã Trường An, xã Tân Hòa, xã Tân Ngãi, xã Tân Hội.
Tóm tắt những thay đồi Hành chánh
Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long.
Ngày 26/12/1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1487,34 km², dân số 975.281 người, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.
Ngày 13/2/1992 tái lập huyện Mang Thít từ huyện Long Hồ.
Ngày 31/07/2007 thành lập huyện Bình Tân, Bình Tân được tách từ huyện Bình Minh(thành lập theo Nghị định 125/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007)
Ngày 30/04/2009 thành lập Thành phố Vĩnh Long trên cơ sở của Thị xã Vĩnh Long( thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009 )
Kinh tế
Đêm ở quảng trường trung tâm Tp.Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả.
Tỉnh có 119.000 ha đất nông nghiệp, sản lượng lương thực 950.000 tấn/năm. 90% hộ gia đình làm nghề nông. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Vĩnh Long xếp ở vị trí thứ 54/63 tỉnh thành.[2]
Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi.
Vĩnh Long là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Năm 2010, Vĩnh Long là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 9 ở Việt Nam. Về công nghiệp Tỉnh Vĩnh Long hiện nay có 3 khu, tuyến CN là: KCN HÒA PHÚ (huyện Long Hồ), KCN BÌNH MINH (huyện Bình Minh) và tuyến CN CỔ CHIÊN. Bên cạnh đó Vĩnh Long còn có các khu công nghiệp và đặc biệt là Cù lao Sân Bay nằm giữa sông Tiền sẽ cất cánh đưa Vĩnh Long bay xa.
Trong tương lai gần khi cầu Mỹ Thuận 2 được xây với 2 tầng dành cho bộ hành và đường sắt cao tốc, cầu Cù Lao Mây và Cù Lao Sân Bay được khởi công thì Vĩnh Long sẽ chính thức trở thành con rồng thức giấc đột phá đổi mới diện mạo miền Tây.
Văn hóa, di tích lịch sử
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...
Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v...
Giải thưởng cao quý của tỉnh Vĩnh Long:
1 Huân chương Sao Vàng (huân chương cao quý nhất của nhà nước)do Đảng và nhà nước trao tặng
4 Huân chương Hồ Chí Minh.
290 Huân chương Độc Lập hạng Nhất, nhì, ba.
77 Huân chương Thành Đồng hạng Nhất, nhì, ba.
873 Huân chương Giải Phóng hạng nhất, nhì, ba. Ngoài ra tỉnh còn có Huân chương Quân Công, huân chương Lao Động hạng Nhất, nhì, ba
Danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang nhân dân.
Danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vĩnh_Long
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 10°4'59"N 105°58'42"E
- Huyện Cao Lãnh 80 Km
- Huyện Tháp Mười 83 Km
- Huyện Giồng Riềng 85 Km
- Huyện Gò Quao 96 Km
- Huyện Cần Giờ 106 Km
- Huyện Vĩnh Hưng (62-D1) 113 Km
- Huyện Tân Hưng-tỉnh Long An (62-C1) 114 Km
- Huyện Tri Tôn 141 Km
- Huyện Hòn Đất 145 Km
- Thị xã Tân Uyên 151 Km
- Xã Mỹ Thạnh Trung 2.5 Km
- Xã Mỹ Lộc 2.5 Km
- Xã Phú Lộc 5.4 Km
- Xã Loan Mỹ 7.5 Km
- Xã Long Phú 7.6 Km
- Huyện Trà Ôn 10 Km
- Xã Hòa Phú 10 Km
- xã Long An 10 Km
- Xã Phú Thịnh 11 Km
- Xã Ngãi Tứ 11 Km