Huyện Giồng Riềng | quận, huyện

Vietnam / Dong Bang Song Cuu Long / Rach Gia /
 quận, huyện, chỉ vẽ đường viền

Huyện Giồng Riềng là một huyện của tỉnh Kiên Giang.
Huyện Giồng Riềng phía tây bắc giáp huyện Tân Hiệp, tây nam giáp huyện Châu Thành, đông bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía đông nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp huyện Gò Quao.

** Diện tích : 639,24 km2
** Dân số : 219.960 người.

Các đơn vị hành chính :
Thị trấn Giồng Riềng
Bàn Tân Định
Bàn Thạch
Hoà Lợi
Hoà Hưng
Hoà An
Hoà Thuận
Long Thạnh
Ngọc Thuận
Ngọc Chúc
Ngọc Thành
Ngọc Hoà
Thạnh Lộc
Thạnh Hưng
Thạnh Hoà
Thạnh Bình
Thạnh Phước
Vĩnh Thạnh
Vĩnh Phú.

Ngày 20-05-1920, Pháp thành lập quận Giồng Riềng, thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm có tổng Giang Ninh với 7 làng là: Hoà Hưng, Ngọc Hoà, Vị Thanh, Hoà Thuận, Thạnh Hoà, Ngọc Chúc, Thạnh Hưng. Quận lỵ đặt tại làng Thạnh Hoà. Ngày 07-08-1952, quận Giồng Riềng bao gồm tổng Giang Ninh với các làng: Hoà Hưng, Hoà Thuận, Ngọc Hoà, Thạnh Hoà, Thạnh Hưng, Thạnh Lợi, Vị Thanh, Bàn Tân Định, Long Thạnh, Vĩnh Thanh.

Thế mạnh kinh tế chủa huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,3% GDP toàn tỉnh. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả như: mô hình xen canh lúa - màu - cá ở ấp Xẻo Mây, Bờ Xáng (xã Thạnh Hoà); mô hình bưởi da xanh ấp Thạnh An (Thạnh Lộc); mô hình lúa - màu ở ấp Hoà Phú (Ngọc Hoa); mô hình măng tre, ấp Ngọc Tân (Ngọc Chúc); mô hình nuôi tôm càng xanh, ấp Kinh Tràm (Hoà An)... Năm 2007, 100% xã, thị trấn đều xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp với tổng diện tích 5.850 ha, trong đó có 8 mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình trồng rau màu trên đất liếp kết hợp nuôi cá cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha; mô hình xen canh 1 vụ lúa với 2 vụ màu đem lại thu nhập 77,7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ khác đem lại hiệu quả cao như: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tư nông nghiệp...

Do có nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, từ những năm 1990 bà con nông dân ở Giồng Riềng đã tận dụng diện tích mặt nước dọc các bờ kênh để nuôi cá bống tượng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những hộ không nằm gần các kênh thì nuôi cá đồng trong ruộng lúa, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, áp dụng phương thức nuôi thủy sản mới, việc nuôi tôm cá của bà con đã có bước tiến khả quan, nhất là phong trào nuôi tôm càng xanh, đã khá thành công trong những thí điểm đầu tiên.

Đây là huyện có đông đồng bào Khmer với tỉ lệ chiếm 18% trên tổng số dân (năm 2008). Hiện còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm. Một bộ phận khá đông bà con không có đất hoặc thiếu đất canh tác.

Cơ sở hạ tầng nông thôn luôn là vấn đề nan giải của các địa phương ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2007, tỉnh Kiên Giang đầu tư 33,6 tỷ đồng cho huyện Giồng Riềng xây dựng tuyến đường liên xã: xã Thạnh Hưng - Thạnh Phước - Vĩnh Thạnh, có tổng chiều dài 18 km, bề rộng mặt đường 3,5 m, lề đường mỗi bên 1,5 m. Năm 2009, huyện đang có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ấp Ngọc Bình xã Ngọc Chúc từ nguồn vốn chương trình 134 của chính phủ. Năm 2008, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ huyện Giồng Riêng đầu tư 315 triệu đồng xây dựng cầu giao thông nông thôn ở xã Ngọc Hoà. Cây cầu có chiều dài 40 m, được bàn giao cho huyện ngày 10-09-2008. Riêng ở xã Hoà Hưng, từ nhiều năm qua, người dân gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển bằng đường bộ qua kênh Tám Phó, bởi những chiếc cầu bắc qua kênh đều là cầu ván nhỏ hẹp, đã xuống cấp. Từ chương trình “Xóa cầu khỉ nông thôn” do Báo Sài Gòn Giải Phóng phát động, bạn đọc của báo đã đóng góp tiền, người dân địa phương bỏ công sức xây cầu bê tông bắc qua kênh, thay cho cầu ván.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   9°55'59"N   105°22'11"E

Nhận xét

  • Công ty TNHH Hà Thuận cung cấp máy sấy lúa, Đóng Tàu, Vật liệu xây dựng
  • công ty cp kết nối cộng đồng doanh nghiệp - BCC Kết nối hổ trợ doanh nghiệp Thiết kế website Xúc tiến thương mại, Quảng bá sản phẩm
  • Toan thay dau tu tien ty thoi,vay ma nguoi dan van kho,ngay ca mot giot nuoc sach cug k co de dug de cho tui tre con dich benh tran lan..CHAN!
  • Đường từ thị trấn về xã thạnh bình có vỏn vẹn hơn 2km mà cũng không gắn được đèn đường ban đêm chạy xe tối mịt người dân thì bên kia sông kh3 đâm qua còn người di chuyển trên tỉnh lộ thì hạn chế tầm nhìn do tối và bị khuất tai nạn xảy ra chuyền miên ..kinh tế bao nhiêu năm thì chẳng phát triển được gì bị các huyện khác bỏ xa người dân thì chán nản bỏ xứ đi tìm việc làm ..còn người ở lại đầu tư thì lâm vào cảnh vỡ nợ vì sức tiêu thụ yếu kém thưa thớt chỉ mong đường xá mở rộng cơ sở hạ tầng được đầu tư hơn và cán bộ chính quyền linh động hơn trong việc kêu gọi đầu tư tại huyện nhà để bà con có công ăn sở làm .
  • Mong cập nhật số liệu gần nhất giùm ...số liệu quá cũ .
  • Quản lý và giải quyết thủ tục hành chính của huyện rất chậm chạp cán bộ không thân thiện và kiệm lời kiểu như hành dân từ bên đăng ký kinh doanh đến cục thuế. Mở cửa làm việc rất trễ đến 8h30 sáng mới mở nhưng khi 10h 30 thì họ nghỉ trưa rồi ngày làm 4 tiếng đồng hồ.
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 10 năm trước