Đầm Thị Nại

Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Qui Nhon /
 Đăng ảnh

Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích hơn 5.000 ha. Một phần nhỏ của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển (Cảng Quy Nhơn). Địa danh này có âm gốc tiếng Champa gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa; người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州).Minh Quang :0903857977 sống ở đây
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   13°50'35"N   109°14'57"E

Nhận xét

  • Đầm Thị Nại Phía Đông Bắc Quy Nhơn có một đầm lớn chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần 4 cây số. Đầm này đã có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng trong dân gian thì từ lâu vẫn gọi là đầm Thị Nại. Đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại. Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng. Cảnh quan như vậy nên trong các sách cổ nơi đây có tên đầm Biển Cạn. Trong đầm ở gần bờ phía Tây có một núi nhỏ nổi lên hình dáng trông xa tựa như một ngôi tháp cổ, tục danh gọi là tháp Thầy Bói. Có người giải thích sở dĩ có tên như vậy vì xưa kia có một ông thầy xem bói rất giỏi đến đây xây tháp, hành nghề. Những người sùng mộ phải đi thuyền ra để được xem bói. Sau khi ông thầy qua đời, không ai coi sóc, lâu ngày tháp bị gió bão phá sập. Hiện nay trên miếu này vẫn còn một ngôi miếu nhỏ, nhưng không phải ngọn tháp kia mà do dân chài lập ra để thờ thủy thần. Lại có thuyết cho rằng từ xưa đến nay ở đây chẳng có tháp nào cả. Gọi là tháp chẳng qua vì khóm đá trông xa hình thuôn như cái tháp mà thôi. Còn Thầy Bói ở đây là tên một giống chim ăn cá, ngoài Bắc gọi là chim Bói Cá, có người Bình Định gọi là chim Thầy Bói. Đầm nước cạn, dễ bắt cá nên loài chim này kéo về đây kiếm ăn rất nhiều. Lúc mỏi cách chim thường tụ tập trên các khối đá nên có tên như vậy. Không rõ thực hư ra sao, cách giải thích nào là đúng, nhưng tháp Thầy Bói nhô lên trên đầm đã làm cho cảnh quan thêm sinh động, duyên dáng. Mỗi buổi ban mai, trước khi mặt trời nhô lên khỏi dãy Triều Châu, mặt đầm mờ mờ, huyền ảo như chốn thần tiên. Đầm Thị Nại nổi tiếng là nhiều cá và cá ngon, nhất là cá Nục. Có hai loại cá Nục: Nục Vọng và Nục Gai. Cá nhiều ăn không hết, người ta phơi khô, làm mắm. Làm muối, nấu mắm là những nghề truyền thống có từ lâu đời của cư dân sống quanh đầm. Ai đã vào Bình Định hẳn không quên hương vị nước mắm Gò Bồi, thứ mắm làm từ cá Nục Thị Nại. Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã. Trong tiếng Việt cổ, giã là biển. Sau này ở một số vùng giã trở thành từ chỉ nghề đánh cá biển. Có lẽ trước đây cửa biển này là nơi thường xuyên ra vào của thuyền bè đánh cá nên mới có tên như vậy và từ lâu những sản phẩm của biển cả đã ngược theo sông Kôn lên đến tận miền thượng để đổi lấy sản phẩm. Ai về cửa Giã chiều hôm, Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên Thông thường cửa này vẫn thường được gọi là cửa Thị Nại. Cửa được tạo bởi Mũi Rùa bên bờ phía Tây và Gành Hổ thuộc dãy núi Phương Mai bên bờ Đông, trong thế "thủy khẩu giao nha". Theo quan niệm phong thủy, đó là một hình thể đẹp. . Theo Địa chí Bình Định
  • FESTIVAL TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH 2008: Đêm hội hoa đăng trên đầm Thị Nại Lần đầu tiên, sẽ có một đêm hội hoa đăng được tổ chức trên mặt đầm Thị Nại lịch sử. Đêm hội hoa đăng với chủ đề “Quê hương đổi mới” dự kiến sẽ là một hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Festival Tây Sơn - Bình Định năm 2008. Cầu Thị Nại về đêm. Ảnh: Đào Tiến Đạt * Từ ý tưởng mới lạ Đêm hội hoa đăng trên đầm Thị Nại không đơn giản chỉ là thả đèn hoa đăng như trong các lễ hội ở một số địa phương khác, mà sẽ được tổ chức thành một hoạt động liên hoàn, để mọi người được hòa mình vào không gian của một đêm hội thật sự. Đêm hội sẽ chia làm ba phần: liên hoan văn nghệ, trình diễn hoa đăng, thả đèn hoa đăng. Tham gia trình diễn trong đêm hội, sẽ có 21 chiếc thuyền tượng trưng cho 21 năm đổi mới của đất nước. Trong đó, một chiếc thuyền lớn nhất được bố trí cố định tại khu vực trung tâm mặt nước sử dụng trình diễn. Trên mặt sàn thuyền này, sẽ dựng một mô hình bông hoa sen lớn, biểu tượng cho sự đổi mới. Ba mặt xung quanh hoa sen là những tấm panô được tạo hình, trang trí sinh động. 20 chiếc thuyền còn lại cũng được dựng hình hoa sen, nhưng kích thước nhỏ hơn. Sẽ có một sợi dây nhỏ nối liền 21 đèn hoa đăng thành một “dây hoa đăng” buông dài trên đầm Thị Nại. Đèn hoa đăng được làm bằng xốp dày, để nổi trên mặt nước, đồng thời, sẽ thắp bằng lửa thật (hoặc điện ắc quy chứ không dùng đèn pin), nhằm tạo sự lung linh, sinh động. * Màn trình diễn ấn tượng và độc đáo Sau chương trình biểu diễn văn nghệ sôi động để tạo không khí cho đêm hội, màn trình diễn hoa đăng sẽ chính thức bắt đầu ở khu vực mặt đầm gần sát cầu Thị Nại (phía trung tâm TP. Quy Nhơn). 20 chiếc thuyền trước đó đã “nấp” trong rặng cây, sẽ bất ngờ xuất hiện tiến ra khu vực trình diễn. Lúc này, nhạc nền cũng nổi lên, trong khi các thuyền hoa đăng bắt đầu “vẽ” trên mặt nước những dải sáng, với những đường thẳng, đường vòng, đường cua gấp và uốn lượn trên mặt nước, tạo thành những hình ảnh đẹp và ý nghĩa. Đầu tiên, mỗi bên dàn hàng ngang mười chiếc thuyền, đi đan qua nhau, khi ra xa hết diện tích trình diễn theo quy ước, thì cua trở lại. Hai hàng thuyền ấy khi gặp lại nhau, thì không đan qua nhau nữa, mà rẽ lên phía trên, tạo thành hai vòng tròn thật lớn ở hai bên bông sen thuyền trung tâm (bông sen lớn). Tiếp đó, hai hàng thuyền, mỗi bên 10 chiếc, sẽ xếp thành hình mũi tên hay đàn chim, cùng “bay” thật nhanh về phía bông sen lớn rồi lan xa dần. 20 chiếc thuyền khi đó sẽ tạo thành hình vòng tròn lớn, tâm là bông sen. NSND Vũ Hoài: Đầm Thị Nại không chỉ là một địa danh nổi tiếng của Bình Định, mà còn là nơi có cây cầu Thị Nại - biểu tượng tập trung nhất của sự đổi mới, ý chí vươn lên, hướng tới sự phát triển ngày càng vững mạnh của vùng đất này. Chính vì vậy, tôi chọn đầm Thị Nại để tổ chức đêm hội hoa đăng với chủ đề “Quê hương đổi mới”, nhằm tạo nên một hình thức trình diễn hoa đăng mới lạ, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa, khơi gợi được nhiều cảm xúc cho mọi người. Sau đó, các thuyền di chuyển để tạo hình bông hoa xoay tròn quanh “nhụy” là bông sen lớn; rồi lại tiếp tục tạo hình mười vòng tròn lớn. Cảnh kết, ấn tượng và độc đáo nhất, với hình ảnh các thuyền xuất phát từ vị trí gần cầu Thị Nại tiến đến sát bông sen, rồi đột ngột tăng tốc rẽ chéo như nan quạt. Cùng lúc đó, toàn bộ đèn trên bông sen lớn bỗng bật sáng lên, tạo cảm giác “hoa” ánh sáng nở rực rỡ khắp mặt đầm Thị Nại… Sau màn trình diễn này, các thuyền tản ra xa. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhau thả hoa đăng xuống đầm Thị Nại. Khi đó, pháo bông được bố trí sẵn trong tâm bông sen lớn cũng cháy sáng, phun lên rực rỡ, kết thúc một đêm hội hoa đăng đầy màu sắc và ý nghĩa. NSND Vũ Hoài - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, tác giả kịch bản đêm hội hoa đăng - cho biết: “Nếu có kinh phí, tôi sẽ đề nghị Ban Tổ chức chuẩn bị cho mỗi người dự đêm hội một cây nến để đốt lên cầm trên tay khi ra về. Qua đó, tạo nên sự lan tỏa ánh sáng theo mọi ngã rẽ vào trung tâm Quy Nhơn, như sự đổi mới đang ngày càng phát triển trên mảnh đất này”. Hoài Thu
  • gọnnhfgojnhgfohno
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 13 năm trước