Thành Bình Lỗ của vua Lê Đại Hành năm 981
Vietnam /
Mien Nui Va Trung Du /
Bac Ninh /
World
/ Vietnam
/ Mien Nui Va Trung Du
/ Bac Ninh
Sviets / Việt Nam / / Hà Nội /
toà thành cổ, di tích lịch sử
Bình Lỗ là thành cổ được xây dựng trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Chiến thắng Bình Lỗ được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh giá rất cao, ngay khi nằm trên giường bệnh ông cũng không quên căn dặn lại vua Trần Anh Tông là nhà Trần cần học theo kinh nghiệm của nhà Tiền Lê về “đắp thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. Chỉ với một câu nói này của vị tổng chỉ huy ba lần đánh tan quân Nguyên cũng đủ khảng định, không phải Chi Lăng, Tây Kết hay Bạch Đằng mà chính Bình Lỗ mới là trận quyết định số phận quân Tống trong cuộc xâm lược nước ta năm 981.
Theo báo Bắc Ninh xưa và nay, vào thế kỷ thứ 6 có hai vị anh hùng tên là Trương Hống và Trương Hát đã chuyển đến “địa phận làng Tiên Tảo, …thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể dụng binh liền cho quân hạ trại…”. Nhờ đó đội quân của hai ông phát triển rất mạnh và đã góp phần quan trọng vào giải phóng nước Vạn Xuân.
Tháng 10 năm 980, Lê Hoàn “thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước”. Trước kia sông Cà Lồ nối liền sông Hồng với sông Cầu và to hơn hiện nay, từ sông Hồng có thể vào sông Cà Lồ và suôi dòng để ra sông Cầu ở Ngã Ba Xà. Nhà vua đã đi theo dòng sông đến hạ lưu sông Cà Lồ và làm lễ tế, trong truyện Hai vị thần ở Long Nhãn , Như Nguyệt có ghi:“Thần nhân có thể giúp ta thành công được nghiệp này thì việc phong thưởng và cúng đơm muôn đời sẽ không hết”.
Theo sự tích chùa Tiêu Sơn có ghi đúng năm 981 Lý Công Uẩn lên 7 tuổi đã thay nhà chùa vác tre nộp cho nhà vua để ngăn sông chặn giặc. “Đứa bé ra đình làng, thì mọi người đã vác hết cây nhỏ và nhẹ, còn một cây to dài rất nặng, mọi người bỏ lại, đứa bé liền nhấc lên vai, đi một mạch ra bờ sông. Dọc đường ai thấy cũng kinh ngạc, khen đứa bé mới bảy tuổi mà sức vóc đã phi thường”. Tuy nhiên năm đó vua bận chống Tống, chỉ có việc đắp thành Bình Lỗ chứ không xây thành Hoa Lư như ghi trong truyện. Một câu truyện tương tự ở đền Tam Tảo ghi là đắp sông Nhị Hà (sông Hồng) nhưng trên thực tế là đắp thành Bình Lỗ. Những sai sót trên có thể đính chính lại bởi vì chùa Tiêu, nơi sinh ra Lý Công Uẩn rất xa Hoa Lư nhưng lại rất gần Bình Lỗ, chỉ cách nơi này khoảng 13 km. Mặt khác đối với sông Nhị Hà nước sâu không thể dùng tre gỗ để làm hàng rào chặn ngang dòng sông được. Như vậy Bình Lỗ nằm bên sông Cà Lồ chứ không thể ở bên sông Nhị Hà. Theo Tống sử thì : “Lê Hoàn giả vờ xin hàng mà Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng cứ tưởng là thật, chẳng lo phòng bị, nên thua to…”. Theo Truyện "hai vị thần.." thì một đêm nhà vua “mộng thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng, từ phía nam sông Bình Giang mà tới, một người dẫn đoàn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông Như Nguyệt mà lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh”. Đối chiếu với khu vực này thì Bình Giang là sông Cà Lồ, nam sông Bình Giang, bắc sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu ở phía bắc của Ngã Ba Xà là vị trí của thành Bình Lỗ.
Theo báo Bắc Ninh xưa và nay, vào thế kỷ thứ 6 có hai vị anh hùng tên là Trương Hống và Trương Hát đã chuyển đến “địa phận làng Tiên Tảo, …thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể dụng binh liền cho quân hạ trại…”. Nhờ đó đội quân của hai ông phát triển rất mạnh và đã góp phần quan trọng vào giải phóng nước Vạn Xuân.
Tháng 10 năm 980, Lê Hoàn “thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước”. Trước kia sông Cà Lồ nối liền sông Hồng với sông Cầu và to hơn hiện nay, từ sông Hồng có thể vào sông Cà Lồ và suôi dòng để ra sông Cầu ở Ngã Ba Xà. Nhà vua đã đi theo dòng sông đến hạ lưu sông Cà Lồ và làm lễ tế, trong truyện Hai vị thần ở Long Nhãn , Như Nguyệt có ghi:“Thần nhân có thể giúp ta thành công được nghiệp này thì việc phong thưởng và cúng đơm muôn đời sẽ không hết”.
Theo sự tích chùa Tiêu Sơn có ghi đúng năm 981 Lý Công Uẩn lên 7 tuổi đã thay nhà chùa vác tre nộp cho nhà vua để ngăn sông chặn giặc. “Đứa bé ra đình làng, thì mọi người đã vác hết cây nhỏ và nhẹ, còn một cây to dài rất nặng, mọi người bỏ lại, đứa bé liền nhấc lên vai, đi một mạch ra bờ sông. Dọc đường ai thấy cũng kinh ngạc, khen đứa bé mới bảy tuổi mà sức vóc đã phi thường”. Tuy nhiên năm đó vua bận chống Tống, chỉ có việc đắp thành Bình Lỗ chứ không xây thành Hoa Lư như ghi trong truyện. Một câu truyện tương tự ở đền Tam Tảo ghi là đắp sông Nhị Hà (sông Hồng) nhưng trên thực tế là đắp thành Bình Lỗ. Những sai sót trên có thể đính chính lại bởi vì chùa Tiêu, nơi sinh ra Lý Công Uẩn rất xa Hoa Lư nhưng lại rất gần Bình Lỗ, chỉ cách nơi này khoảng 13 km. Mặt khác đối với sông Nhị Hà nước sâu không thể dùng tre gỗ để làm hàng rào chặn ngang dòng sông được. Như vậy Bình Lỗ nằm bên sông Cà Lồ chứ không thể ở bên sông Nhị Hà. Theo Tống sử thì : “Lê Hoàn giả vờ xin hàng mà Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng cứ tưởng là thật, chẳng lo phòng bị, nên thua to…”. Theo Truyện "hai vị thần.." thì một đêm nhà vua “mộng thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng, từ phía nam sông Bình Giang mà tới, một người dẫn đoàn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông Như Nguyệt mà lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh”. Đối chiếu với khu vực này thì Bình Giang là sông Cà Lồ, nam sông Bình Giang, bắc sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu ở phía bắc của Ngã Ba Xà là vị trí của thành Bình Lỗ.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 21°14'25"N 105°55'57"E
- Thành cổ Xương Giang 29 Km
- Thành Hồi Hồ 84 Km
- Thành nhà Hồ 130 Km
- Xã Tam Giang 1.7 Km
- Xã Việt Long 1.8 Km
- yên vỹ 3.2 Km
- Xã Xuân Giang, 3.3 Km
- Xã Hòa Tiến 3.4 Km
- Xã Hương Lâm 3.8 Km
- Xã Yên Phụ 4.9 Km
- xã Kim Lũ 5 Km
- Huyện Yên Phong 5.2 Km
- Huyện Sóc Sơn 11 Km
Nhận xét