Làng Đa Giá
Vietnam /
Dong Bang Song Hong /
Ninh Binh /
Quốc lộ 1A
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Hong
/ Ninh Binh
Sviets / Việt Nam / / /
làng, thôn
Thêm thể loại
Đây là một làng cổ thuộc thị trấn Thiên Tôn/ huyện Hoa Lư/ tỉnh Ninh Bình.
Đa Giá là một ngôi làng cổ với nhiều dòng họ nổi tiếng, có lịch sử lâu đời (làng Môi Viên - tổng Đa Giá - phủ Tràng An trước đây). Làng nằm ở ngã ba Cầu Huyện cạnh quốc lộ 1A, án ngữ trên đường Tiến Yết (trên quốc lộ 38B, đoạn phố Thiên Sơn ngày nay) - con đường chính vào kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt xưa (thế kỷ thứ X, XI).
Từ quốc lộ 1A có thể nhìn thấy đầu làng với cổng tam quan bề thế bên cạnh một ngọn núi thiêng có hình thanh gươm cắm xuống đất: núi Đá Gươm (một phần của núi Sẻ). Phía bắc làng là cổng lớn vào kinh thành Hoa Lư (cửa Đông) được làm bằng đá xanh nguyên khối ở ngã ba Cầu Huyện thuộc thị trấn Thiên Tôn ngày nay. Trên cổng thành còn khắc nguyên đôi câu đối nổi tiếng như là tuyên ngôn mở đầu cho giai đoạn lớn mạnh và độc lập, tự chủ của đất nước: "Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo" "Hoa Lư đô thị Hán Trường An". Câu này có nghĩa là: "Nước Đại (Cồ) Việt sánh ngang với nước Tống đời Khai Bảo" Kinh đô Hoa Lư tương đương với kinh thành Trường An của nhà Hán".
Theo truyền thuyết nổi tiếng của làng thì: "Thưở xưa, có một vị thiên tướng được Ngọc Hoàng Thượng đế cử xuống giúp vua và dân chúng nước Nam đánh giặc ngoại xâm. Khi đất nước sạch bóng quân thù, vị tướng thắng trận cưỡi voi cùng đạo quân của mình trở về đến làng thì được nhà vua, bá quan văn võ và dân làng ra nghênh đón mở tiệc chào mừng. Vị tướng cùng binh lính vui vẻ yến tiệc trong sự hân hoan chào đón của mọi người. Sau đó ngài cởi bỏ mũ, giáp, buộc voi và cắm thanh gươm xuống đầu làng rồi nằm xuống đánh một giấc ngủ dài và sau đó thì thăng hóa về Trời. Sớm hôm sau, thật kỳ diệu các vật dụng mũ, giáp, gươm và voi chiến của ngài thậm chí là đống (đụn) lương thảo của quân sĩ để lại bỗng hóa thành các ngọn núi bao bọc quanh làng. Do hình dáng của các ngọn núi đó rất giống với voi chiến cùng vũ khí, áo giáp... của ngài nên dân làng đã gọi theo là: núi Mũ, núi Sẻ (áo giáp), núi Gươm, núi Voi, núi Đụn (đống lương thảo),... đồng thời lập miếu thờ để tưởng nhớ Ngọc Hoàng và vị tướng trên"...Ngoài ý nghĩa tâm linh, giáo dục, về mặt phong thủy người dân của làng đều tin tưởng rằng vị trí các ngọn núi đó không chỉ tạo nên một thế đất an lành, tươi tốt mà còn có vai trò như các vị thần, như những bình phong bao bọc che chở cho làng.
Có thể nói đây là một trong số ít các ngôi làng truyền thống tiêu biểu cho đồng bằng Bắc bộ - nơi mà mật độ các công trình văn hóa bề thế (chùa Hà, chùa động Thiên Tôn, đình Hàng Tổng, đền Trương, đền núi Đụn, miếu Nam, miếu Bắc, đình, phủ cùng hàng loạt các di tích lịch sử khác, vv...) lại dày đặc và mang đậm nét của đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình đến thế.
Đa Giá là một ngôi làng cổ với nhiều dòng họ nổi tiếng, có lịch sử lâu đời (làng Môi Viên - tổng Đa Giá - phủ Tràng An trước đây). Làng nằm ở ngã ba Cầu Huyện cạnh quốc lộ 1A, án ngữ trên đường Tiến Yết (trên quốc lộ 38B, đoạn phố Thiên Sơn ngày nay) - con đường chính vào kinh đô Hoa Lư của Đại Cồ Việt xưa (thế kỷ thứ X, XI).
Từ quốc lộ 1A có thể nhìn thấy đầu làng với cổng tam quan bề thế bên cạnh một ngọn núi thiêng có hình thanh gươm cắm xuống đất: núi Đá Gươm (một phần của núi Sẻ). Phía bắc làng là cổng lớn vào kinh thành Hoa Lư (cửa Đông) được làm bằng đá xanh nguyên khối ở ngã ba Cầu Huyện thuộc thị trấn Thiên Tôn ngày nay. Trên cổng thành còn khắc nguyên đôi câu đối nổi tiếng như là tuyên ngôn mở đầu cho giai đoạn lớn mạnh và độc lập, tự chủ của đất nước: "Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo" "Hoa Lư đô thị Hán Trường An". Câu này có nghĩa là: "Nước Đại (Cồ) Việt sánh ngang với nước Tống đời Khai Bảo" Kinh đô Hoa Lư tương đương với kinh thành Trường An của nhà Hán".
Theo truyền thuyết nổi tiếng của làng thì: "Thưở xưa, có một vị thiên tướng được Ngọc Hoàng Thượng đế cử xuống giúp vua và dân chúng nước Nam đánh giặc ngoại xâm. Khi đất nước sạch bóng quân thù, vị tướng thắng trận cưỡi voi cùng đạo quân của mình trở về đến làng thì được nhà vua, bá quan văn võ và dân làng ra nghênh đón mở tiệc chào mừng. Vị tướng cùng binh lính vui vẻ yến tiệc trong sự hân hoan chào đón của mọi người. Sau đó ngài cởi bỏ mũ, giáp, buộc voi và cắm thanh gươm xuống đầu làng rồi nằm xuống đánh một giấc ngủ dài và sau đó thì thăng hóa về Trời. Sớm hôm sau, thật kỳ diệu các vật dụng mũ, giáp, gươm và voi chiến của ngài thậm chí là đống (đụn) lương thảo của quân sĩ để lại bỗng hóa thành các ngọn núi bao bọc quanh làng. Do hình dáng của các ngọn núi đó rất giống với voi chiến cùng vũ khí, áo giáp... của ngài nên dân làng đã gọi theo là: núi Mũ, núi Sẻ (áo giáp), núi Gươm, núi Voi, núi Đụn (đống lương thảo),... đồng thời lập miếu thờ để tưởng nhớ Ngọc Hoàng và vị tướng trên"...Ngoài ý nghĩa tâm linh, giáo dục, về mặt phong thủy người dân của làng đều tin tưởng rằng vị trí các ngọn núi đó không chỉ tạo nên một thế đất an lành, tươi tốt mà còn có vai trò như các vị thần, như những bình phong bao bọc che chở cho làng.
Có thể nói đây là một trong số ít các ngôi làng truyền thống tiêu biểu cho đồng bằng Bắc bộ - nơi mà mật độ các công trình văn hóa bề thế (chùa Hà, chùa động Thiên Tôn, đình Hàng Tổng, đền Trương, đền núi Đụn, miếu Nam, miếu Bắc, đình, phủ cùng hàng loạt các di tích lịch sử khác, vv...) lại dày đặc và mang đậm nét của đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình đến thế.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 20°17'38"N 105°57'9"E
- Xã Yên Thắng 9 Km
- Làng Trung Đồng 20 Km
- Làng Phương Nại 20 Km
- Làng Bình Hải 20 Km
- Xã Nga Điền 25 Km
- Xã Hà Lan 26 Km
- Thôn Mỹ Quan 26 Km
- Xã Nga An 27 Km
- Xã Ba Đình 29 Km
- Xã Hà Châu 29 Km
- Xã Ninh Khang 1.7 Km
- Phường Ninh Khánh 2.3 Km
- Xã Ninh Nhất 3.3 Km
- Công viên văn hóa Tràng An 3.7 Km
- Cố đô Hoa Lư 5.4 Km
- Huyện Hoa Lư 5.5 Km
- Khu Du Lich Tràng An 6 Km
- Xã Ninh Xuân 6.1 Km
- Huyện Gia Viễn 9 Km
- Huyện Ý Yên 9 Km
Nhận xét