Thị Trấn Đồng Văn

Vietnam / Mien Nui Va Trung Du / Ha Giang /
 thị trấn, phố (79)

Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang, CHXHCN Việt Nam
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   23°16'37"N   105°21'44"E

Nhận xét

  • Hà Giang có một cổng trời Hà Giang có thác Thí, sông Nho Quế như một dải lụa trắng vắt hờ bên những cánh rừng nguyên sinh Nà Chì ở huyện Xín Mần. Tháng bảy, tháng tám sương khói giăng mờ mặt sông. Hà Giang còn có một Cổng Trời ở Quản Bạ, có một chấm son cột cờ trên đỉnh Lũng Cú, bay giữa gió ngàn quanh năm mây phủ Nơi cả thàng không hề nghe tiếng xe máy Nơi này còn có cao nguyên đá Đồng Văn. Cao nguyên đá len lỏi những vạt lúa nương, ngô bắp nuôi sống bao người dân tộc Lô Lô, Pu Péo, Thái, Dao, Pà Thẻn. Theo một du khách Pháp thì Hà Giang như một ẩn số của thiên nhiên chưa bị con người khám phá nhiều. Đến Hà Giang bạn phải nghỉ đêm ở thị xã để lấy sức cho một ngày đi Quản Bạ, đến miền đá Cổng Trời. Nơi có mặt trời treo mắc trong núi với những đàn trâu, đàn dê thung dung gặm cỏ sương. Ở Quản Bạ có làng thổ cẩm Lùng Tám với rực rỡ những hoa văn chói chang của thổ cẩm người Dao Đỏ, thâm trầm huyền hoặc với thổ cẩm người Thái. Dù ở chợ Khau Vai, chợ cổ Đồng Văn có lanh thời trang Trung Quốc tràn sang, nhưng người dân tộc Pà Thẻn, người Thái trắng, người Tày ở vùng Mèo Vạc, Quản Bạ họ vẫn trồng lanh, dệt vải may mặc quanh năm. Đến Quản Bạ chớ quên thưởng thức hồng không hạt, mèn mén, bánh ngô nướng ngọt và bùi không thể tả được. Chỉ cần một ngày đủ để leo lên cực bắc Hà Giang nơi có cột cờ Lũng Cú, rồi ghé chợ cổ Đồng Văn uống chè Lũng Phìn, ăn Tẩu Chúa, thịt bò khô hun khói, thưởng thức mật ong, hoa bạc hà. Cũng nên thử đặt chân vào làng dân tộc Pu Péo, có nhà lấp xấp, lô nhô, mái lợp tôn xi măng nhưng tường thì đắp đất, đắp đá, cây cứ leo quanh nhà. Nơi quanh năm suốt tháng không nghe một tiếng ồn của động cơ xe máy, chỉ nghe tiếng gà, tiếng luyện chim hoạ mi và chim gáy. Nơi cần đến thăm nhất là cao nguyên đá Đồng Văn mùa đông lẫn mùa hè đầy ắp hoa vàng dược liệu. Từ cao nguyên đá lội xuống Mèo Vạc, đi chợ tình Khau Vai, nhìn những cặp vợ chồng, trai gái say rượu ngủ quên trên đường. Trên đường về ghé làng dân tộc Lô Lô, xem hoa mận trắng nở muộn ở đỉnh Mã Pí Lèng. Đặc sản địa phương Huyện Đồng Văn có mèn mén, cháo Ấu Tẩu, ấu trùng ong, mật ong hoa bạc hà. Chè Lũng Phìn, thắng cố. Giá từ 2.000 - 30.000 đ/sp Huyện Mèo Vạc: có thịt bò khô, quả lê, đậu xi, các loại thuốc biệt dược quý mua ở chợ Khau Vai. Huyện Vị Xuyên: Thảo quả muối, xôi ngũ sắc, rượu - thóc Tùng Bá, thịt hun khói, khu du lịch suối khoáng Quảng Ngần, trà Shan tuyết Lũng Vài.
  • Phiên chợ tình Khau Vai huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, bây giờ không còn lạ lẫm với mọi người, dù ai đó chưa lần nào đến dự. Nhưng qua sách báo, truyền hình, Khau Vai như người quen chưa gặp mặt. Vẫn một năm phiên chợ họp một lần vào ngày 27-3 Âm lịch. Nhộn nhịp đường đến Khau Vai Để kịp ngày dự đêm chợ tình Khau Vai, đêm 26-3 Âm lịch, chúng tôi đã đến Hà Giang trước một ngày. Thật không ngờ, tất cả khách sạn ở Hà Giang đều hết phòng, vì lượng khách ở khắp nơi đổ về Hà Giang quá đông. Không chỉ khách ở các tỉnh phía Bắc đến, mà khách tận Cà Mau, vùng đất cực Nam tổ quốc đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng có mặt để dự phiên chợ huyền thoại, có một không hai ở tận vùng cao nguyên đá Mèo Vạc. Đêm đó, các quán ăn ở Hà Giang đều đông nghẹt khách, ai cũng râm ran kể về câu chuyện thấm đẫm nước mắt của đôi trai gái yêu nhau không trọn ở Khau Vai, mà không ai biết câu chuyện ấy xảy ra lúc nào, tất cả như một truyền thuyết. Hôm sau, chúng tôi đến thị trấn Mèo Vạc trong tiết trời oi bức. Con đường gấp khúc từ Hà Giang đến Mèo Vạc gần 170km, thường ngày vắng tênh, nay đông đúc, từng đoàn xe ô tô, gắn máy nối đuôi nhau dập dìu. Mèo Vạc hôm nay thay đổi nhiều quá, những con đường làng trơn trợt hôm nào, nay đã là những con đường trải nhựa rộng thênh thang. Chợ Mèo Vạc được xây dựng bề thế, rộng lớn, nhiều gian hàng bày bán đủ các loại hàng hóa, từ cây đinh, cọng kẽm đến các loại vải vóc và nhiều mặt hàng điện tử hiện đại. T ôi ngỡ ngàng đi giữa những phố xá khang trang, đẹp đẽ của một đô thị vùng cao nguyên đá, mà mừng cho Mèo Vạc thay da đổi thịt. Kỷ vật đêm tình Mua sắm quà tặng là một niềm vui trong phiên chợ tình Hôm nay tuy không phải là ngày nhóm chợ phiên Mèo Vạc, nhưng tại trung tâm huyện có hội chợ thương mại phục vụ lễ hội chợ tình Khau Vai. Trên đường phố lũ lượt các chàng trai, cô gái ở các bản gần, thôn xa trong những bộ y phục rực rỡ đủ sắc màu, che dù hoa đến hội chợ. Càng về chiều, gió lồng lộng từ muôn ngàn núi đá thổi về dịu mát, số người đến chợ càng thêm đông. Họ đến chợ trong những bước chân lầm lũi, vội vàng và im lặng. Hiếm gặp ai nói cười, đùa giỡn, đường phố dẫu có đông người, nhưng vẫn mang dáng dấp trầm lặng, không ồn ào, cái nét đặc thù của những con người bước ra từ đá. Tuy không nói, nhưng trên gương mặt mỗi người ẩn chứa những nỗi niềm sâu lắng trong lòng. Bao điều náo nức mong đợi cả năm nay, chỉ mong được thố lộ với người bạn tình vỏn vẹn trong một đêm tình phiên chợ Khau Vai. Hôm nay, họ đến chợ để mua những món quà đầy ắp yêu thương tặng người tình sẽ gặp lại nhau trong đêm chợ phiên. Cũng không ít người đi sắm cho mình những bộ váy mới, để mặc đi chợ làm duyên với người yêu. Tôi chú ý đến một cô gái Mông, nãy giờ cứ đi hết gian hàng này đến gian hàng nọ, cô vẫn không tìm mua được chiếc áo mình ưa thích, nét mặt cứ đắn đo, suy nghĩ. Hỏi chuyện làm quen, cô gái tròn xoe đôi mắt, vô tư nhoẻn miệng cười khoe đôi hàm răng trắng đều như bắp, e ấp mãi mới nói được đôi lời: “Em nói chút chút thôi”. Tôi hiểu là cô biết tiếng Kinh ít lắm nên tôi hỏi chậm rãi: “Em mua quà tặng người yêu?”. - Có ai yêu em đâu, em xấu quá mà, mua áo mới mặc cho đẹp một tí, để đi chợ tình Khau Vai. Cô gái thẹn thùng nói. Một cô gái khác đang lựa mua đôi giày vải, cô nói với chúng tôi trong nét mặt rạng rỡ: - Mua giày tặng người yêu. Cô gái ngập ngừng nói. Rồi cô móc tiền trong túi đếm tới đếm lui vừa đủ để trả tiền đôi giày. Có lẽ để mua được đôi giày, cô gái đã phải nhọc nhằn dành dụm suốt một mùa ngô. Đây là một trong những hình ảnh quen thuộc mà tôi đã gặp nhiều lần mỗi khi có dịp đi chợ tình Khau Vai. Hoàng hôn dần buông, trên những con đường mòn dẫn về rẻo xa ngoằn ngoèo như con rắn khổng lồ, thấp thoáng những bóng dáng màu xanh chàm nghiêng nghiêng, dần khuất sau những núi đá, đó là những người hả hê ra về khi đã chọn được món quà tặng người yêu trong đêm chợ tình Khau Vai. Nơi đây, tôi gặp lại anh Lình Văn Vá, nguyên Bí thư xã Khau Vai, tôi đã quen anh hơn 12 năm trước, khi lần đầu tiên tôi đến chợ tình. Anh Vá cười móm mém, khoe: - Mỗi năm khi đến phiên chợ tình, bọn trẻ tặng người yêu món quà tình ái, còn mình thì không có người yêu, chỉ có vợ thôi. Mình tặng cho vợ… cái này. Vừa nói, anh Vá chìa ra chiếc hộp nhỏ loại đựng nữ trang trên tay, nhưng anh bí mật không cho tôi xem. Anh nói: “Đây là phần quà của cha con tôi góp tiền lại để mua, chỉ vợ tôi mới được xem thôi”. Một đêm tình yêu của phiên chợ tình Khau Vai thầm lặng mà sâu lắng như vậy đó, không ai bán, không ai mua, họ cùng cho và cùng nhận. Chỉ có những người nặng lòng với Khau Vai, những người đã gửi gắm vào đó những mối tình mới thấu hiểu, mới nôn nao mong đợi cái giây phút tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng thiêng liêng. Nguyễn Tường Lộc
  • ha giang la noi ma tui da mo mong ve no' 1 nguooi toi thuong nhat o do toi thich noi do I Love You ha giang I Love You Meo Vac
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 7 năm trước