Núi Thiên Nhẫn

Vietnam / Khu Bon Cu / Vinh /

núi Thiên Nhẫn có thành Lục niên, có thác "Gáo nước đổ", có mộ La Sơn Phu Tử...
*******************************************
Thành Lục Niên thuộc địa phận huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thành được Lê Lợi xây dựng trên núi Thiên Nhẫn vào cuối năm 1424.
Thành có hình chữ nhật được xây dựng theo lối ghép đá trên độ cao 178m. Thành đắp bằng đá núi, đến nay vẫn còn di tích. Trước cửa thành có bờ đá thẳng, dựng đứng xuống, cao chừng vài chục mét, tạo nên thế hiểm trở, có khe nước chảy qua, tạo thành một thác cao gọi là khe Hồ Thành. Chỗ khe nước chảy ra cũng là chỗ cửa thiên tạo tự nhiên của thành Lục Niên.
Từ đây, Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn có thể bao quát và khống chế cả một vùng rộng lớn của lưu vực sông Lam, sông La theo dõi hoạt động của quân Minh trong thành Nghệ An. Chỉ huy nghĩa quân vây hãm thành Nghệ An, xây dựng lực lượng vững mạnh về mọi mặt để tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Minh xâm lược, giải phóng đất nước thế kỷ XV.
Nơi đây từ cụm Nam Hoa còn mang dấu vết của Trần Trùng Quang mười mấy năm trước đến cụm Sa Nam còn giữ uy nghi của vua Mai gần tám thế kỷ xa xưa, long dân bao giờ cũng nhiệt thành bảo vệ và phục vụ những người phất cờ chiến đấu vì nước. Nơi đây còn có những ruộng lúa, vườn khoai có truông Băng, bàu Nón, cánh đông Đại Trai và bao nhiêu đất đai khai khẩn từ thời Lý Nhật Quang.
*********************************
Thác Bộc Bố đổ từ trên núi Thiên Nhẫn ở giáp giới 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chảy xuống, gần thành Lục Niên, được gọi tên nôm là Gáo Nước Đổ. Trước gọi là khe Việt Thường hay khe Bộ Cứu.
**********************************
Nguyễn Thiếp (l723-1804) có tên hiệu La Sơn phu tử. Ông là bậc thầy hiền sĩ thức thời, danh tiết thanh cao, biết người biết mình, không màng danh lợi. Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723) ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Úc, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông còn có nhiều tên hiệu, tên tự khác như La Giang phu tử, Lam Hồng Dị Nhân, Khải Xuyên, Khải Chuyên, Nguyệt Úc, Lạp Phong cư sĩ, Hạnh Am, Hầu Lục niên, Lục niên Tiên sinh, Điên ẩn, Cuồng ẩn. Ông được nuôi dưỡng trong một gia đình văn hóa uyên thâm. Bên nội thuộc dòng dõi của Bảng nhãn Nguyễn Bật Lạng triều Lê Thần Tông. Bên ngoại là họ Nguyễn “Trường Lưu”, một dòng họ khoa bảng nổi tiếng “văn phái Hồng Sơn”. Nguyễn Thiếp nổi tiếng thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu. Năm 20 tuổi, ông thi hương đậu giải nguyên. Năm 26 tuổi, ông thi hội đậu tam trường. Năm 30 tuổi, ông nhậm chức huấn đạo ở phủ Anh Sơn. Năm 40 tuổi, ông làm tri huyện Thanh Chương. Năm 46 tuổi, ông từ quan, về dựng nhà sống ẩn trên núi Thiên Nhẫn (Lục niên thành). Thời ấy, thế cuộc rối ren, vua Lê suy nhược, chúa Trịnh lộng quyền, Trịnh Giang giết vua, loạn thần chuyên chính, Lê Duy Mật dấy loạn, lời trung khó dùng, can gián mang họa. Nguyễn Thiếp thức thời, chán cảnh quan trường, không màng danh lợi nên đã từ quan về sống ẩn, đi chơi nay đây mai đó, xem xét địa thế
Nguyễn Thiếp là nhà văn hoá lớn tiêu biểu cho sự độc lập văn hóa của Việt Nam. Ông đã tận lực giúp vua Quang Trung hoàn thiện chữ Nôm, biên dịch các sách chữ Hán sang chữ Nôm để phục vụ cho chính sách sử dụng chữ Nôm trong mọi sinh hoạt văn hoá Việt Nam, dùng chữ Nôm trong các văn bản, sắc dụ để thay thế chữ Hán. Ông làm Viện trưởng Viện Sùng chính đã dày công phiên dịch các bộ sách Tứ thư và Ngũ kinh. Ông là một học giả uyên thâm Hán văn và chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa sâu đậm, nhưng đã gìn giữ trọn vẹn văn hoá truyền thống của dân tộc. Tiếc rằng những tác phẩm của La Sơn phu tử đến nay không còn nữa.
Nguyễn Thiếp mất năm 1804, hưởng thọ 81 tuổi. Lăng mộ Nguyễn Thiếp, hiện thuộc xã Nam Kim dưới chân dãy Thiên Nhẫn. Trước mộ ông là hồ nước Nam Kim trong xanh, phẳng lặng. Mộ ông là một trong những điểm đến nổi tiếng của quần thể di tích lịch sử-văn hoá vùng đất Lam Hồng...
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   18°36'47"N   105°30'8"E

Nhận xét

  • Thành Lục Niên nằm trên núi Thiên Nhẫn giữa hai huyện Nam Đàn và Hương Sơn, khá xa huyện Thanh chương. Bản đồ chi tiết vùng này có nhiều sai sót về vị trí, hình dáng, độ rộng hẹp, v. v... của một số làng xã, núi đồi, sông hồ,... Ghi danh cũng thiếu. Nhất là phần chú thích; người ta có cảm nghĩ là đây là trò "lăng xê", trò phô phang, nếu không là trò chơi của những ai đó có "đặc quyền" bôi bác. NHan nhãn những: "nhà... đây rồi", "xóm... quê... anh đó", "nhà (anh đây)", "nhà đại ca...", "nhà em...", nhà dì...", "thân yêu của tui", "ô nơi rèo bò câu cá",... không kể xiết! Trong khi đó, thành Lục Niên kề đấy chẳng thấy động đến ngay cả ghi dấu! Trong khi đó, chẳng thấy giới thiệu quê của Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,... ! (Những danh nhân này chẳng là gì so với những anh, em, dì, ... "của tui"!) Vậy bản đồ hoành tráng, chi tiết, công phu này để làm gì đây? để cho ai đây?
  • Nha minh o ngay thanh luc nien . dung la khe nuoc dep that nhu thac dam ri o lam dong vay.
  • mình rất tự hào về mãnh đất nam kim đầy yên tĩnh và gắn vs chiến công lịch sử
  • Tớ cũng là người 9 nam (giờ gọi là 5 nam) của huyện Nam Đàn , Thửo nhỏ tớ đả trông cây trên núi Thiên Nhẫn , đã từng leo truông Thành từ Nam Sơn qua Sơn Thịnh , tớ thấy bài viết chưa lột tả được vùng quê và lịch sử ở đây
  • M cung vay , qua son thinh m choi b
  • Xa son thinh duoi chan nun ma ko thay trong ban do nhi
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước