Khu Bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc -Núi Ông

Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Phan Thiet /
 công viên / khu bảo tồn thiên nhiên  Thêm thể loại


www.youtube.com/watch?v=XAi3VTSdTxU
Địa hình và thủy văn

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông nằm ở vùng đất thấp Nam Trung Bộ Việt Nam. Đây là khu vực nằm trên núi Ông, cao 1302 m. Các khe suối hình thành ở phía bắc của khu bảo tồn đổ vào sông La Ngà, sông La Ngà là một nhánh của con sông Đồng Nai. Các khe suối hình thành ở phía nam khu bảo tồn đổ vào sông Phan và sông Cái, các con sông này chảy về hướng nam và đổ ra biển Đông.

Đa dạng sinh học

Khu BTTN Núi Ông có 23.194 ha rừng, tương đương với 91% tổng diện tích (Chi Cục Kiểm Lâm Bình Thuận, 2003). Các kiểu rừng chính tại khu bảo tồn gồm rừng thường xanh, rừng rụng lá và nửa rụng lá (Anon. 1992). Kiểu rừng phân bố rộng nhất là rừng thường xanh đất thấp, tuy nhiên ở những vùng bị xáo trộn mạnh nhất bởi hoạt động khai thác gỗ là nơi có rừng nửa rụng lá ưu thế bởi các loài họ Dầu Dipterocarpaceae. Khu vực còn có một số diện tích nhỏ của kiểu rừng rụng lá nguyên sinh ở vùng xa nhất về phía đông nam của khu bảo tồn. Tại những đai cao hơn có kiểu rừng thường xanh núi thấp và rừng lùn xuất hiện ở đai cao nhất xung quanh đỉnh núi Ông. Ngoài ra còn có trảng cỏ, trảng cây bụi, trảng cây bụi có cây gỗ rải rác ở những vùng thấp.Tổng số có 332 loài thực vật bậc cao có mạch đã được ghi nhận tại Khu BTTN Núi Ông, trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc bà rịa Dalbergia bariensis. Về khu hệ động vật của Núi Ông, theo dự án đầu tư có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận. Trong đó có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu như Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus nigripes và Vượn đen má hung Hylobates gabriellae (Anon. 1992). Tuy nhiên, tình trạng của các loài này tại hiện nay ở đây cần phải xác định rõ.

Các vấn đề về bảo tồn

Dân số trong khu vực vùng đệm chủ yếu là dân tộc Kinh, K’ho, Chàm và Ra-glai, chủ yếu sinh sống bằng nghề canh tác lúa, cả lúa nước và lúa nương. Ngay cả trong ranh giới khu bảo tồn cũng có một số hộ dân sinh sống và sản suất nông nghiệp (Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận 2000).
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   11°3'43"N   107°45'33"E

Nhận xét

  • Khu Bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc-Núi Ông. Nếu các bạn thấy chưa thỏa mãn về điều gì đó thì chúng ta nên trao đổi trên diễn đàn hoặc qua tin nhắn, xoq1 đi, xóa lại khó lắm!
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 13 năm trước