TX. Quế Võ

Vietnam / Mien Nui Va Trung Du / Bac Ninh /
 thành phố  Thêm thể loại

Quế Võ là một huyện được thành lập năm 1961, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện lỵ là thị trấn Phố Mới.

Thị xã Quế Võ ở phía Tây giáp huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Phía Nam của huyện là sông Đuống; qua sông là Thị xã Thuận Thành và huyện Gia Bình. Phía Bắc huyện là sông Cầu; qua bên kia sông là các huyện Việt Yên và Thành phố Bắc Giang của tỉnh Bắc Giang. Ở phía Đông giáp Thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.

Địa hình cơ bản của Quế Võ là đồng bằng. Có một số đồi xót. Huyện có một diện tích nhỏ rừng trồng

Quế Võ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:

Thị trấn Phố Mới (huyện lị.
20 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Chi Lăng, Đức Long, Châu Phong, Đào Viên, Đại Xuân, Hán Quảng, Mộ Đạo, Nhân Hoà, Ngọc Xá, Phượng Mao, Phương Liễu, Phù Lãng, Phù Lương, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống và Yên Giả.

Thế kỷ VI: Triệu Việt Vương rời kinh đô của nhà nước Vạn Xuân từ Long Biên về Vũ Ninh, nay ở Quế Võ.
Năm 1086 đến năm 1094: xây chùa Dạm
Thời Lý, địa phận huyện Quế Võ ngày nay thuộc châu Vũ Ninh.
Thời thuộc Minh là huyện Vũ Ninh thuộc châu Vũ Ninh, phủ Bắc Giang[3].
Thời Lê Thánh Tông, là các huyện Quế Dương và Võ Giàng, là hai trong năm huyện của phủ Từ Sơn, thuộc thừa tuyên Kinh Bắc[4][3]. Đến đầu đời Lê trung hưng (năm 1533), vì kiêng húy của vua Lê Trang Tông (Lê Duy Ninh) nên đổi huyện Vũ Ninh thành Vũ Giang, sau lại kiêng húy của Uy Nam vương Trịnh Giang nên đọc chệch âm là Vũ Giàng hay Võ Giàng.
Năm 1962: sáp nhập hai huyện Võ Giàng và Quế Dương thành huyện Quế Võ. Các thay đổi hành chính có liên quan từ thời Nguyễn đến trước năm 1961 xem tại các bài Quế Dương và Võ Giàng.
Năm 1972, một số xã đã đổi tên trong các năm 1948-1949 tiến hành đổi lại tên: Quốc Thắng đổi là Phương Liễu, Cộng Lạc đổi là Quế Tân, Tân Dân đổi là Yên Giả, xã Đức Thành đổi là xã Đào Viên[5].
Năm 1985, xã Đại Phúc thuộc huyện Quế Võ sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh. Tại thời điểm đó, huyện Quế Võ có 23 đơn vị hành chính trực thuộc. Đó là các xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Chi Lăng, Châu Phong, Đức Long, Đào Viên, Đại Xuân, Hán Quảng, Kim Chân, Mộ Đạo, Nhân Hoà, Nam Sơn, Ngọc Xá, Phượng Mao, Phương Liễu, Phù Lãng, Phù Lương, Quế Tân, Vân Dương, Việt Hùng, Việt Thống, Yên Giả.
Năm 1995, thị trấn phố Mới, huyện lỵ huyện Quế Võ được thành lập trên cơ sở 77 ha diện tích đất tự nhiên và 1.863 nhân khẩu của xã Việt Hùng; 197 ha diện tích đất tự nhiên và 2.469 nhân khẩu của xã Phượng Mao. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Việt Hùng còn lại 830 ha diện tích đất tự nhiên và 8.416 nhân khẩu; xã Phượng Mao có 382,72 ha diện tích tự nhiên và 3.342 nhân khẩu. Tại thời điểm đó, huyện Quế Võ có 24 đơn vị hành chính trực thuộc.
Năm 2007, các xã Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn của huyện Quế Võ sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh

Lễ hội:

Tháng giêng
Mùng9-10: Hội Giang Liễu ( Phương Liễu ) với nhiều trò chơi dân gian.
Mùng 6­-15: Hội "chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau
Ngày 10­-15: Hội làng Vân Đoàn (Đức Long) có tục rước lợn đen (ông ỷ)
Ngày 24-26: Hội làng Liễn Thượng (Đại Xuân) Lễ hội thường có hát quan họ và các chò trơi dân gian như: Cầu nông, bóng đá, bóng chuyền, trọi gà, đập liêu, đu quay, bịt mắt bắt dê...và còn rất nhiều trò khác. Rất hân hạnh được đón tiếp du khach." thien_thai_6686@yahoo.com "
Tháng 2
Ngày 6-8: hội làng Thống Thượng-Xã Việt Thống
ngày 7-9 hội làng Châu Cầu Châu Phong
Ngày 10­/02 Hội Đình Làng Quảng Lãm- Đình làng đã được sắc phong Sở Văn Hoá Thông Tin Tỉnh Bắc Ninh
Ngày 11/12 Hội Làng Hán Đá và Thị thôn
Ngày 14: Hàm Long ở xã Nam Sơn
Ngày 14­-15: Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng
Ngày 26: Hội làng Tiến Sĩ Kim Đôi ở xã Kim Chân
Tháng 3
Ngày 10: Hội đền thờ Nguyễn Cao làng Cách Bi xã Cách Bi
Ngày 15: Hội đình Từ Phong ở xã Cách Bi
Tháng 4
Ngày 20: Hội đền Vân Mẫu ở xã Vân Dương
Tháng 8
Ngày 14: Hội rước nước đền Phả Lại ở xã Đức Long Tập tin:DSC03782.JPG
Tháng 9
Mùng 8-­9: Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn
Tháng 10
Ngày 15: Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   21°8'41"N   106°11'36"E

Nhận xét

  • Nghề gốm Phù Lãng được hình thành và phát triển ở đây vào khoảng thời Trần, thế kỷ XIV. Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc - Hà Bắc, thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu, sau đó, chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII), nghề được truyền đến đất Phù Lãng. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số nhà sưu tập còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17-19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu... Gốm Phù Lãng tập trung vào 3 loại hình: Gốm dùng trong tín ngưỡng (lư hương, đài thờ, đỉnh...); gốm gia dụng (lọ, bình, ang, chum, vại, bình vôi, ống điếu...); gốm trang trí (bình, ấm hình thú như ngựa, voi...).
  • 10- 3 hội làng liễn hạ
  • 10-03 le hoi an dang cach bi
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 3 tháng trước