Huyện Đông Sơn

Vietnam / Khu Bon Cu / Thanh Hoa /
 quận, huyện, chỉ vẽ đường viền
 Đăng ảnh

Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Huyện Đông Sơn là huyện đồng bằng, nằm trong lưu vực của sông Mã, phía Đông giáp thành phố Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Thiệu Hóa, phía Tây giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nông Cống, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương, đều thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Diện tích tự nhiên: 106,4km2 - Dân số: 109.800 người - Ðơn vị hành chính: 19 xã và một thị trấn
Là huyện đồng bằng, trước đây, kinh tế Ðông Sơn chủ yếu là thuần nông độc canh cây lúa nên đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của người dân tương đối thấp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Ðảng, Nhà nước, Tỉnh uỷ, nhất là thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ về phát triển kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại; đặc biệt là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế huyện Ðông Sơn dịch chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch này đã góp phần tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Ðông Sơn.

Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá đi khoảng 5 km về hướng tây, sẽ tới trung tâm huyện Ðông Sơn. Là huyện đồng bằng, Ðông Sơn nằm ở vị thế giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, một phần huyện Thiệu Hoá và huyện Triệu Sơn ở phía tây, huyện Nông Cống ở phía nam, huyện Thiệu Hoá ở phía bắc. Qua nhiều giai đoạn phát triển, tính đến năm 1996, diện tích huyện Ðông Sơn là 106,4km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 7.065,93 ha, chiếm 66,4%; còn lại là đất chuyên dùng, đất đô thị, đất lâm nghiệp. Theo tổng điều tra dân số cuối năm 1999 là 109.800 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 54.000 người, lao động nông nghiệp chiếm 60%.
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, diện tích đất tự nhiên của huyện Ðông Sơn tuy không rộng, nhưng đất đai lại rất màu mỡ, xen kẽ là những núi đá vôi nhỏ đã tạo nên thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành tiểu thủ công nghiệp khắc chạm đá mỹ nghệ. Hơn nữa, với bề dày truyền thống của vùng đất mà ở đó nền văn hóa Ðông Sơn phát triển rất rực rỡ, huyện Ðông Sơn được coi là một trong những cái nôi của nền văn hoá Việt Nam. Từ xa xưa, những người dân sinh sống trên mảnh đất này luôn được biết đến với đức tính cần cù, chịu khó và khéo léo trong lao động sản xuất. Với đôi bàn tay tài hoa ấy, nhiều sản phẩm truyền thống như: chế tác đá mỹ nghệ, nghề gốm sứ mỹ nghệ đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Ðây chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp cho người dân Ðông Sơn đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội.

Từ lợi thế của một huyện ven thành phố Thanh Hoá, giao thông thuận lợi do có các quốc lộ 45, quốc lộ 47 và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, huyện Ðông Sơn có nhiều ưu thế trong giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế. Thêm nữa, huyện Ðông Sơn với hai đô thị vệ tinh của thành phố Thanh Hoá là thị trấn Rừng Thông, đô thị Nhồi đã mở ra triển vọng lớn trong việc hình thành các tụ điểm kinh tế của huyện.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   19°47'44"N   105°42'12"E

Nhận xét

  • dong son co nhieu the manh nhu nhan luc roi dao tay nghe cham khac da my nghe,va nhat la duc chong dong da noi tieng khap nuoc,vay tai sao nen kinh te ds van phat trien co the noi la cham,so voi cac huyen thi giap danh cua thanh pho thanh hoa
  • nho
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước