Hồ Vĩnh Trinh | hồ chứa nước

Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Hoi An /
 hồ chứa nước  Thêm thể loại
 Đăng ảnh

Hồ Vĩnh Trinh
Nơi gi dấu một giai đoạn đau thương của quảng nam.(1955)
Đập Vĩnh Trinh ơi xé đường mây kêu thấu Đây Vĩnh Trinh ghi dấu căm hờn Đồi thông cao nhìn mặt kẻ sát nhơn Vạt cỏ rụi chứng tri dòng lửa cháy…
Câu ca trên lưu truyền cho đến mãi sau này nhiều người dân ở huyện Duy Xuyên đều thuộc lòng, bởi cái ngày đen tối đó nhiều người thân của họ đã vĩnh viễn ra đi. Còn đối ông Nguyễn Văn Dương, nguyên Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên, nay về hưu sống tại thôn Châu Hiệp, trị trấn Nam Phước nhớ lại, gần 4 tháng khi Hiệp định Giơ - ne - vơ ký chưa ráo mực, nhưng với bản chất tàn bạo, bọn Quốc dân đảng đã cài cắm người của chúng vào bộ máy chính quyền các cấp để thực hiện dã tâm thâm độc nhằm đàn áp, khủng bố, thanh trừng những người kháng chiến cũ. Tên Lê Đình Duyên, quận trưởng lúc bấy giờ, triệt để thực hiện chiêu bài “Diệt ác, trừ cộng”, “Thà giết lầm mười người còn hơn để sót một tên cộng sản”. Vì vậy chúng chia nhau ngày đêm rình mò khắp các nẻo đường, ngõ xóm, bắt những người dân vô tội, những người có liên quan đến cộng sản. Cảnh bắt bớ giam cầm, tra tấn dã man diễn ra tại khắp các đình, chùa, miếu trong huyện như: chùa Bà Giám, đình Lệ Trạch, đình Thu Bồn, đình Xuyên Đông, đình Thọ Sơn… Điển hình cho dã tâm thâm độc và hèn hạ của kẻ thù là vụ thảm sát tập thể 37 chiến sĩ, đồng bào tại đập Vĩnh Trinh vào đêm 29 rạng ngày 30 giáp tết năm Ất Mùi (đêm 21-1-1955) bị nhân dân cả nước và loài người tiến bộ lên án.

Ông Dương cho biết, ông Lê Bài (người làng Cây Quýt, xã Duy Phước, đã qua đời sau giải phóng) là nạn nhân bị hành quyết sau cùng, lợi dụng trời tối đã trốn thoát được. Sau này, chính ông Bài kể lại câu chuyện đêm ấy để ông Dương luôn nhắc nhở cán bộ chiến sĩ trong huyện noi gương khí tiết của những người cộng sản trước mọi hiểm nguy và thâm hiểm của kẻ thù… Cận tết năm ấy, bọn địch tung tin sẽ thả những người bị bắt giam về nhà ăn tết. Nhưng âm mưu ẩn giấu của chúng là một kế hoạch vô cùng thâm hiểm và tàn bạo: đem đi hành quyết 37 người vốn là những cán bộ cơ sở cách mạng của Duy Xuyên thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đập Vĩnh Trinh là địa điểm bọn chúng chọn hành quyết để phi tang, bởi đây là một hồ nước giữa bốn bề núi đồi hoang vu, ít người qua lại và xa khu dân cư.



Một góc hồ Vĩnh Trinh - nơi xảy ra vụ thảm sát.



Trưa 29 tết năm ấy, khi trời còn đứng bóng, nắng như đổ lửa, nhưng một đội quân của chúng lặng lẽ lên ém ở đập Vĩnh Trinh. Bọn chúng không quên mang theo búa, rìu, kìm, dao, kéo, dây dừa, dây kẽm gai đã dứt ra từng đoạn. Chúng chọn một bãi đất bằng phẳng phía đông mặt đập, cách mặt nước chừng 20m làm nơi sẽ tập kết tù binh. Bọn chúng lục tìm những hòn đá vừa hai người khiêng gom lại một chỗ. Phía dưới lòng hồ chuẩn bị một chiếc thuyền nan chờ lệnh…

Đúng theo kế hoạch đã định, 19 giờ tối hôm ấy, tại chùa Bà Giám, chúng ra lệnh cho người cai ngục đọc danh sách từng người, đánh lừa tù nhân được tha về quê ăn tết để ký vào biên bản làm bằng chứng. Nhưng với sự xảo trá vốn có, bọn chúng đã bố trí sẵn lực lượng đón lõng; các tù nhân vừa bước ra khỏi cổng đều bị bắt lại, hai tay đưa ra sau lưng trói lại, nhét giẻ vào miệng rồi cột xâu từng tốp từ 4 đến 5 người để dẫn lên đập. 22 giờ đêm hôm ấy trời tối đen như mực, 37 đồng bào, chiến sĩ của ta (trong đó có một chị đang mang thai) bị bọn chúng gom lại trên một bãi đất đã định. Như kịch bản đã dàn dựng trước, chúng chia thành từng tốp tù nhân để hành quyết nhằm gây căm phẫn cho tốp sau. Chúng kéo từng tốp tù nhân đến sát bờ đập, rạch mặt, cắt tai, xẻo mũi, mổ bụng, moi gan… rồi đổ dầu đốt cháy da mặt từng người. Sau đó, chúng lấy dây dừa, dây kẽm gai buộc từng hòn đá lên từng người, cho ghe chở ra giữa lòng hồ vứt xác xuống nước nhằm phi tang. Khi chúng hành quyết đến tốp cuối cùng, biết thế nào cũng chết, đồng chí Tào Tri, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến xã Duy Hòa vùng vẫy thoát khỏi tay chúng, giật bay cuộn giẻ nhét trong miệng, hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo bọn giết người, Hồ Chủ tịch muôn năm!”, rồi tự mình nhảy xuống vực sâu của đập.

Mọi dã tâm thâm độc của kẻ thù những tưởng sẽ chìm sâu dưới lòng đập Vĩnh Trinh, nhưng sự tính toán không bao giờ kín hết kẽ đã phơi bày tội ác của chúng. Xác những người chết sau 3 ngày trương phình lên, làm đứt tung những sợi dây dừa cột đá, nổi lên mặt nước.



Bà Lê Thị Chủng có chồng hy sinh tại đập Vĩnh Trinh.



Bà Lê Thị Chủng (79 tuổi ở thôn Mỹ Lược, xã Duy Hòa) có chồng là Võ Cẩn bị hành quyết tại đây nhớ lại: “Đã qua mồng ba tết vẫn chưa thấy chồng về như lời hứa của bọn chúng, tôi và nhiều người thân trong xã có chồng bị bắt tỏa đi nhiều nơi dò la tin tức. Tin xác người nổi tại đập loan đi rất nhanh, khiến tôi vội vã tìm đến”. Bà Chủng cố nén dòng cảm xúc kể tiếp, khi đến bờ đập, một quang cảnh thương tâm khiến ai đi tìm người thân đều không thể kìm được lòng căm phẫn dâng lên tột độ. Qua những xác người nổi lên, mặt mũi cháy hết không dễ nhận ra. Theo một số nhân chứng đi tìm xác, thì họ chỉ có thể nhận diện người bị sát hại bằng những dấu vết khác từ quần áo, có khi chỉ là một chiếc cúc áo, hộp dầu; có người còn mang theo nhúm ớt trong túi… Ông Võ Cẩn, chồng bà Chủng, được nhận ra từ bộ quần áo rách màu đà với những mũi khâu quen thuộc. Chị Lê Thị Thanh cũng nhận ra chồng qua mảnh vá nơi áo do chính mình vá. Mẹ Điểm nhận ra đứa con thân yêu của mình qua mấy trái ớt xanh trong túi áo mà mẹ gửi 5 trái trong những ngày đến thăm con trước tết. Rồi mọi người chia nhau đem xác những người thân về nhà chôn cất. “Chôn cất người thân xong nhưng bọn chúng đâu có để chúng tôi yên thân. Chúng bủa đi tìm và bắt thân nhân của những người bị giết, kể cả những người đem xác đi chôn cất gom về giam cầm ở đình Thu Bồn. Lúc đó tôi đang mang thai, đứa con gái ba tuổi cũng bị chúng bắt vào đồn giam cầm 3 tháng”
Thơ Nguyễn Bính
Gửi người vợ miền Nam

Thư một bức nghìn lời tâm huyết
Đêm canh dài thức viết cho em.
Bồi hồi máu ứ trong tim
Chảy theo ngòi bút hiện lên thư này.

Thư mọc cánh thư bay khắp ngả
Rộn muôn lòng, hoa lá xôn xao
Thư đi núi thẳm đèo cao
Bay qua giới tuyến đậu vào tay em

Em bắt được hàng đêm em đọc
Cánh thư vàng em thuộc từng câu
Ru con thềm vắng canh thâu
Nghe trong tiếng hát tình nhau thơm lành

Nhớ lại buổi chúng mình gặp gỡ
Xanh bóng dừa bỡ ngỡ nhìn nhau.
Cắn môi chẳng nói lên câu
Ai hồng đôi má nghiêng đầu làm thinh.

Đường công tác thuyền anh ghé bến
Anh ngập ngừng em thẹn quay đi
Mẹ cười mẹ chẳng nói chi
Đã người kháng chiến mẹ thì cho không

Khỏi mai mối, cũng không lễ lạt
Đám cưới mình tiếng hát vang sông
Trầu xanh têm với vôi hồng
Đêm trăng xuân ấy vợ chồng sánh đôi...

Gia đình em mười người giặc giết
Tám năm ròng nối tiếp khăn tang.
Thương anh mẹ nghĩ thêm rằng:
Thù nhà nợ nước đôi đằng vẹn đôi...

Đời chiến đấu thêm tươi thêm đẹp
Thêm mặn nồng thắm thiết thơ anh.
Lứa đôi tuổi trẻ đầu xanh
Trọn tình yêu nước, vẹn tình yêu nhau

Trăng hè giãi sáng màu áo cưới
Gió hương bay hoa bưởi thơm lừng
Ghé tai em báo tin mừng:
"Nói riêng anh biết, anh đừng khoe ai!"

Trải chín tháng mười ngày mong mỏi
Sớm đầu xuân ấy buổi khai hoa
Hương Mai tên xóm quê nhà
Vợ chồng liền đặt con là Hương Mai

Anh nghỉ phép đôi ngày đốn củi
Em chong đèn đốt muỗi cho con.
Chuyền tay chồng nựng vợ hôn
Tổ êm biếc bóng cây vườn đung đưa...

Buổi trứng nước con chưa rụng rốn
Máy bay quần vẫn loạn tiếng bom
Em thì tuần cữ còn non
Một ngày bốn lượt ôm con xuống hầm

Lửa giặc cháy đỏ bầm thân cột
Xe giặc càn tím ruột đồng xanh
Con thơ giấc ngủ không lành
Mếu thầm từng chập, giật mình từng cơn.

Mẹ tất tưởi giục con giục rể
Thôi cửa nhà mẹ kể như không
Đương đêm mẹ tắt đường đồng
Tay ôm thóc giống tay bồng cháu thơ

Ngợp bóng lá rừng thưa lay động
Cháy ruột chờ tiếng súng quê ta
Hai hôm mẹ đã nhớ nhà
Nghĩ thương con lợn con gà đói ăn.

Mũi chông nhọn giăng giăng nửa bước
Lưỡi dao dài chém, gọt đầu Tây
Thâu đêm đuốc sáng đường cày
Dân làng đào huyệt vùi thây quân thù.

Vách lá mới tươi cờ Tổ quốc
Xuồng hành quân mát nước sông xa
Mẹ ngồi thức mấy canh gà
Gói thêm bánh tét gửi ra chiến trường

Anh tập kích hạ đồn Ngã Bảy
Em vần công phát rẫy Kinh Ba
Hương Mai quấn quýt bên bà
Mẹ cưng cháu nhỏ tuổi già thêm vui...

Lửa Điện Biên đỏ trời phương Bắc
Gió hoà bình thổi mát xóm thôn
Em vâng tiếng gọi nước non
Đưa anh theo bóng cờ son lên đường.


Em trở giấc trăng nghiêng nửa gối
Mẹ chống rèm, sương gội vườn cam
Ngước trông một mảnh trời Nam
Ngôi sao Bắc Đẩu ngày càng tỏ thêm.

Mẹ chân cứng đá mềm chờ đợi
Em khăng khăng đứng mũi chịu sào
Chín năm xương trắng máu đào
Lẽ đâu lại chịu công lao dã tràng.

Bọn buôn máu cam làm nô lệ
Rước thằng đao phủ Mỹ vào nhà
MiềnNamyêu quý đôi ta
Vườn cam ruộng lúa thành ra pháp trường

Chợ Mỹ Lược khăn tang trắng xoá
Đập Vĩnh Trinh cánh quạ đen ngòm
Khe A Chê máu đỏ lòm
Lệ rơi xuống bến Thu Bồn chứa chan...

Ai chia rẽ kẻ Namngười Bắc?
Mảnh trăng tròn ai cắt làm đôi?
Ai làm máu đổ, lệ rơi?
Ai đang rấp ngõ, ai xui phá cầu?

Vui đất Bắc còi tàu, xưởng máy
Loạn miền Namlửa cháy rui nhà
Ngoài này đẹp lúa tươi hoa
Thương em trong ấy khổ ba bốn tầng

Đoàn trẻ nhỏ bước chân lẫm chẫm
Mặt hồ Gươm lấm tấm hoa ngâu.
Quản chi sóng cả sông sâu
Tay ta lại bắc nhịp cầu ta qua.

Cầu nối nhịp duyên ta tròn vẹn
Dòng Hiền Lương mát bến xuôi đò
Con sông vẫn đẹp đôi bờ
Tấm lòng có một cơ đồ không hai.

Thư em viết mấy lời thắm thiết
Ấm lòng anh chi xiết mấy mươi
"Giữa mùa lúa chín hoa tươi
Anh tin tưởng thế, em người vợ anh".

Nghĩ đến buổi nước mình thống nhất
Lệ tuôn trào khóe mắt rưng rưng
Dạt dào trăm nhớ ngàn thương
Anh về hoa nở con đường thênh thênh

Anh sẽ đón gia đình ra Bắc
Vợ chồng mình dạo khắp thủ đô
Con ta được gặp Bác Hồ
Mẹ ta được vãn cảnh chùa Ngọc Sơn.

Xe lửa ghe nông trường Phú Thọ
Tàu thuỷ thăm vùng mỏ Quảng Yên
Tám thơm cũng thể nàng tiên
Sen Hồ Tây ngát như sen Tháp Mười

Vui sum họp mẹ tươi trẻ lại
Mừng đoàn viên em mãi đẹp ra
Rõ ràng giáp mặt đôi ta
Đắng cay trải đấy, mặn mà xiết bao.

Cùng ôn lại năm tao bảy tuyết
Càng xa nhau càng biết lòng nhau
Mấy thu nắng lửa mưa dầu
Tâm tình vẫn thắm mái đầu vẫn xanh

Cùng trở lại quê mình vườn cũ
Dấu đạn thù còn trổ thân cây
Nhà ta ta lại sum vầy
Lại gieo mạ nếp, lại gây giống dừa

Con mỗi buổi học về múa hát
Đêm trăng vàng ngan ngát hương cau
Mẹ già ngừng giã cối trầu
Mỉm cười nhẩm tính tháng nào em sinh?


Vườn xanh tốt đâm cành nảy lộc
Hoa đầy vườn chim chóc đến bay.
Em mà nằm cữ chuyến này
Khỏi lo con chạy máy bay giặc ruồng

Con bé bỏng thơm ngon giấc ngủ
Hé môi non cười nụ hồng hồng
May hơn chị nó đầu lòng
Nó sinh gặp lúc non sông yên lành

Đời thêm đẹp mối tình thêm thắm
Nắng nông trường đỏ sẫm da cam
Tháng giêng lúa trĩu bông vàng
Em trên máy giặt khăn rằn gió bay.

Chiều chủ nhật xanh mây biếc gió
Tay nắm tay đi giữa Sài Gòn
Lo màu chọn kiểu áo con
Sách in nét chữ tươi giòn thơ anh.

Ngày kỷ niệm hoà bình hạnh phúc
Anh thả bè thủy lục tươi hoa
Làng trên xóm dưới vui ca
Mặt sông pháo nổ, mái nhà sao bay.

Mẹ đi hội vui bầy cháu nhỏ
Em bên anh má đỏ bóng cờ
Tưng bừng tiếng trúc tiếng tơ
Đầu thôn trăng mọc tròn như mâm vàng...

(Hà Nội, 7-1956)
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   15°47'44"N   108°9'26"E
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 10 năm trước