Xã Đông Dư (Thôn Hạ - Xã Đông Dư)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / Thôn Hạ - Xã Đông Dư
 , chỉ vẽ đường viền
 Đăng ảnh

Thuộc huyện Gia Lâm/ thành phố Hà Nội
Làng Đông Dư tên Nôm là làng Gỏi, nằm ven sông Hồng, là một làng lớn, về sau chia thành hai cụm dân cư, trở thành hai làng độc lập với đình, đền và chùa riêng. Đầu thế kỷ XIX, Đông Dư là một xã gồm hai thôn : Đông Dư Thượng (Gỏi Thượng) và Đông Dư Hạ (Gỏi Hạ) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh).
Ngoài ra, còn một bộ phận dân cư vượt sông Hồng, sang lập nghiệp ở địa phận huyện Thanh Trì, là làng Nam Dư, nay thuộc phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai); lúc đầu sống dựa nhờ làng gốc nên làng đó có tên Nôm là làng Dựa. Đông Dư đất rộng, người đông (năm 1928 làng có 1604 nhân khẩu, trai đinh sinh hoạt trong 6 giáp), có đồng ở trong đê và đất bãi ngoài đê đều rất màu mỡ, thuận tiện cho cấy lúa và trồng các loại rau màu. Trong các loại cây của Đông Dư, nổi tiếng nhất là rau cải (nhất là cải bẹ) và khoai nước, củ to bằng đầu người. Đông Dư là nơi cung cấp các loại rau giống vụ đông cho cả một vùng rộng lớn. Thời Pháp thuộc, trên đất làng Đông Dư, thực dân Pháp lập ra một đồn điền mang tên chủ tư bản Mác ty. Dân cư các nơi về đây làm thuê cho tên chủ đồn điền này, sau lập thành một ấp, mang tên Thuận Phúc. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đông Dư (Thượng thôn và Hạ thôn) nhập với ấp Thuận Phúc thành một xã mang tên Thừa Thiên thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 5 - 1961, xã cùng với các xã khác trong huyện Gia Lâm được chuyển về thành phố Hà Nội. Năm 1965, xã Thừa Thiên được đổi tên thành Đông Dư như hiện nay.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°59'44"N   105°54'54"E

Nhận xét

  • Vị trí có lẽ chưa thực sự chính xác, mọi người sửa polygon giúp
  • Thời Nguyễn, làng Đông Dư có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Huy Trinh (đỗ khoa đầu tiên của nhà Nguyễn - năm Kỷ Mão đời Gia Long, 1807), làm quan đến chức Tham tri bộ Hình. Ông có công nuôi người cháu ngoại là Nguyễn Tư Giản (người làng Hoa Lâm, nay thuộc xã Mai Lâm huyện Đông Anh, đỗ Hoàng giáp (năm 1844), là một trong những trụ cột của triều đình Tự Đức cuối thế kỷ XIX. Con ông là Nguyễn Huy Chiểu, đỗ khoa Tân Tỵ đời Vua Minh Mạng (năm 1821), từng làm Hữu Thị lang bộ Hộ, sung vào Nội các và được cử đi sứ Trung Quốc. Các thôn Đông Dư Thượng - Hạ trước đây đều có đình, song đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, mới được khôi phục trong những năm gần đây. Cả hai đình Đông Dư Thượng và Đông Dự Hạ cùng thờ ba vị thành hoàng là Cao Sơn đại vương (anh em con chúa con bác với Tản Viên Sơn thánh), Bạch Đa đại vương - người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân cuối thế kỷ X và Linh Lang đại vương (con trai Vua Lý Thánh Tông) - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076 - 1077. Riêng đình thôn Thượng còn thờ thêm Khang Trí đại vương là “Đông Nam Tây Bắc quản đô đại thành hoàng” (đây hoặc là vị thành hoàng cai quản một vùng rộng lớn hoặc là vị thần cai quản các con hào bào quanh các thành cổ, song chưa rõ vì sao làng lại thờ như vậy). Cả hai làng có chung ngôi chùa Phù Quang nằm trên phần đất bãi của thôn Hạ. Hội làng Đông Dư diễn ra từ ngày mồng 7 đến ngày 13 tháng Hai. Mở đầu hội là lễ lấy nước trên sông Hồng và rước nước từ bến sông về đình để tế lễ. Sau đó là các trò chơi, độc đáo nhất là các cuộc đấu kiếm, đấu quyền, múa khiên. Trước Cách mạng Tháng Tám, lệ của làng Đông Dư rất nặng. Mỗi năm, mỗi giáp phải có hai người nuôi lợn thờ (một người nuôi chính, một người nuôi dự phòng), thổi 20 gánh xôi vào ngày 11 tháng Hai. Các “ông ỷ” được mổ sạch, phân loại nhất, nhì, ba mới đem luộc, sau khi tế lễ xong đem chia cho các vị tiên, thứ chỉ và chức sắc (lợn nhất), các cụ từ 55 tuổi trở lên (lợn nhì), các con còn lại chia cho trai đinh các giáp. (PGS, TS. Bùi Xuân Đính – HNM)
  • Viết hay đấy!
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 4 năm trước