Thị xã An Nhơn | thành phố, thị xã

Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Qui Nhon /
 thành phố, thị xã  Thêm thể loại

Thị xã An Nhơn - huyện An Nhơn trước 28/11/2011 - là một huyện đồng bằng, nằm ở tọa độ 13°49’ vĩ độ Bắc, 109°18’ kinh độ Đông, nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về hướng tây bắc. Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, phía đông giáp huyện Tuy Phước, phía tây giáp huyện Tây Sơn, phía tây nam giáp huyện miền núi Vân Canh.
Kà một huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao. Thị trấn Bình Định (huyện lỵ) là trung tâm của huyện, nằm trên đường Quốc lộ 1A.

Ngày 28/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thành lập thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định, đồng thời thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn như sau:
- Các phường Bình Đinh, Đập Đá được thành lập từ các thị trấn tương ứng.
- Các phường Nhơn Hưng, Nhơn Thành, Nhơn Hòa được thành lập từ các xã tương ứng.
- Ngoại thị Thị xã An Nhơn gồm các xã: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ theo đúng như nguyên trạng.

Đất An Nhơn được mệnh danh là đất “trăm nghề” với sự phát triển của các làng nghề đã có từ hàng trăm năm và kết tinh thành những thương hiệu nổi tiếng như: làng tiện gỗ mỹ nghệ ở Nhơn Hậu, làng rượu Bàu Đá ở Nhơn Lộc, bún Song Thằn ở Nhơn Phúc, các nghề điêu khắc, thêu ren, chạm trổ, khảm xà cừ, chế biến nước mắm… ở Nhơn An, Nhơn Hưng, thị trấn Đập Đá, thị trấn Bình Định…

An Nhơn còn là “đất hai vua”: xưa từng là một trong những trung tâm của Chămpa xưa và kinh đô của vương triều Thái Đức Nguyễn Nhạc thời Tây Sơn, là tỉnh lỵ thời nhà Nguyễn, nên còn lưu lại nhiều di tích lịch sử có giá trị như tháp Cánh Tiên (Nhơn Hậu), tháp Phú Lốc (Nhơn Thành), khu lò gốm cổ Gò Sành (Nhơn Hòa), thành Hoàng Đế (Nhơn Hậu), thành Bình Định (thị trấn Bình Định)…

An Nhơn cũng là miền đất sơn thủy hữu tình, với 3 con sông: Gò Chàm, sông Côn, Tân An chảy qua, tạo nên những không gian xanh biếc, những bờ bãi mỡ màu.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   13°51'9"N   109°3'44"E

Nhận xét

  • hihi wê ngy của tui ở đây mà tìm hoài hông có được ai biết nhà ông biên ba của dũng ở an nhơn thì nhắn tin cho ka biết nha.cảm ơn nhiều.nhà ông biên nuôi nhiều vịt lắm hehehe
  • An nhon que noi cua Thuckhuu hoi nao toi gio chua lan ve!
  • Rượu Bàu Đá bắt nguồn từ làng Bàu Đá thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn.Nó khác với các loại rượu trên trị trường vì sự kết hợp giữa gạo lên men và mạch nước ngầm thiên nhiên của làng đã được tiệt trùng.
  • An Nhơn yêu dấu
  • tại sao ban liên lạc đồng hương bình định không tìm thêm nhiều người hơn nữa.tôi kể thêm vài người nữa nha:luật sư tô khắc việt,gđ cty thiết bị y tế duyên hải NGUYỄN PHAN ĐỨC BẢO,......họ là những người rấ rất thành đat đó ban liên lạc ơi.họ là những người con của xã nhơn thành đó!
  • cac ban hay noi ve que huong binh dinh cua minh nhe, binh dinh co rat nhieu danh lam thang canh va cac lang nghe truyen thong tu xua cho den nay va cac di tich lich su, neu ai chua den binh dinh que huong toi thi hay moi ban den tham quan nhe
  • an nhon xung dang la mot thi xa cua binh dinh
  • an nhon que toi that dep, that dang yeu noi co nhieu lang nghe truyen thong va di tich lich su doc dao, co huong vi ruou bau da lam say long nguoi, du di xa nhung toi van luon nho ve que huong yeu dau cua minh
  • que noi ngoai to o an nhon,ve do thay cuoc song that thoai mai
  • to moi ve cach day 3nam roi,chi muon o do luon ko muon ve
  • bình định hãy vào trang web này nhé http://tuoidangyeu2.waplux.com
  • Bài viết này còn sơ sài và có đôi chỗ chưa chính xác: "An Nhơn...xưa từng là một trong những trung tâm của Chămpa xưa"-là trung tâm gì không nói rõ (!); thành Bình Định không được công nhận là di tích, mà chỉ có Cột cờ bên trong thành được công nhận là di tích cấp tỉnh; tên 3 con sông chảy qua An Nhơn thực ra chỉ là những chi, nhánh của con sông Côn mà thôi.
  • An Nhơn ngày xưa là Thủ Đô của Champa luôn nhé bạn, tên là Kinh đô Vijaya (trước đây rất phát triển)
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước