Bac-ninh Citadel (Băc Ninh town)

Vietnam / Mien Nui Va Trung Du / Bac Ninh / Băc Ninh town
 citadel, fortification, star fort

Di tích Thành cổ Bắc Ninh
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, Thành Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc, bảo vệ Thủ đô, ngăn chặn các đạo quân xâm lược trước cửa ngõ Kinh thành thăng Long. Đây cũng là một trung tâm chính trị, quân sự, là ly sở của trấn Kinh Bắc của tỉnh Bắc Ninh sau này.

Theo các nguồn tài liệu cổ, Thành Bắc Ninh trước đóng ở Thị Cầu, được dịch chuyển về vị trí hiện nay vào thời Gia Long (1804). Thành làm kiểu Vô-Băng, chịu ảnh hưởng của một kiến trúc quân sự cổ ở Pháp. Sách Địa chí Hà Bắc dẫn các nguồn tài liệu cổ, miêu tả vị trí, qui mô của thành Bắc Ninh như sau:

- Thành nằm trên 5 doi đất cao, thuộc làng Thị Trung, xã Yên Xá. Làng này tiếp giáp với Đỗ Xá ở phía Nam, và Lôi đình ở phía Tây Nam, Khúc ở phía Tây Bắc, Y NA ở phía Đông. Xung quanh các núi Tượng ở Quả Cảm, Núi Dinh (ở Đáp Cầu), núi Thiền Sơn, núi Đào, núi Dạm.

- Thời Gia Long, Thành được đắp bằng đất. Năm 1824 xây bằng đá ong. Năm 1839 xây bằng gạch. Đá ong lấy ở Hiệp Hoà, còn gạch thì nung ở Quả Cảm.

- Ngoài chân thành là lớp đất rộng khoảng 10mét, rồi đến lớp hào sâu. Ngoài cùng lại có tường đất bao quanh. Diện tích toàn thành là 545.000m2.

Sách Phong Thổ Hà Bắc đời Lê (Ty Văn hoá Hà Bắc xuất bản), có bài "Knh Bắc phong Thổ ký", do tri phủ Lạng Giang là Nguyến Thăng soạn năm Gia Long thứ 6 (1807), viết về Thành Bắc Ninh một cách sơ lược như sau:

"Trấn thành mới lập tại các làng Yên Xá (đất ruộng 71 mẫu, 1sào 4thước, 2tấc, 6phân), Lỗi Đình (ruộng 25 mẫu, 4sào, 2 thước, 1tấc), Đỗ Xá (ruộng 37 mẫu, 6 sào, 3 thước, 8 tấc, 6 phân), Khúc Toại (12 mẫu, 6 sào, 4 thước, 2 tấc), thuộc 3 huyện Yên Phong, Tiên Du, Võ Giàng.

Chu vi 4 mặt trong, ngoài rộng 146 mẫu, 7 sào, 14thước, 2 tấc, 4 phân, (PTHBĐL- Trang 36)

Thành Bắc Ninh lúc mới làm có 3 cửa: trước, sau và bên phải. Khoảng 9 năm sau mới làm thêm cửa thứ 4 (bên trái).

Tài liệu "Bắc Ninh tỉnh Dư địa chí" ( Tư liệu Viện Hán Nôm A.590) có đoạn chép về thành Bắc Ninh vào năm Gia Long thứ 14 (tức năm 1815) như sau: " Thành xây năm ất Sửu, chu vi 1 ngàn 77 tầm, 3 thước. Ngoài thành có hào nước vây quanh, có 3 cửa: trước, sau, bên phải, mở ra năm ất Sửu. Cửa thành trên vuông, dưới vuông, hai bên xây tường đất, gạch đá lẫn nhau. Trên xây các toà nhà, đều lợp ngói. Cửa bên trái xây vào khoảng năm Giáp Tuất. Cửa ấy trên vuông, dưới vuông, hai bên vách đứng , và trên mảnh đất ấy xây đài (nhà dài) 3 gian, lợp bằng dạ"

Tài liệu "Bắc Ninh tỉnh Chí", soạn thảo vào năm Tự Đức thứ 19, do Viễn Đông Bác Cổ chép lại trước cách mạng Tháng Tám- 1945, miêu tả Thành Bắc Ninh vào thời điểm trước khi bị giặc Pháp đánh chiếm như ssau:

"Bên ngoài tường thành dài 532 trượng, 3 thước, 2 tấc. Tường thành cao 9 thước, trên thành rộng 1 thước, 8 tấc, dưới chân thành rộng 3 thước, hào rộng 9 trượng, sâu 1 trượng. Thành có 4 cửa, mỗi cửa cao 1 trượng, 1 thước, 5 tấc. Trong lòng cao 9 thước, 7 tấc, bề ngang cao 7 thước, 2 tấc. Trên 4 cửa đều có 4 ngôi lầu, cùng với 6 góc đều đặt xưởng pháo. Tổng cộng 54 sở...'

Về giao thông vào thế kỷ thứ XIX, từ thành cổ Bắc Ninh có 3 con đường lớn:

- Đường cái quan từ phía Tây Nam tỉnh thành đi qua trạm Bắc Liêm, đến bến đò ái Mộ huyện Gia Lâm, giáp với địa phận Hà Nội, dài 39 dặm, rộng 1 trượng, 2 thước

- Đường cái quan từ phía Đông bắc tỉnh Thành đi qua 3 trạm Bắc Cầu, Bắc Mỹ, Bắc Lệ, đến xã Hoà Lạc tỉnh Lạng Sơn, dài 104 dặm, rộng 1 trượng, 2 thước.

- Đường cái quan từ phía Đông Nam tỉnh Thành đi qua Tiên Du, Siêu Loại đến Cầu Lãng, xã Xuân Đào, huyện Lang Tài, giáp với xã Nhật Tảo, tỉnh Hải Dương, dài 33 dặm, rộng 5 thước.

Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, Thành Bắc Ninh vừa trở thành một trung tâm hành chính của một vùng, vừa là một vị trí quân sự kiên cố. Trong các cuộc quyết chiến chiến lược quan trọng của dân tộc ta chống lại các đạo quân xâm lược từ phương Bắc, Thành Bắc Ninh là một vị trí then chốt của tuyến phòng thủ phía Bắc Thủ đô. Năm 1287 quân đội nhà Trần chặn đánh giặc Nguyên ở vùng Thị Cầu," dùng tên thuốc độc bắn, giặc chết và bị thương rất nhiều". Cuối năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn bao vây, tiến công bọn giặc Minh, giả phòng Thành Thị Cầu, làm bàn đạp cho cuộc giải phóng Đông Đô. Trong cuộc chiến đấu chống giặc Th a nh xâm lược vào cuối thế kỷ 18, Thành Thị Cầu cũng là một vị trí ngăn chặn bước tiến của địch.

Giữa thế kỷ thứ 19 phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ mạnh mẽ ở vùng Kinh Bắc. Nghĩa quân của thủ lĩnh cai vàng và một số thủ lĩnh khác đã nhiều lần vây hãm, tiến công thành Bắc Ninh, nơi đóng doanh sở của chính quyền phong kiến địa phương. Năm 1945, sau khi hất cẳng Pháp, giặc Nhật chiếm đóng Thành Bắc Ninh. Tháng 8 năm 1945 nhân dân Bắc Ninh vùng dậy bao vây giặc Nhật trong thành tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạnh thắng lợi.

Từ sau ngày giải phóng thị xã Bắc Ninh đến nay thành cổ Bắc Ninh có sự biến đổi : Dấu vết di tích thành ngày càng bị xuống cấp.

Việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng di tích thành cổ Bắc Ninh trên cơ sở đó có kế họach tôn tạo, giữ gìn di tích lịch sử quý giá này là một công việc rất cấp thiết.
Nearby cities:
Coordinates:   21°11'0"N   106°3'33"E
This article was last modified 7 years ago