Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vietnam /
Dong Bang Song Hong /
Thai Binh /
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Hong
/ Thai Binh
Sviets / Việt Nam / / /
wetland (en), national park (en)
Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) là rừng ngập mặn duy nhất ở Việt Nam, được quốc tế công nhận là rừng ngập mặn thứ 50 của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước trên thế giới.
Khu vực rừng ngập mặn ven cửa Ba Lạt này có diện tích hơn 7.100 ha, là điểm dừng chân của các loài chim di trú quốc tế. Ước tính có tới 215 loài chim nước hiện đang sinh sống tại đây, trong đó có những loài gần như tuyệt chủng nằm trong sách đỏ quốc tế như: cò thìa, bồ nông, mòng biển, choi choi, mỏ thìa, diệc đầu đỏ… Với những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là rừng ngập mặn độc đáo, là tài nguyên thiên nhiên quý báu của quốc gia, nơi đây đang chứa đựng những tiềm năng biển vô cùng quý giá về sinh thái biển, du lịch biển. Tuy nhiên vườn đang gặp rất nhiều thách thức do mất cân bằng sinh thái, mà nguyên nhân chủ yếu là sự tác động của con người.
Sự xuất hiện của loại cò thìa ở Vườn quốc gia Xuân Thủy là điểm khác biệt so với các khu vực rừng ngập nước trên thế giới. Theo các nhân viên của rừng quốc gia Xuân Thủy, có tới 65 con cò thìa và hơn 20 con choi choi mỏ thìa thường xuyên di trú tại vườn. Thế nhưng đó là con số thống kê cách đây hơn 10 năm, còn hiện nay con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái của khu vực rừng quốc gia. Việc thay đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường đã hạn chế sự sinh trưởng và thay đổi môi sinh, nguồn thức ăn cho các loài chim, thú. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là những hoạt động của con người đã ảnh hưởng trực tiếp tới các môi trường sống của các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng như hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, hoạt động sản xuất- kinh doanh của các hộ nuôi tôm vạng, việc đào đắp các đầm nuôi tôm, sản xuất thức ăn cho tôm, nước thải, đánh bắt hải sản tự do, săn bẫy chim…
Khi còn là vùng đất ngập mặn được dân quanh vùng gọi là “Cồn Lu, Cồn Ngạn”, các xã trong khu vực đã cho các hộ gia đình đấu thầu đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng lõm của rừng ngập mặn. Sau khi được quốc tế công nhận và Vườn quốc gia Xuân Thủy đi vào hoạt động thì việc giải quyết cân đối giữa vấn đề gìn giữ môi trường sống cho các loài sinh vật và quyền lợi của các hộ nuôi trồng thủy sản hết sức nan giải. Ban quản lý vườn kết hợp với chính quyền 5 xã khu vực vùng đệm gồm: Giao Thiện, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao An và Giao Hải đã quy hoạch lại các hộ sản xuất ngay trong khu vực thuộc quyền quản lý của vườn.
Nhằm hạn chế sự khai thác quá mức nguồn thuỷ sản ở vườn, UBND huyện Giao Thủy và Ban quản lý vườn cấp vốn từ dự án “Nâng cao và đẩy mạnh việc quản lý rừng đất ngập nước thuộc Công ước Ramsar” do Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho các hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả. Chính quyền của 5 xã cũng kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân triển khai các lớp dạy nghề tại chỗ như làm mây tre đan xuất khẩu nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết thời gian nông nhàn cho nhân dân. Đã có hơn 400 người theo học nghề và làm gia công sản phẩm mây tre đan, thu nhập từ 250.000-300.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người theo tập tục truyền thống, hàng ngày khai thác bừa bãi thuỷ hải sản ở những bãi tự nhiên. Lực lượng Ban quản lý vườn thì mỏng, sự phối hợp với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả và đặc biệt nhận thức của nhân dân địa phương về giá trị của vườn chưa được đầy đủ là những nguyên nhân chính gây mất cân bằng sinh thái. Các hoạt động du lịch còn nhỏ lẻ, tự phát đã phá vỡ cảnh quan về thiên nhiên và làm xáo trộn nền văn hoá trù phú của cư dân ven biển.
Để giữ gìn Vườn quốc gia Xuân Thủy đi đôi với phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh, các cấp, các ngành, các nhà khoa học cần có các biện pháp đồng bộ, hiệu quả từ công tác quy hoạch đến các tiến trình thực hiện theo từng giai đoạn. Tiềm năng to lớn của vườn đang được đánh thức, vì vậy cần tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân cả nước, du khách quốc tế biết đến một địa điểm du lịch sinh thái, một khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn. Tuyên truyền trong nhân dân các xã trong vùng đệm nâng cao ý thức bảo vệ vườn. Nhà nước cần có chính sách hợp lý, ưu đãi tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở các xã ven biển của huyện Giao Thuỷ đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm hạn chế tối đa sự khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên.
Khu vực rừng ngập mặn ven cửa Ba Lạt này có diện tích hơn 7.100 ha, là điểm dừng chân của các loài chim di trú quốc tế. Ước tính có tới 215 loài chim nước hiện đang sinh sống tại đây, trong đó có những loài gần như tuyệt chủng nằm trong sách đỏ quốc tế như: cò thìa, bồ nông, mòng biển, choi choi, mỏ thìa, diệc đầu đỏ… Với những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là rừng ngập mặn độc đáo, là tài nguyên thiên nhiên quý báu của quốc gia, nơi đây đang chứa đựng những tiềm năng biển vô cùng quý giá về sinh thái biển, du lịch biển. Tuy nhiên vườn đang gặp rất nhiều thách thức do mất cân bằng sinh thái, mà nguyên nhân chủ yếu là sự tác động của con người.
Sự xuất hiện của loại cò thìa ở Vườn quốc gia Xuân Thủy là điểm khác biệt so với các khu vực rừng ngập nước trên thế giới. Theo các nhân viên của rừng quốc gia Xuân Thủy, có tới 65 con cò thìa và hơn 20 con choi choi mỏ thìa thường xuyên di trú tại vườn. Thế nhưng đó là con số thống kê cách đây hơn 10 năm, còn hiện nay con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái của khu vực rừng quốc gia. Việc thay đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường đã hạn chế sự sinh trưởng và thay đổi môi sinh, nguồn thức ăn cho các loài chim, thú. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là những hoạt động của con người đã ảnh hưởng trực tiếp tới các môi trường sống của các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng như hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, hoạt động sản xuất- kinh doanh của các hộ nuôi tôm vạng, việc đào đắp các đầm nuôi tôm, sản xuất thức ăn cho tôm, nước thải, đánh bắt hải sản tự do, săn bẫy chim…
Khi còn là vùng đất ngập mặn được dân quanh vùng gọi là “Cồn Lu, Cồn Ngạn”, các xã trong khu vực đã cho các hộ gia đình đấu thầu đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng lõm của rừng ngập mặn. Sau khi được quốc tế công nhận và Vườn quốc gia Xuân Thủy đi vào hoạt động thì việc giải quyết cân đối giữa vấn đề gìn giữ môi trường sống cho các loài sinh vật và quyền lợi của các hộ nuôi trồng thủy sản hết sức nan giải. Ban quản lý vườn kết hợp với chính quyền 5 xã khu vực vùng đệm gồm: Giao Thiện, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao An và Giao Hải đã quy hoạch lại các hộ sản xuất ngay trong khu vực thuộc quyền quản lý của vườn.
Nhằm hạn chế sự khai thác quá mức nguồn thuỷ sản ở vườn, UBND huyện Giao Thủy và Ban quản lý vườn cấp vốn từ dự án “Nâng cao và đẩy mạnh việc quản lý rừng đất ngập nước thuộc Công ước Ramsar” do Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho các hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả. Chính quyền của 5 xã cũng kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân triển khai các lớp dạy nghề tại chỗ như làm mây tre đan xuất khẩu nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết thời gian nông nhàn cho nhân dân. Đã có hơn 400 người theo học nghề và làm gia công sản phẩm mây tre đan, thu nhập từ 250.000-300.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người theo tập tục truyền thống, hàng ngày khai thác bừa bãi thuỷ hải sản ở những bãi tự nhiên. Lực lượng Ban quản lý vườn thì mỏng, sự phối hợp với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả và đặc biệt nhận thức của nhân dân địa phương về giá trị của vườn chưa được đầy đủ là những nguyên nhân chính gây mất cân bằng sinh thái. Các hoạt động du lịch còn nhỏ lẻ, tự phát đã phá vỡ cảnh quan về thiên nhiên và làm xáo trộn nền văn hoá trù phú của cư dân ven biển.
Để giữ gìn Vườn quốc gia Xuân Thủy đi đôi với phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh, các cấp, các ngành, các nhà khoa học cần có các biện pháp đồng bộ, hiệu quả từ công tác quy hoạch đến các tiến trình thực hiện theo từng giai đoạn. Tiềm năng to lớn của vườn đang được đánh thức, vì vậy cần tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân cả nước, du khách quốc tế biết đến một địa điểm du lịch sinh thái, một khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn. Tuyên truyền trong nhân dân các xã trong vùng đệm nâng cao ý thức bảo vệ vườn. Nhà nước cần có chính sách hợp lý, ưu đãi tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở các xã ven biển của huyện Giao Thuỷ đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm hạn chế tối đa sự khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên.
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vườn_quốc_gia_Xuân_Thủy
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 20°14'37"N 106°31'59"E
- Rừng Pù Mát 257 Km
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập 885 Km
- Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà 912 Km
- Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu 1482 Km
- Vườn quốc gia Kaziranga 1551 Km
- Vườn quốc gia Gunung Leuser 2095 Km
- Công viên quốc gia Batang Gadis 2284 Km
- Vườn quốc gia Nani Bogani Wartabone 2845 Km
- Vườn quốc gia Aketajawe-Lolobata 3151 Km
- Vườn quốc gia "Tunkinsky" 3537 Km
- Xã Giao An 2.1 Km
- Xã Giao Lạc 3.2 Km
- Xã Giao Thiện 3.9 Km
- Xã Giao Thanh 4.5 Km
- Xã Giao Hương 6.3 Km
- Huyện Giao Thủy 6.8 Km
- Cồn Vành 7.3 Km
- Xã Nam Hưng 7.6 Km
- Khu BTTN Tiền Hải 8.8 Km
- Huyện Tiền Hải 13 Km
Nhận xét