Đình Ngọc Canh (Thị trấn Hương Canh)
Vietnam /
Mien Nui Va Trung Du /
Vinh Yen /
Thị trấn Hương Canh
World
/ Vietnam
/ Mien Nui Va Trung Du
/ Vinh Yen
Sviets / Việt Nam / / Vĩnh Phúc /
đền thờ, trung tâm cộng đồng
Đình Ngọc Canh nằm trên địa bàn thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đình Ngọc Canh xưa thuộc làng Ngọc Canh - tổng Hương Canh - huyện An Lãng - trấn Sơn Tây.
Đình Ngọc Canh được làm theo hướng Tây Nam nằm giữa thôn Ngọc Canh. Trước mặt đình là chùa Cả và Đình Hương Canh.
Hiện nay, đình không còn ngọc phả nên việc xác định niên đại chỉ có thể dựa vào dân gian và nghệ thuật kiến trúc của đình. Quan sát kiến trúc, điêu khắc và những câu chuyện còn lưu lại ở đây thì có thể đình Ngọc Canh được xây dựng cùng thời với đình Hương Canh ( thời Hậu Lê - triều vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740–1786) ).
Quá trình tôn tạo: Trong đình Ngọc Canh còn lưu giữ những hàng chữ Hán chạm nổi có nội dung như sau:
“Niên hiệu Gia Long thứ 12 là năm Quý Dậu, ngày 26 tháng 10 đặt cây nóc như cũ. Sửa lại thổ mộc năm Giáp Tuất. Ngày 15 tháng 5, hoàn thành yên ổn, tốt đẹp".
Theo dương lịch, đình được trùng tu trong 2 năm 1813 và 1814.
“Niên hiệu Minh Mệnh thứ nhất là năm Canh Thìn (1820), ngày 11 tháng 6 khởi công, bắt đầu sơn son thiếp vàng, đến ngày 10 tháng 10 hoàn thành, thật tốt lành lợi vượng".
Theo lời khai của Lý Trưởng Sở tại Nguyễn Hữu Dong, ngày 11 tháng 3 năm 1939, thì đồ tự khí của đình có 3 cỗ long ngai, 3 cỗ kiệu bát cống, 1 hương án cổ, 2 bộ bát bửu, 1 đôi hạc thờ cao 4m, 1 bộ tam sự bằng đồng.
Kiến trúc Đình Ngọc Canh gồm 3 tòa kiến trúc tất cả 15 gian, bố cục như hình chữ “vương”:
- Tiền tế 5 gian dài 20m, rộng 7,10m.
- Đại đình 5 gian 2 dĩ dài 24m, rộng 15,50m.
- Hậu cung 5 gian dài 10m, rộng 7,30m.
Toàn bộ kiến trúc của đình là 1 bộ khung bền chắc, 6 hàng cột, mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, mái tiền tế và thượng các đắp đao cong vút. Các bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu là hai con nghè đuôi cong lên và xòe ra như một đóa hoa rất đẹp. Hai bên bờ nóc thượng các là hai con rồng bò, trên mình có gắn mảnh sứ. Mái trung tế, trên nóc không đắp con rồng mà chỉ đắp một đường hoa thị chạy suốt nóc và hai bên bờ nóc, mái hậu cung để trơn không trang trí.
Trong đình Ngọc Canh có những bức chạm khắc thiên về đặc tả những người lao động, những thú vui hàng ngày ở nông thôn, như: đấu vật, bơi chải, đi săn về, dựng cột buồm, uống rượu, chơi cờ, đến hát nhà quan hay những hình rồng phượng, con giống,... Với lối bố cục chặt chẽ, hài hoà, đường nét phóng khoáng tự do, chú ý khắc hoạ từng chi tiết thể hiện rõ tình cảm, cá tính của từng nhân vật trong thực tế cuộc sống của người dân vào nửa cuối thế kỷ 17. Đặc sắc nhất là bức dựng cột buồm được chạm trên một đầu cột con ở gian cạnh, miêu tả cảnh đóng thuyền buồm của một hiệp thợ.
Đình Ngọc Canh thờ 6 vị thành hoàng làng vốn là các nhân vật trong lịch sử có công giúp Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược (thế kỷ thứ X):
- Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - con trai cả của Ngô Quyền;
- Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn - con trai thứ của Ngô Quyền;
- Linh Quang Thái Hậu Dương Thị Như Ngọc - vợ cả của Ngô Quyền;
- A Lữ nương nương Dương Phương Lan - vợ thứ của Ngô Quyền;
- Thị Tùng phu nhân Phạm Thị Uy Duyên - vợ của Ngô Xương Ngập;
- Đông Ngạc đại thần Đỗ Cảnh Thạc - một vị tướng và là cháu ngoại Ngô Quyền.
Đình Ngọc Canh được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc Gia năm 1984.
Đình Ngọc Canh xưa thuộc làng Ngọc Canh - tổng Hương Canh - huyện An Lãng - trấn Sơn Tây.
Đình Ngọc Canh được làm theo hướng Tây Nam nằm giữa thôn Ngọc Canh. Trước mặt đình là chùa Cả và Đình Hương Canh.
Hiện nay, đình không còn ngọc phả nên việc xác định niên đại chỉ có thể dựa vào dân gian và nghệ thuật kiến trúc của đình. Quan sát kiến trúc, điêu khắc và những câu chuyện còn lưu lại ở đây thì có thể đình Ngọc Canh được xây dựng cùng thời với đình Hương Canh ( thời Hậu Lê - triều vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740–1786) ).
Quá trình tôn tạo: Trong đình Ngọc Canh còn lưu giữ những hàng chữ Hán chạm nổi có nội dung như sau:
“Niên hiệu Gia Long thứ 12 là năm Quý Dậu, ngày 26 tháng 10 đặt cây nóc như cũ. Sửa lại thổ mộc năm Giáp Tuất. Ngày 15 tháng 5, hoàn thành yên ổn, tốt đẹp".
Theo dương lịch, đình được trùng tu trong 2 năm 1813 và 1814.
“Niên hiệu Minh Mệnh thứ nhất là năm Canh Thìn (1820), ngày 11 tháng 6 khởi công, bắt đầu sơn son thiếp vàng, đến ngày 10 tháng 10 hoàn thành, thật tốt lành lợi vượng".
Theo lời khai của Lý Trưởng Sở tại Nguyễn Hữu Dong, ngày 11 tháng 3 năm 1939, thì đồ tự khí của đình có 3 cỗ long ngai, 3 cỗ kiệu bát cống, 1 hương án cổ, 2 bộ bát bửu, 1 đôi hạc thờ cao 4m, 1 bộ tam sự bằng đồng.
Kiến trúc Đình Ngọc Canh gồm 3 tòa kiến trúc tất cả 15 gian, bố cục như hình chữ “vương”:
- Tiền tế 5 gian dài 20m, rộng 7,10m.
- Đại đình 5 gian 2 dĩ dài 24m, rộng 15,50m.
- Hậu cung 5 gian dài 10m, rộng 7,30m.
Toàn bộ kiến trúc của đình là 1 bộ khung bền chắc, 6 hàng cột, mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, mái tiền tế và thượng các đắp đao cong vút. Các bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu là hai con nghè đuôi cong lên và xòe ra như một đóa hoa rất đẹp. Hai bên bờ nóc thượng các là hai con rồng bò, trên mình có gắn mảnh sứ. Mái trung tế, trên nóc không đắp con rồng mà chỉ đắp một đường hoa thị chạy suốt nóc và hai bên bờ nóc, mái hậu cung để trơn không trang trí.
Trong đình Ngọc Canh có những bức chạm khắc thiên về đặc tả những người lao động, những thú vui hàng ngày ở nông thôn, như: đấu vật, bơi chải, đi săn về, dựng cột buồm, uống rượu, chơi cờ, đến hát nhà quan hay những hình rồng phượng, con giống,... Với lối bố cục chặt chẽ, hài hoà, đường nét phóng khoáng tự do, chú ý khắc hoạ từng chi tiết thể hiện rõ tình cảm, cá tính của từng nhân vật trong thực tế cuộc sống của người dân vào nửa cuối thế kỷ 17. Đặc sắc nhất là bức dựng cột buồm được chạm trên một đầu cột con ở gian cạnh, miêu tả cảnh đóng thuyền buồm của một hiệp thợ.
Đình Ngọc Canh thờ 6 vị thành hoàng làng vốn là các nhân vật trong lịch sử có công giúp Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược (thế kỷ thứ X):
- Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - con trai cả của Ngô Quyền;
- Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn - con trai thứ của Ngô Quyền;
- Linh Quang Thái Hậu Dương Thị Như Ngọc - vợ cả của Ngô Quyền;
- A Lữ nương nương Dương Phương Lan - vợ thứ của Ngô Quyền;
- Thị Tùng phu nhân Phạm Thị Uy Duyên - vợ của Ngô Xương Ngập;
- Đông Ngạc đại thần Đỗ Cảnh Thạc - một vị tướng và là cháu ngoại Ngô Quyền.
Đình Ngọc Canh được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc Gia năm 1984.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 21°16'3"N 105°39'20"E
- Chùa Thanh Nhàn 10 Km
- Chùa Linh Quang 14 Km
- Cố đô Mê Linh - Đền thờ Hai Bà Trưng 15 Km
- khuon vien ngoai den HBT 15 Km
- Chùa Trung Hậu 16 Km
- Chùa & Đền thờ Thôn Tráng Việt 16 Km
- Chùa Khai Quang 17 Km
- Chùa Yên Nhân 17 Km
- Phủ Quang Huy 17 Km
- Đền Phù Đổng 19 Km
- Khu công nghiệp Bình Xuyên 1.8 Km
- Xã Tân Phong 2.6 Km
- Xã Tam Hợp 2.9 Km
- Xã Quất Lưu 2.9 Km
- Xã Đạo Đức 3.1 Km
- làng bá cầu 3.1 Km
- Phường Tiền Châu 5.1 Km
- Xã Cao Minh 5.8 Km
- Huyện Bình Xuyên 7.9 Km
- Thành phố Phúc Yên 10 Km
Nhận xét