Wikimapia is a multilingual open-content collaborative map, where anyone can create place tags and share their knowledge.

Khu nội tự trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ханой)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / Ханой / Phố Quốc Tử Giám
 bảo tàng, công viên, 11th century construction (en), Confucian temple (en)

Thuộc phường Văn Miếu/ quận Đống Đa/ thành phố Hà Nội
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Trước kia là nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (xem thêm bài Trạng nguyên Việt Nam) và thu nhận cả các học trò giỏi. Nay là nơi tham quan của người trong và ngoài nước và nơi khen tặng quà cho học sinh thi đỗ điểm cao và học giỏi xuất sắc và còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Lịch sử:
Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Chi tiết về Văn Miếu-Quốc Tử Giám: vi.wikipedia.org/wiki/Văn_Miếu_-_Quốc_Tử_Giám
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   21°1'43"N   105°50'9"E

Nhận xét

  • maikhanh
    Các cụ rùa cõng bia tiến sĩ Người ta bảo Các cụ Rùa đội bia Tiến sĩ Nhưng hình như không phải thế Các cụ đội bia làm sao xoa tay được vào đầu Ta xoa tay quá khứ thấm sâu Vào da thịt rưng rưng hồn đá Lưng rùa nặng tấm bia ngự tọa Cho Hà Nội bay lên lừng lững dáng rồng Ngàn năm Thăng Long Các cụ Rùa đỡ bia Tiến sĩ Lịch sử đi qua bao thăng trầm dâu bể Vẫn ngời ngời những đỉnh tháp tinh hoa Đất kinh thi khoa cử xưa xa Lều chõng, bút lông làm nên những áng văn tuyệt tác Qua lớp bụi thời gian ta đọc được Nét kinh luân tế thế đất rồng tiên Các cụ Rùa – hiện thân sự nhẫn nại thời gian Nhẵn mòn trong bàn tay ta thời cuộc Con người rồi trở về bụi đất Nhưng công việc các cụ rùa còn mãi với Thăng Long Có người hỏi: - Bao nhiêu năm cụ chết? Cụ bảo: - Cái chết nằm trong tay người khác! Các cụ không đỗ giải nguyên, Tiến sĩ Nhưng cõng trên lưng bao niên hiệu hiển vinh Các cụ Rùa đang trôi trong thời gian vô tận Để giao hòa cùng hậu thế mai sau Những thế hệ đang bay về phía trước Gặp hồn thiêng linh ứng nhiệm mầu Con chữ nhẹ tênh mà nặng trĩu Thạch qui mang chữ nhẫn đến bạc đầu. LAM GIANG
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 10 năm trước