Thành phố Sa Đéc
Vietnam /
Dong Bang Song Cuu Long /
Sa Dec /
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Cuu Long
/ Sa Dec
Sviets / Việt Nam / / Đồng Tháp /
thành phố, thủ đô của tiểu bang / tỉnh / khu vực
Thành phố Sa Đéc - Tỉnh Đồng Tháp
Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Tây Nam.
Phía bắc giáp sông Tiền, phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam giáp huyện Lai Vung, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Châu Thành.
Thị xã Sa Đéc có diện tích là 5.785,89 ha, với dân số trên 110.646 người thuộc các dân tộc Việt, Hoa, Khmer,...
Thị xã Sa Đéc có 09 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 06 phường và 03 xã:
Phường 1
Phường 2
Phường 3
Phường 4
Phường An Hòa
Phường Tân Quy Đông
Xã Tân Quy Tây
Xã Tân Khánh Đông
Xã Tân Phú Đông
Sa Đéc vốn đã rất nổi tiếng về sự hưng thịnh của mình từ khi mới thành lập. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói Sa Đéc (Đồng Tháp) là vùng "lưu thông quán khái" (sông sâu nước chảy), đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền hai miền Tiền và Hậu Giang". Lần hồi, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, "Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương, rồi dùng phương tiện vận tải thủy, chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này, chở về bán lại cho địa phương nhà".
Trong Đại Nam nhất thống chí có ghi: Chợ Vĩnh Phúc tục gọi chợ Sa Đéc ỏ phía đông lỵ sở huyện Vĩnh An, chợ và phố ở ven sông liên tiếp với nhau dài đến năm dặm, dưới sông là trúc gác lên( hiểu là làm nhà bè trên tre) cửa nhà la liệt thành hàng hoặc mua bán tơ lụa và đồ dùng, hoặc mua bán dầu trám, dầu rái, nguyên liệu chính làm nghề xăm trét ghe thuyền, than gỗ chủ yếu làm nghề gốm thô, gạch ngói, mây tre, muối mắm, trên bờ và giữa sông hàng hóa san sát thật là nơi phồn hoa .
Ngày nay thị xã vẫn không ngừng phát triển và lớn mạnh. Theo ông Tống Kim Quảng, Chủ tịch UBND thị xã Sa Đéc, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2006 của thị xã tăng 19,04%; trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 26,06%, thương mại – dịch vụ tăng 16,87%, nông lâm thủy sản tăng 6,5%.
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình quân đầu người đạt 100,881 tỷ đồng- mức cao nhất của toàn tỉnh . Nếu như năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã đạt trên 1.374 tỷ đồng (tăng 26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 1.899 tỷ đồng (cao nhất so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, nền kinh tế của thị xã tiếp tục có những diễn biến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 20,03%, xấp xỉ mục tiêu kế hoạch cả năm 2008 (20,5%);giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 23,53%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 26,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2007, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 60%), vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên 51%.
Năm 2011, nền kinh tế thị xã tiếp tục có những bước tiến ổn định. Tổng giá trị GDP ước đạt trên 11100.696 tỷ đồng tăng 15000,92% so năm 2008 trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,51%, thương mại - dịch vụ tăng 15,36%, nông nghiệp tăng 3,98%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26,87 triệu đồng/ người/ năm (giá thực tế).
Nằm ở vị trí thuận lợi nên thị xã có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển, với các trục giao thông chính như:
Quốc lộ 80.
Đường Vành đai-tuyến tránh Quốc lộ 80 (đường cấp 1 đồng bằng với 6 làn xe,bề mặt đường rộng 18-20m).
Đường ĐT848, ĐT842,...
Đại lộ Hùng Vương.
Đại lộ Trần Thị Nhượng.
Đường Trần Hưng Đạo.
Đường Nguyễn Tất Thành.
Đường Trần Phú.
Sông Sa Đéc, sông Tiền, kênh Mương Khai (hướng đi Cần Thơ).
Và hàng trăm con đường trong nội ô. Đây chính là những trục giao thông quan trọng , nối liền thị xã với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nội thị đang được nâng cấp và mở rộng, tất cả các tuyến đường đều được trải nhựa và có hệ thống đèn giao thông khá hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Sa Đéc nằm trên tuyến đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ và cây cầu Cần Thơ 2 nối Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay thị xã có 3 tuyến xe buýt để phục vụ người dân đi lại trong và ngoài tỉnh đó là: tuyến bắc Cao Lãnh - Thị xã Sa Đéc - Cái Tàu Hạ, tuyến Sa Đéc - bắc Vàm Cống (tỉnh An Giang), tuyến Sa Đéc - Tp Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), và các tuyến còn lại sẽ được khai thác trong tương lai.
Địa danh Sa Đéc đã được nhiều người biết đến qua ca khúc Về miền Tây của 2 nhạc sỹ Y Vân- Vân Thế Bảo. Ngoài ra còn có 1 quyển sách phần nhiều nói về sự hình thành và phát triển của thị xã Sa Đéc, tập sách đó có tên Hương quê thương nhớ của tác giả Nhất Thống do NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2009.
Sa Đéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Tây Nam.
Phía bắc giáp sông Tiền, phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò, Tây Nam giáp huyện Lai Vung, phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Châu Thành.
Thị xã Sa Đéc có diện tích là 5.785,89 ha, với dân số trên 110.646 người thuộc các dân tộc Việt, Hoa, Khmer,...
Thị xã Sa Đéc có 09 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 06 phường và 03 xã:
Phường 1
Phường 2
Phường 3
Phường 4
Phường An Hòa
Phường Tân Quy Đông
Xã Tân Quy Tây
Xã Tân Khánh Đông
Xã Tân Phú Đông
Sa Đéc vốn đã rất nổi tiếng về sự hưng thịnh của mình từ khi mới thành lập. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói Sa Đéc (Đồng Tháp) là vùng "lưu thông quán khái" (sông sâu nước chảy), đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền hai miền Tiền và Hậu Giang". Lần hồi, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, "Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương, rồi dùng phương tiện vận tải thủy, chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này, chở về bán lại cho địa phương nhà".
Trong Đại Nam nhất thống chí có ghi: Chợ Vĩnh Phúc tục gọi chợ Sa Đéc ỏ phía đông lỵ sở huyện Vĩnh An, chợ và phố ở ven sông liên tiếp với nhau dài đến năm dặm, dưới sông là trúc gác lên( hiểu là làm nhà bè trên tre) cửa nhà la liệt thành hàng hoặc mua bán tơ lụa và đồ dùng, hoặc mua bán dầu trám, dầu rái, nguyên liệu chính làm nghề xăm trét ghe thuyền, than gỗ chủ yếu làm nghề gốm thô, gạch ngói, mây tre, muối mắm, trên bờ và giữa sông hàng hóa san sát thật là nơi phồn hoa .
Ngày nay thị xã vẫn không ngừng phát triển và lớn mạnh. Theo ông Tống Kim Quảng, Chủ tịch UBND thị xã Sa Đéc, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2006 của thị xã tăng 19,04%; trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 26,06%, thương mại – dịch vụ tăng 16,87%, nông lâm thủy sản tăng 6,5%.
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình quân đầu người đạt 100,881 tỷ đồng- mức cao nhất của toàn tỉnh . Nếu như năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã đạt trên 1.374 tỷ đồng (tăng 26,47% so với năm 2005), thì năm 2007 ước đạt trên 1.899 tỷ đồng (cao nhất so với các địa phương trong tỉnh), tăng 41,91% so với năm 2006.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, nền kinh tế của thị xã tiếp tục có những diễn biến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 20,03%, xấp xỉ mục tiêu kế hoạch cả năm 2008 (20,5%);giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 23,53%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 26,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều tăng cao so với năm 2007, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên 60%), vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên 51%.
Năm 2011, nền kinh tế thị xã tiếp tục có những bước tiến ổn định. Tổng giá trị GDP ước đạt trên 11100.696 tỷ đồng tăng 15000,92% so năm 2008 trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,51%, thương mại - dịch vụ tăng 15,36%, nông nghiệp tăng 3,98%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26,87 triệu đồng/ người/ năm (giá thực tế).
Nằm ở vị trí thuận lợi nên thị xã có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển, với các trục giao thông chính như:
Quốc lộ 80.
Đường Vành đai-tuyến tránh Quốc lộ 80 (đường cấp 1 đồng bằng với 6 làn xe,bề mặt đường rộng 18-20m).
Đường ĐT848, ĐT842,...
Đại lộ Hùng Vương.
Đại lộ Trần Thị Nhượng.
Đường Trần Hưng Đạo.
Đường Nguyễn Tất Thành.
Đường Trần Phú.
Sông Sa Đéc, sông Tiền, kênh Mương Khai (hướng đi Cần Thơ).
Và hàng trăm con đường trong nội ô. Đây chính là những trục giao thông quan trọng , nối liền thị xã với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nội thị đang được nâng cấp và mở rộng, tất cả các tuyến đường đều được trải nhựa và có hệ thống đèn giao thông khá hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Sa Đéc nằm trên tuyến đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ và cây cầu Cần Thơ 2 nối Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay thị xã có 3 tuyến xe buýt để phục vụ người dân đi lại trong và ngoài tỉnh đó là: tuyến bắc Cao Lãnh - Thị xã Sa Đéc - Cái Tàu Hạ, tuyến Sa Đéc - bắc Vàm Cống (tỉnh An Giang), tuyến Sa Đéc - Tp Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), và các tuyến còn lại sẽ được khai thác trong tương lai.
Địa danh Sa Đéc đã được nhiều người biết đến qua ca khúc Về miền Tây của 2 nhạc sỹ Y Vân- Vân Thế Bảo. Ngoài ra còn có 1 quyển sách phần nhiều nói về sự hình thành và phát triển của thị xã Sa Đéc, tập sách đó có tên Hương quê thương nhớ của tác giả Nhất Thống do NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2009.
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Sa_Đéc
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 10°19'48"N 105°44'34"E
- Thành phố Cần Thơ 57 Km
- Thị xã Kiến Tường (62-T1) 65 Km
- Thành phố Hồ Chí Minh 114 Km
- Thị xã Giá Rai 122 Km
- Thành phố Biên Hòa 134 Km
- Thành Phố Cà Mau 138 Km
- Thành phố Phan Thiết 260 Km
- Vùng đất có tên Vua Ba tư Alam 923 Km
- Klang (thành phố) 940 Km
- Đảo quốc Singapore 1014 Km
- Xã Tân Khánh Đông 3.6 Km
- Khu Du Lịch Cồn Đông Giang 3.9 Km
- xã Bình thạnh, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp 6.1 Km
- Xã Bình Hàng Tây 6.7 Km
- Xã Bình Hàng Trung 7.7 Km
- Huyện Lai Vung 14 Km
- Xã Thạnh Mỹ 16 Km
- Huyện Cao Lãnh 17 Km
- Huyện Cái Bè 23 Km
- Huyện Tháp Mười 27 Km
Nhận xét