Huyện Quản Bạ (Thị trấn Tam Sơn)

Vietnam / Mien Nui Va Trung Du / Ha Giang / Thị trấn Tam Sơn
 quận, huyện, Vô hình, chỉ vẽ đường viền

Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Diện tích 550km2 và
Dân số 36.000 người (năm 2004).
Đơn vị hành chính: Huyện lỵ, thị trấn Tam Sơn và 12 xã: Bát Đại Sơn, Nghĩa Thiện, Cao Mã Pờ,Cán Tỷ, Lùng Tám, THanh Vân, Thái An, Đông Hà, Tùng Vải, Quản Bạ, Tả Vân và Quyết Tiến.


Cách trung tâm thị xã Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc, Quản Bạ được ví như một “Đà Lạt” của phía Bắc. Nơi đây, tập trung nhiều yếu tố thuận lợi: khí hậu trong lành mát mẻ; thắng cảnh thiên nhiên phong phú như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khô Mỷ; nét đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y; các sản vật đặc trưng như hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân, thảo quả…
Cổng trời Quản Bạ - cao 1500m so với mặt biển, đâylà cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một "thế giới" khác - còn gọi là "Vùng tự trị của người Mèo", gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   23°4'6"N   104°58'43"E

Nhận xét

  • TỪ CỔNG TRỜI QUẢN BẠ Men theo con sông Miện uốn lượn lòng vòng qua đoạn Chum Vàng, Chum Bạc, con đường 4C dời thị xã Hà Giang bé nhỏ ngược lên khoảng hơn bốn chục cây số nữa thì đến cổng trời Quản Bạ. Từ trên cao nhìn xuống, con đường ngoằn ngoèo, lắt léo như một sợi dây thừng mà ai đó vừa quăng vội xuống giữa thảm xanh trập trùng mây núi. Đó là con dốc Pắc Xum dài hơn 20km. Ô tô, xe máy xuôi ngược ỳ ầm, nhẫn nại vượt đèo leo dốc qua lại cổng trời suốt ngày đêm. Tấm biển lớn màu xanh đập vào mắt người đi đường với dòng chữ CỔNG TRỜI QUẢN BẠ, kèm theo chứ tiếng Anh: HEA VEN. Cổng trời hay cổng thiên đường đây? Chỉ biết rằng đứng ở chỗ này nhìn ngược nhìn xuôi, nhìn lên nhìn xuống, đều thấy núi non hùng vĩ, kỳ ảo. Những vạt mây trắng xóa, trắng như không thể trắng hơn được nữa đột ngột xuất hiện, trông giống như những chiếc khăn voan che nửa mái tóc thiếu nữ buông lơi, bồng bềnh... Qua cổng trời Quản Bạ là đến thị trấn Tam Sơn, một thị trấn nhỏ miền biên viễn đang trong thời kỳ đô thị hóa khá xinh xắn, chen giữa những mái nhà thấp lợp ngói, lợp tôn là những nhà cao tầng nhô lên bề thế, nằm án ngữ trên con đường đi Yên Minh Mèo Vạc. Cổng trời mở ra giữa hai sườn núi đá dựng đứng, cao ngất, một bên là trạm phát sóng vi ba, một bên là cột ăng ten tiếp sóng phát thanh, truyền hình, trông như hai chàng vệ sĩ đứng canh hai bên, càng tôn thêm vẻ uy nghi, kiêu hùng của cổng trời Quản Bạ. Theo nội dung ghi trên tấm biển và lời kể của mọi người thì cổng trời Quản Bạ được dựng lên cách đây vừa 70 năm tròn (1939), nhằm kiểm soát con đường độc đạo từ Hà Giang đi các huyện phía bắc như Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Lúc đó, chỉ là con đường mòn, ngựa đi có chỗ không lọt, con đường gian nan và chết chóc đối với người dân nơi đây. Chế độ thực dân, thổ ty, lãnh chúa với âm mưu cát cứ, tranh giành, nhằm độc chiếm nguồn siêu lợi từ cây thuốc phiện đã biến cổng trời thành cửa tử. Biết bao sinh mạng đã gục chết trước cổng trời, trong đó có cả sự hy sinh của các chiến sĩ cách mạng của ta. Một lối đi hẹp trên đỉnh dốc, hai bên xây đá hộc dày hàng mét, khoét những lỗ hỏa châu đen ngòm, vừa để lính canh quan sát, vừa để tỳ họng súng chĩa ra, ôm lấy hai cánh cổng bằng gỗ nghiến dày tới 15cm, nặng vài tấn, lúc nào cũng đóng kín, nội bất xuất ngoại bất nhập. Chỉ có quan Tây và vua Mèo mới có quyền tối thượng ra lệnh mở cổng để đi lại. Phải đến khi cách mạng thành công cổng trời mới được phá bỏ. Và từ đây, "Con đường hạnh phúc" được khởi công xây dựng, đem đến cho đồng bào các dân tộc nằm trên cao nguyên đá nghìn đời xưa đau thương và tăm tối một cuộc sống mới hồi sinh. Nằm ở độ cao trên nghìn mét cách mặt biển, khí hậu ở đây thật lý tưởng. Suốt mùa hè, lúc nào cũng dịu mát. Không khí ngoài trời không vượt quá 27oC. Mùa đông không lạnh buốt như ở Sa Pa. Đứng trước nhà nghỉ có thể thu được vào trong tầm mắt cả thung lũng Tam Sơn, với tâm điểm thu hút ống kính các nhiếp ảnh gia là đôi bầu vú đá mà mọi người quen gọi là núi Đôi. Thiên nhiên vô tình hay hữu ý đã đặt vào đây cặp vú thiếu nữ xinh tròn mà sức thanh xuân phồn thực ngồn ngộn tỏa ra như mời gọi cả đất trời. Quanh núi Đôi là những vạt ruộng bậc thang, lúa đang thì con gái, vẽ những nét viền quanh mềm mại như sự lan tỏa của những gợn sóng xanh biếc. Thấp thoáng dưới rừng đào mận là làng văn hóa du lịch của người Tày Nà Khoan với những ngôi nhà sàn lợp ngói âm dương, lúc nào cũng âm ỷ một bếp lửa sưởi ấm tình người, tình đời qua những khúc tình ca và những câu chuyện đẫm chất huyền thoại về quê hương xứ xở... Ký của Nguyễn Anh Đào
  • Mùa đông tời rồi, thèm rượu ngô Quạn bạ quá nhasachonline.com.vn
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 13 năm trước