Wikimapia is a multilingual open-content collaborative map, where anyone can create place tags and share their knowledge.

Trường THPT Nam Sách (Thị trấn Nam Sách) | trường học

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Hai Duong / Thị trấn Nam Sách
 trường học  Thêm thể loại

Trường THPT Nam Sách được thành lập năm 1963. Trên mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, quê hương của “Lưỡng quốc Trạng Nguyên” Mạc Đĩnh Chi và nhiều danh nhân văn hóa, nhà trường đã kế thừa và phát huy truyền thống văn hiến, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng trưởng thành, đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo. Nhiều năm liền trường vươn lên vị trí tiên tiến xuất sắc của ngành giáo dục-đào tạo tỉnh nhà và được đánh giá là một trong những trường chất lượng cao của khối THPT toàn tỉnh.

Với thành tích xuất sắc trong những năm học vừa qua, nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tôi đã từng học ở đây! A10(03-06)

nguyên văn bài viết của Nguyễn Đình Xuân:
"Sự chú ý đầu tiên của tôi khi bước vào phòng khách của Ban giám hiệu Trường trung học phổ thông Nam Sách (tỉnh Hải Dương) là chiếc đồng hồ treo vị trí trang trọng trên tường. Chiếc đồng hồ bình thường, thậm chí hơi "cổ lỗ sĩ", nhưng đó là quà tặng của cố Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đoàn Khuê khi ông về thăm nhà trường-một trong những điển hình tiên tiến về công tác giáo dục quốc phòng của tỉnh Hải Dương, vào tháng 12 năm 1994 và trở thành kỷ vật quý giá của thày và trò ở ngôi trường vùng quê đồng chiêm Nam Sách.
Gần 15 năm qua, chiếc đồng hồ luôn gắn bó với thày và trò của trường, nhắc nhở việc thực hiện các nền nếp, chế độ hằng ngày, hằng tuần... chính quy như người lính. Tôi còn nhớ những năm học tập dưới mái trường cấp 3 Nam Sách (nay là Trường trung học phổ thông Nam Sách), cứ mỗi dịp tháng Mười hai, thày và trò chúng tôi lại có "Tuần lễ làm Bộ đội". Cả trường biên chế thành trung đoàn, mỗi khối một tiểu đoàn, giáo viên trở thành khung huấn luyện. Chúng tôi học tập các nội dung quân sự như Điều lệnh đội ngũ, cách tháo lắp súng và luyện tập bắn súng, ném lựu đạn, sơ cứu, băng bó vết thương... Gần đến ngày thành lập Quân đội nhân dân 22-12, chúng tôi được nhà trường tổ chức hành quân dã ngoại, quãng đường xa tới 10 cây số. Điểm tập kết thường là những địa danh lịch sử như Côn Sơn, Kiếp Bạc; có năm về quê hương Mạc Đĩnh Chi, đến bến Bình Than nơi còn dấu xưa hội nghị Diên Hồng vang vọng lời thề "Sát Thát"; về bờ bãi ven sông xã Cộng Hòa, Ái Quốc anh hùng, hay "đóng quân" bên mộ nữ giao liên anh hùng Mạc Thị Bưởi... Ở đó chúng tôi dựng trại, đào bếp Hoàng Cầm, tổ chức hội thi các nội dung gắn liền với cuộc sống người lính, làm báo tường v.v.. Ngoài các thày giáo đã qua bộ đội, chúng tôi còn được cán bộ của Ban chỉ huy quân sự huyện, Trường Binh chủng (nay sáp nhập vào Trường Quân sự Quân khu 3), Cụm kho CK76 (Quân khu 3) đến giảng dạy chính trị và huấn luyện quân sự. Nhà trường thường xuyên phối hợp với Hội cựu chiến binh huyện Nam Sách, mời các anh hùng, nhà văn quân đội, sĩ quan cao cấp về nói chuyện truyền thống với cán bộ, giáo viên, học sinh. Những anh hùng quân đội như Đặng Đức Song, Phùng Văn Khầu, Nguyễn Nhật Chiêu, Vũ Ngọc Diệu; các nhà văn Thiếu tướng Hồ Phương, nhà thơ Trần Đăng Khoa... về trường nói chuyện đã khơi dậy trong lòng thày trò niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong những năm kháng chiến, giặc Mỹ leo thang đánh phá ra miền Bắc, thày giáo, học sinh đội mũ rơm đến trường. Từ mái trường Nam Sách, hàng chục nghìn học sinh và thày giáo đã lên đường nhập ngũ; 217 học sinh của trường trở thành liệt sĩ, đã hy sinh anh dũng trên các chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều học sinh của trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và trở thành tướng lĩnh trong quân đội, điển hình là các anh hùng Vũ Ngọc Diệu, Nguyễn Ngọc Chiêu, anh hùng liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ... Vào dịp sinh nhật Bác Hồ hằng năm, nhà trường đều xét khen thưởng, tặng học bổng cho học sinh là con thương binh, liệt sĩ, con quân nhân vượt khó, học giỏi. Hàng chục năm nay, nhà trường luôn đón hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Dong ở xã Cộng Hòa và Nguyễn Thị Nụ ở xã An Bình có các con là học sinh cũ của trường hy sinh, về dự các buổi lễ, gặp mặt và nhận quà tặng của tuổi trẻ.
Từ truyền thống quê hương "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", các thế hệ thày, cô giáo đã truyền lửa cho các lớp học sinh lòng yêu nước, tinh thần hiếu học, sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm đem công sức, trí tuệ tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương. 45 năm kể từ ngày thành lập năm 1962, Trường THPT Nam Sách từ chỗ chỉ có vài ba lớp nay đã phát triển với quy mô 36 lớp học với hơn 1.800 học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường từng bước được xây dựng, củng cố khang trang. Nhà trường hiện có 4 phòng học các bộ môn Hóa học, Sinh học, Tin học và phòng nghe nhìn đạt chuẩn quốc gia; thư viện có hàng nghìn đầu sách phục vụ giáo viên, học sinh. Phòng truyền thống nhà trường có tư liệu phong phú, góp phần giúp giáo viên, học sinh và khách đến tham quan, tìm hiểu quá trình phát triển của trường. Từ năm học 2000-2001 đến nay, nhà trường luôn được khen thưởng về thành tích trong công tác giáo dục toàn diện; được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2006; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì năm 2007. Thành tích đó có được là do Đảng bộ nhà trường đã có những biện pháp lãnh đạo kịp thời, đúng hướng; đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững, yêu nghề, đoàn kết xây dựng trường. Chi hội cựu chiến binh-cựu quân nhân nhà trường và tổ giáo viên Giáo dục quốc phòng đã chủ động, tích cực tham gia giáo dục toàn diện cho học sinh.
Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết:
-Công tác Giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất luôn được nhà trường coi trọng. Để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung, chương trình môn học và các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục-Đào tạo, Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Hải Dương, nhà trường phân công một đồng chí phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách; Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh; đề cao trách nhiệm của giáo viên. Hoạt động Giáo dục quốc phòng giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, kỹ năng quân sự cần thiết, xác định tốt trách nhiệm bản thân, đồng thời rèn cho học sinh tính tự giác, kỷ luật nghiêm minh. Năm học 2006-207, nhà trường tổ chức cho 100% học sinh học tập tập môn Giáo dục quốc phòng, kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trong đó có 90,7% khá, giỏi. Từ đầu năm học 2007-2008, nhà trường đã hoàn thành chương trình giảng dạy cho 18 lớp, kết quả đạt hơn 70% khá, giỏi; không có học sinh đạt điểm yếu, kém.
Do được giáo dục, rèn luyện tốt, năm học vừa qua, Trường THPT Nam Sách đã giành được 29 giải chính thức trong các kỳ thi học sinh giỏi và điền kinh khối trung học phổ thông; 80% học sinh tham gia học nghề và hướng nghiệp nghề; 14 tập thể lớp học sinh được công nhận tập thể tiên tiến xuất sắc. Đặc biệt, trong số 98,53% học sinh tốt nghiệp, có 30% học sinh thi đỗ các trường đại học, trong đó hơn 50% vào các học viện, trường sĩ quan quân đội và công an./.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°59'21"N   106°20'0"E

Nhận xét

  • hoangthanhtunga3
    truong xau vai
  • Nguyễn Đình Xuân (khách)
    Đề nghị BBT trang này sửa lại thông tin: Trường THPT Nam Sách thành lập năm 1962, không phải năm 1963.
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 13 năm trước