Ngã tư Hàng Xanh (Thành phố Hồ Chí Minh)

Vietnam / Dong Nam Bo / Ho Chi Minh City / Thành phố Hồ Chí Minh
 vòng xoay (bùng binh)  Thêm thể loại

Đã biến thành cầu vượt Hàng Xanh
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   10°48'5"N   106°42'40"E

Nhận xét

  • Ngã tư Hàng Xanh - Bùng Binh Hàng Xanh a) Hàng Xanh Chữ Xanh phải viết là Sanh mới đúng. Sanh là tên một loại cây lớn có họ hàng với cây đa, cây đề, cây si... (họ Ficus). Xưa trên con đường đi từ đường Thiên Lý (đường Cái Quan), chổ gần cầu Sơn, đi băng qua rạch Cầu Bông đến lăng Ông - Bà Chiểu, hai bên đường có trồng hàng cây Sanh, do vậy đường có tên là Hàng Sanh, nay là đường Bạch Đằng. Theo một số tư liệu mang tính cá nhân thì đến khoảng thập niên 40 vẫn còn cây này ở ven đường. Trên Bản đồ đô thành Sài Gòn năm 1962 thì đoạn đầu của đường Bạch Đằng vẫn còn ghi tên là đường Hàng Sanh. Vậy sự sai lệch từ Xanh thành Sanh cũng mới đâu đây thôi, không quá xa lắm. b) Ngã Tư Ngã tư này chỉ xuất hiện sau khi có xa lộ Biên Hòa (xa lộ Hà Nội ngày nay) cắt ngang đường Cái Quan cũ, đó khoảng thời gian đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Đây là một giao lộ đồng mức thuộc loại hiện đại nhất thời ấy, với hệ thống dải phân cách, phân luồng và đèn tín hiệu giao thông vẫn còn sử dụng tốt cho đến tận 1995. Địa danh mang tên cây tại Sài Gòn xưa Sài Gòn xưa là rừng, đến giữa thế kỷ XX vẫn còn nhiều vết tích. Còn tồn tại đến tận bây giờ trong tâm trí người Sài Gòn qua những địa danh mang tên các loài cây, như : cây Vắp, cây Củ Chi, cây Sanh, cây Quéo, cây Thị, cây Da Sà, cây Sơn (có cầu Sơn gần ngã tư Hàng Sanh), cây Gõ, cây Xoay, … và cây Gòn cũng nên được nhắc đến. Nói thêm về cây Sanh Tên khoa học : Ficus benghalensis L. SYNONYM(S) : Ficus indica L. Tên riêng theo các ngôn ngữ : ARABIC : فيكس بنفالي , تين بنغالي . BENGALI : Bar, Bat, Bath, Bot. BURMESE : Pyi nyaung, Pyin vaung. CHINESE : 孟加拉榕 Meng jia la rong. DANISH : Indisk figen. ENGLISH : Banyan fig, Banyan tree, East Indian fig tree, Indian banyan, Weeping Chinese banyan. FRENCH : Banian, Figuier d'Inde, Figuier des pagodes. GERMAN : Banyanbaum, Bengalischer Feigenbaum. GUJARATI : Vad, Vadlo. HINDI : Bad, Bargad, Bargat, Barh, Bar, Bat. JAPANESE : ベンガルボダイジュ Bengaru bodaiju. KANNADA : Ala, Alada, Alada mara, Aalada mara, Goli, Nyagrodha, Vata. MALAY : Ara (Indonesia), Pokok ara . MALAYALAM : Ala, Peraal, Peral (Kerala), Vatam, Vatavarksam. MARATHI : Marri, Peddamarri, Vad (Vadd, Vada), Wad. NEPALESE : Bar. ORIYA : Baragachha. PUNJABI : Bar. SANSKRIT : Akshaya vruksham, Avaroha, Bahupada, Bat, Bhringi, Jatalo, Nyagrodha, Nyagrodhah, Vat, Vata, Vatah. SERBIAN : Indijska smokva. SINHALESE : Maha nuga. SPANISH : Baniano, Higuera de Bengala. TAMIL : Aal, ஆல் Al, ஆலம் Alam, Aalam vizhudhu, ஆலமரம் Alamaram, Peral. TELUGU : Mari peddamari, Marri, Peddamarri, Vata vrikshamu. THAI : กร่าง Krang, นิโครธ Ni khrot. VIETNAMESE : Cây đa, Cây sanh, Cây dong, Ða lá tròn.
  • Hoàn toàn ĐÚNG 100%. Trước 1970, còn gọi là NGÃ BA HÀNG XANH, có bến Xe Ngựa đi qua chợ Bà Chiểu.
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 12 năm trước