Ben Het Special Forces Camp--photos(4)
Vietnam /
Thai Nguyen /
Kon Tum /
World
/ Vietnam
/ Thai Nguyen
/ Kon Tum
World / Vietnam / Tây Nguyên / Kon Tum / Ngọc Hồi
military, outpost, interesting place
This is the abandoned airfield at Ben Het, which was featured in a 11 July 1969 TIME magazine article titled The Lesson of Ben Het.
Ben Het was converted from a US 5th Special Forces Group (Abn) CIDG camp (A-244) to an ARVN Ranger camp (95th Ranger Battalion) on 31 December 1970.
I inspected the outpost on 27 September 2007, almost 41 years after I was originally stationed in this region, i.e., Kontum Province. (From Kontum, guide Huynh Nguyen Do holds aloft an empty sandbag.)
Ben Het, BTW, is essentially a cluster of 3 hills; according to topographic maps, the elevation of the highest hill is 751 meters, or 2463 feet.
Regarding the 1968 picture on the far right, taken by Wayne Gunderson, it beautifully captures "scenic" Route 512 in the vicinity of Ben Het, where it became little more than a trail to the border with Laos. The view is from the turret of a Charlie Company 1st/69th Armor M48A3 Medium Tank Patton.
From the top of Ben Het, the views in all direction are magnificent. Visit it!
TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT BEN HET
TRẬN ĐÁNH CHIẾN XA NĂM 1969
Captain Gerald R. Cossey
Lời giới thiệu:
Đêm 3 tháng Ba năm 1969, các chiến xa thuộc trung đội 1, đại đội B, tiểu đoàn 1, trung đoàn 69 Thiết Giáp Hoa Kỳ dàn trận với năm chiến xa lội nước PT-76 do Nga Sô chế tạo cùng với nửa chục thiết vận xa BMP-40 quân đội Bắc Việt. Đó là trận đánh giữa hai đoàn chiến xa từ khi quân đội Hoa Kỳ qua Việt Nam tham chiến, đến trước khi trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 xẩy ra.
Đại đội Bravo chiến xa Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của đại úy John Stovall loại khỏi vòng chiến hai chiến xa, một thiết vận xa. Đơn vị chiến xa địch quân phải rút lui, bỏ dở mục đích tấn công trại Lực Lượng Đặc Biệt Ben Het.
Trại LLĐB này là một trong bẩy trại biên phòng, được quân Mũ Xanh Hoa Kỳ thiết lập nhằm theo dõi, ngăn chặn sự chuyển quân của quân đội Bắc Việt từ hai nước láng giềng Lào và Miên vào miền nam Việt Nam. Từ hướng bắc xuống, bẩy trại LLĐB gồm có: Ben Het, Plei Djereng, Đức Cơ, Tieu Atar, Ban Don, Đức Lập và Bu Prang. Khi địch quân tăng cường áp lực vào khu vực Dak To, các trại biên phòng này được tăng cường thêm quân.
Trại LLĐB Ben Het có một toán A mười hai quân nhân Mũ Xanh, liên đoàn 5 LLĐB/HK, một toán A LLĐB/VN và khoảng chừng 200 quân thuộc Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG). Thỉnh thoảng, căn cứ được hai khẩu đại bác 175 ly gắn trên xe thiết giáp M-107, thuộc tiểu đoàn 7, trung đoàn 15 Pháo Binh Hoa Kỳ lên “thăm viếng”, tác xạ theo yêu cầu.
Bình thường, tiểu đoàn Pháo Binh cơ động Hoa Kỳ đưa hai khẩu đại bác 175 ly cùng với đồ tiếp vận lên khu vực Ben Het bắn phá, ngăn chặn những nơi địch di chuyển trên đường mòn HCM, hoặc những nơi tình nghi có đơn vị cấp lớn của địch trong vùng tam biên. Lý do LLĐB/HK thiết lập trại Ben Het vì căn cứ chỉ cách biên giới Việt-Miên-Lào mười ba cây số.
Cách tiền đồn biên phòng Ben Het mười hai cây số về hướng tây nam là ngọn đồi 875 (Hamburger Hill) mà trước đó, lữ đoàn 173 Nhẩy Dù Hoa Kỳ được sư đoàn 4 Bộ Binh (cũng của Hoa Kỳ) trợ lực, đánh một trận đẫm máu với quân đội Bắc Việt trong tháng Mười Một năm 1967. Trận đánh lớn này cũng làm tiêu hao phần nào sức tấn công của địch trên vùng cao nguyên trong kỳ Tết Mậu Thân 1968.
Diễn tiến trận đánh chiến xa:
Chập tối ngày 3 tháng Ba năm 1969, chiến xa và bộ binh Bắc Việt mở trận tấn công vào trại LLĐB Ben Het. Tiền đồn này được xây dựng trong vùng rừng núi, trên vùng cao nguyên miền nam Việt Nam nhằm theo dõi các sự chuyển quân của địch trên hệ thống đường mòn HCH trong vùng tam biên (Việt, Miên, Lào).
Lực lượng tấn công của địch thuộc Mặt Trận B3 (vùng cao nguyên), đã chuẩn bị trận đánh từ tuần lễ trước bằng cách pháo kích vào các nơi đóng quân của đơn vị bạn trong khu vực Dak To, Ben Het. Ngoài ra còn nhiều trận tấn công khác trên khắp miền nam Việt Nam trong mùa Xuân từ cuối tháng Hai năm 1969, đã ngầm yểm trợ một cách gián tiếp cho địch quân.
Khi trận đánh bắt đầu, quân đội Hoa Kỳ đưa thêm quân vào vùng tam biên đại đội (chi đội) B, tiểu đoàn (chi đoàn) 1, lữ đoàn (thiết đoàn) 69 Kỵ Binh. Đại đội Thiết Giáp này dưới quyền chỉ huy của Đại Úy John Stovall, đóng quân gần phi đạo ở Dak To và đặt dưới quyền điều động của lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ. Đơn vị chiến xa được lệnh tăng cường phòng thủ trại Lực Lượng Đặc Biệt Ben Het và nằm giữ an ninh đường 512, trục lộ quan trọng, duy nhất nối liền tiền đồn biên phòng đến Dak To.
Lực lượng bạn trong căn cứ biên phòng Ben Het có ba đại đội Dân Sự Chiến Đấu do một toán A LLĐB Hoa Kỳ làm cố vấn (A-244). Ngoài ra còn có thêm một pháo đội đại bác 175 ly, hai khẩu 40 ly “Duster”. Đại đội chiến xa, đưa một trung đội chiến xa lên phòng thủ ngọn đồi nơi hướng tây căn cứ Ben Het, phần còn lại rải ra nằm giữ những vị trí chiến lược, chiếc cầu trên đường 512 và làm thành phần trừ bị ở Dak To.
Kể từ lúc vào vùng hành quân ngày 25 tháng Hai, đơn vị Thiết Giáp bị địch pháo kích quấy rối thường xuyên, từ những khẩu đại bác che dấu trong khu vực và bên kia biên giới, trên đất Miên. Binh sĩ thiết giáp Hoa Kỳ ít khi đi xa khỏi chiến xa của họ vài thước. Họ bận rộn tránh mảnh đạn pháo kích và trả đũa những lần bị địch bắn sẻ bằng đại liên, và đại bác 90 ly trên pháo tháp chiến xa.
Cho đến ngày đầu tiên trong tháng Ba, trại LLĐB Ben Het bị pháo kích bằng đại bác hạng nặng 130 ly. Quân đội Bắc Việt dấu những khẩu đại bác này trong rặng núi trên đất Miên, từ bên kia biên giới bắn vào căn cứ. Có hôm căn cứ bị pháo kích nặng nề với nhịp bắn cứ mỗi 45 giây cho một quả. Tuy nhiên nhờ những toán tiền đồn báo động mỗi khi địch pháo kích nên căn cứ đỡ bị tổn thất. Để trả đũa, khóa họng những khẩu đại bác của địch, chiến xa được điều động ra vị trí phản pháo. Các chiến xa xử dụng đạn xuyên phá với hy vọng xuyên qua được lớp đá núi bao bọc khẩu đại bác. Ngoài ra, các chiến xa còn được đài tác xạ pháo binh và phi cơ quan sát điều chỉnh tác xạ mỗi khi bắn. Sự cố gắng của các chiến xa không được hiệu quả mấy vì tầm đạn đại bác 90 ly của chiến xa không qua khỏi lớp phòng thủ của đơn vị bộ binh Bắc Việt.
Đến khoảng đầu tháng Ba, sắp đến kỳ hạn tái tiếp tế cho trại LLĐB Ben Het, mức độ pháo kích của địch giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, đại đội B chiến xa đã có 10 binh sĩ bị thương do mảnh đạn pháo kích, đa số bị nhẹ. Tổng kết, chỉ có một binh sĩ cần được di tản về bệnh viện.
Trong thời gian đó, trung đội 1, đại đội chiến xa đang trấn đóng trên một ngọn đồi nơi hướng tây (West Hill). Ba trong số bốn chiến xa thuộc trung đội, bố trí trên một mỏm núi gần đỉnh đồi, nhìn xuống thung lũng phiá dưới, thấy rất rõ con đường 512 uốn quanh co, dọc theo biên giới Miên. Đại Úy Stovall, đem ban chỉ huy lên trên đồi lập hầm chỉ huy vì người sĩ quan trung đội trưởng của trung đội chiến xa đã bị thương, trúng nhiều mảnh đạn pháo kích và được đưa về bệnh xá ở Dak To.
Hai ngày kế tiếp, mùng 1 và 2 trong tháng Ba trôi qua rất lặng lẽ. Không thấy địch pháo kích, chỉ nghe tiếng nổ đạn xúng cối, đại bác không dật 57 ly do đoàn xe tiếp tế bắn quấy rối, ngăn ngừa địch phục kích. Vào khoảng 10 giờ đêm ngày 2, Trung Sĩ thường vụ trung đội Hugh Havermale báo cáo lên Đại úy Stovall rằng, binh sĩ trong trung đội chiến xa nghe tiếng động cơ xe cộ của địch di chuyển nơi hướng tây căn cứ. Hai người đi ra phòng tuyến, dùng ống kính hồng ngoại tuyến quan sát, nhưng không thấy gì. Họ cũng không xác định được tiếng động cơ xe cộ của địch phát ra từ đâu. Hai người chỉ nghe tiếng xe của địch khoảng hai mươi phút rồi tắt... Có vẻ như địch quân đang thử máy xe, coi lại xa đội, đội hình chiến xa.
Qua ngày thứ ba, địch quân vẫn im lặng, chỉ có một viên đạn bắn quấy rối vào một vị trí quân bạn. Trong ngày, ba toán trinh sát Dân Sự Chiến Đấu, phát xuất từ trong căn cứ ra thám sát những khu vực nơi hướng bắc, đông bắc và đông nam. Trong buổi thuyết trình hàng ngày vào mỗi buổi sáng, tin tức tình báo được vị chỉ huy trại LLĐB Ben Het cho biết, rất có thể quân đội Bắc Việt sẽ tấn công và địch có khả năng xử dụng chiến xa để tấn công. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, những tin tức tình báo kể trên trở thành sự thực.
Đúng 9 giờ tối hôm đó, từ hai vị trí đặt súng cối, quân Bắc Việt pháo kích vào ngọn đội nằm chính giữa căn cứ. Từ 9 giờ rưỡi đến 10 giờ đêm, địch gia tăng mức độ pháo kích vào khắp nơi trong căn cứ. Những chiến sĩ Thiết Giáp, trung đội 1, đại đội B nằm bên ngoài, trên ngọn đồi nơi hướng tây lại nghe tiếng động cơ xe của địch. Lần này họ nghe rất rõ, phân biệt được tiếng động cơ chiến xa. Cũng như đêm trước, họ vẫn không nhìn thấy chiến xa của địch qua ống hồng ngoại tuyến, cho đến khi chiến xa địch cán lên một quả mìn chống người cách hàng rào phòng thủ chừng 800 thước. Quả mìn làm cháy một phần chiếc xe tăng, tỏa ánh sáng phơi bầy ra bên ngoài lớp hàng rào phòng thủ ba chiến xa và một thiết vận xa chở quân của quân đội Bắc Việt.
Ngay tức khắc, các chiến xa M-48 Hoa Kỳ khai hỏa đại bác 90 ly với đầu đạn chứa chất nổ mạnh (HEAT). Các binh sĩ LLĐB bên trong căn cứ báo động, vào vị trí chiến đấu, xử dụng súng cối bắn vào vị trí chiến xa địch xuất hiện và thủ sẵn khẩu đại bác không dật 57 ly. Bên trong căn cứ, khung cảnh rất bận rộn, người lo tải đạn, lính quân y chạy tới chạy lui lo vấn đề tản thương.
Ít phút sau, Đại Úy Stovall được báo cáo, thêm một chiến xa thứ tư của địch xuất hiện phiá bên trái quân bạn (LLĐB) gần phi đạo của căn cứ Ben Het. Ông ta nhận thêm một báo cáo khác do toán thám sát nằm bên ngoài gửi về, cho biết một đoàn xe (vừa chiến xa, thiết vận xa, Molotova chở quân) khoảng 15 chiếc từ hướng đông (biên giới Việt Miên Lào) về hướng trại LLĐB Ben Het. Đại Úy Stovall yêu cầu LLĐB bắn hỏa châu soi sáng để quan sát bãi chiến trường. Trong khi đó mấy chiến xa M-48 tiếp tục ‘bắn giết” với xe tăng T-54 Bắc Việt. Họ bắn trúng hai chiếc T-54 và chiếc thiết vận xa làm ba chiếc này bốc cháy. Chiến Xa PT-6 bị bắn hạ
Đại Úy Stovall leo lên một chiếc M-48, để chuẩn bị cho trận đánh chiến xa kế tiếp. Khi ông ta leo lên đằng sau pháo tháp, một tiếng nổ lớn, sức ép quăng ông ta cùng với người trưởng xa văng ra đằng sau cả chục thước. Chiến xa T-54 Bắc Việt bắn trúng chiếc M-48 làm bị thương nặng Đại Úy Stovall, người trưởng xa, gây tử thương cho người lính lái xe và người xạ thủ khẩu đại liên gắn trên chiến xa. Các chiến xa M-48 khác tự động di chuyển vào vị trí chiến đấu.
Bị thiệt hại mấy chiến xa, quân Bắc Việt không dám xung phong tấn công, chỉ pháo kích, bắn súng nhỏ vào trong căn cứ. Cuối cùng địch quân rút lui, đợt tấn công cuối cùng không xẩy ra khi các chiến xa thuộc trung đội 2 đến tăng viện. Trung đội trưởng là Trung Úy Ed Nikels tạm thời nắm quyền chỉ huy vì Đại Úy Stovall đã bị thương. Lực lượng phòng thủ được một “Hỏa Long” AC-47 lên bao vùng bắn yểm trợ, truy kích đoàn quân Bắc Việt đang trên đường rút lui ra khỏi trận điạ.
Sáng hôm sau, quân Dân Sự Chiến Đấu ra ngoài quan sát bãi chiến trường, họ báo cáo về cho biết quân Bắc Việt để lại hai chiến xa lội nước PT-76 và một Molotova đã bị cháy thành những đống sắt vụn. Tiếp tục lục xoát về hướng biên giới, họ tìm được điạ điểm tập trung cho các xe cộ của địch (chiến xa, xe vận tải), nhưng không có thêm chi tiết về đơn vị tấn công trại LLĐB Ben Het. Về phiá bạn, đại đội Bravo chiến xa có hai binh sĩ tử trận, hai người khác bị thương, trong đó có Đại Úy đại đội trưởng Stovall. Đặc biệt, chiến xa M-48 với lớp thép dầy, mặc dầu bị trúng đạn đại bác chiến xa địch vẫn không hề hấn gì, chỉ có khẩu đại liên gắn trên xe bị hư hại.
Phân tích trận đánh trại LLĐB Ben Het cho thấy địch chỉ muốn “thử sức” khả năng chiến xa hạng nhẹ, lội nước được PT-76 của họ. Quân đội Bắc Việt không thực sự đánh dứt điểm vì không có đơn vị ngăn chặn quân tiếp viện đồng minh. Cũng có thể đây là một trận đánh “nghi binh” cho một mặt trận khác rộng lớn hơn, và cũng có thể địch không ngờ có đơn vị chiến xa M-48 của Hoa Kỳ trong khu vực Tam Biên.
Dầu vậy, trận đánh giữa hai đơn vị chiến xa đêm 3 tháng Ba năm 1969, đã có chỗ trong quân sử “Chiến Tranh Việt Nam”. Đại đội Bravo chiến xa Hoa Kỳ trước đó đã được ân thưởng huy chương danh dự của Tổng Thống Hoa Kỳ, một lần nữa đã ghi thêm một chiến công vào bảng phong thần của đơn vị.
Dallas, TX. 3/3/2010
vđh Theo tài liệu: “Tank vs Tank” by Captain Gerald R. Cossey, Armor Magazine September- October 1970.
5:26 PM 3/18/2010
Ben Het was converted from a US 5th Special Forces Group (Abn) CIDG camp (A-244) to an ARVN Ranger camp (95th Ranger Battalion) on 31 December 1970.
I inspected the outpost on 27 September 2007, almost 41 years after I was originally stationed in this region, i.e., Kontum Province. (From Kontum, guide Huynh Nguyen Do holds aloft an empty sandbag.)
Ben Het, BTW, is essentially a cluster of 3 hills; according to topographic maps, the elevation of the highest hill is 751 meters, or 2463 feet.
Regarding the 1968 picture on the far right, taken by Wayne Gunderson, it beautifully captures "scenic" Route 512 in the vicinity of Ben Het, where it became little more than a trail to the border with Laos. The view is from the turret of a Charlie Company 1st/69th Armor M48A3 Medium Tank Patton.
From the top of Ben Het, the views in all direction are magnificent. Visit it!
TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT BEN HET
TRẬN ĐÁNH CHIẾN XA NĂM 1969
Captain Gerald R. Cossey
Lời giới thiệu:
Đêm 3 tháng Ba năm 1969, các chiến xa thuộc trung đội 1, đại đội B, tiểu đoàn 1, trung đoàn 69 Thiết Giáp Hoa Kỳ dàn trận với năm chiến xa lội nước PT-76 do Nga Sô chế tạo cùng với nửa chục thiết vận xa BMP-40 quân đội Bắc Việt. Đó là trận đánh giữa hai đoàn chiến xa từ khi quân đội Hoa Kỳ qua Việt Nam tham chiến, đến trước khi trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 xẩy ra.
Đại đội Bravo chiến xa Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của đại úy John Stovall loại khỏi vòng chiến hai chiến xa, một thiết vận xa. Đơn vị chiến xa địch quân phải rút lui, bỏ dở mục đích tấn công trại Lực Lượng Đặc Biệt Ben Het.
Trại LLĐB này là một trong bẩy trại biên phòng, được quân Mũ Xanh Hoa Kỳ thiết lập nhằm theo dõi, ngăn chặn sự chuyển quân của quân đội Bắc Việt từ hai nước láng giềng Lào và Miên vào miền nam Việt Nam. Từ hướng bắc xuống, bẩy trại LLĐB gồm có: Ben Het, Plei Djereng, Đức Cơ, Tieu Atar, Ban Don, Đức Lập và Bu Prang. Khi địch quân tăng cường áp lực vào khu vực Dak To, các trại biên phòng này được tăng cường thêm quân.
Trại LLĐB Ben Het có một toán A mười hai quân nhân Mũ Xanh, liên đoàn 5 LLĐB/HK, một toán A LLĐB/VN và khoảng chừng 200 quân thuộc Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG). Thỉnh thoảng, căn cứ được hai khẩu đại bác 175 ly gắn trên xe thiết giáp M-107, thuộc tiểu đoàn 7, trung đoàn 15 Pháo Binh Hoa Kỳ lên “thăm viếng”, tác xạ theo yêu cầu.
Bình thường, tiểu đoàn Pháo Binh cơ động Hoa Kỳ đưa hai khẩu đại bác 175 ly cùng với đồ tiếp vận lên khu vực Ben Het bắn phá, ngăn chặn những nơi địch di chuyển trên đường mòn HCM, hoặc những nơi tình nghi có đơn vị cấp lớn của địch trong vùng tam biên. Lý do LLĐB/HK thiết lập trại Ben Het vì căn cứ chỉ cách biên giới Việt-Miên-Lào mười ba cây số.
Cách tiền đồn biên phòng Ben Het mười hai cây số về hướng tây nam là ngọn đồi 875 (Hamburger Hill) mà trước đó, lữ đoàn 173 Nhẩy Dù Hoa Kỳ được sư đoàn 4 Bộ Binh (cũng của Hoa Kỳ) trợ lực, đánh một trận đẫm máu với quân đội Bắc Việt trong tháng Mười Một năm 1967. Trận đánh lớn này cũng làm tiêu hao phần nào sức tấn công của địch trên vùng cao nguyên trong kỳ Tết Mậu Thân 1968.
Diễn tiến trận đánh chiến xa:
Chập tối ngày 3 tháng Ba năm 1969, chiến xa và bộ binh Bắc Việt mở trận tấn công vào trại LLĐB Ben Het. Tiền đồn này được xây dựng trong vùng rừng núi, trên vùng cao nguyên miền nam Việt Nam nhằm theo dõi các sự chuyển quân của địch trên hệ thống đường mòn HCH trong vùng tam biên (Việt, Miên, Lào).
Lực lượng tấn công của địch thuộc Mặt Trận B3 (vùng cao nguyên), đã chuẩn bị trận đánh từ tuần lễ trước bằng cách pháo kích vào các nơi đóng quân của đơn vị bạn trong khu vực Dak To, Ben Het. Ngoài ra còn nhiều trận tấn công khác trên khắp miền nam Việt Nam trong mùa Xuân từ cuối tháng Hai năm 1969, đã ngầm yểm trợ một cách gián tiếp cho địch quân.
Khi trận đánh bắt đầu, quân đội Hoa Kỳ đưa thêm quân vào vùng tam biên đại đội (chi đội) B, tiểu đoàn (chi đoàn) 1, lữ đoàn (thiết đoàn) 69 Kỵ Binh. Đại đội Thiết Giáp này dưới quyền chỉ huy của Đại Úy John Stovall, đóng quân gần phi đạo ở Dak To và đặt dưới quyền điều động của lữ đoàn 2, sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ. Đơn vị chiến xa được lệnh tăng cường phòng thủ trại Lực Lượng Đặc Biệt Ben Het và nằm giữ an ninh đường 512, trục lộ quan trọng, duy nhất nối liền tiền đồn biên phòng đến Dak To.
Lực lượng bạn trong căn cứ biên phòng Ben Het có ba đại đội Dân Sự Chiến Đấu do một toán A LLĐB Hoa Kỳ làm cố vấn (A-244). Ngoài ra còn có thêm một pháo đội đại bác 175 ly, hai khẩu 40 ly “Duster”. Đại đội chiến xa, đưa một trung đội chiến xa lên phòng thủ ngọn đồi nơi hướng tây căn cứ Ben Het, phần còn lại rải ra nằm giữ những vị trí chiến lược, chiếc cầu trên đường 512 và làm thành phần trừ bị ở Dak To.
Kể từ lúc vào vùng hành quân ngày 25 tháng Hai, đơn vị Thiết Giáp bị địch pháo kích quấy rối thường xuyên, từ những khẩu đại bác che dấu trong khu vực và bên kia biên giới, trên đất Miên. Binh sĩ thiết giáp Hoa Kỳ ít khi đi xa khỏi chiến xa của họ vài thước. Họ bận rộn tránh mảnh đạn pháo kích và trả đũa những lần bị địch bắn sẻ bằng đại liên, và đại bác 90 ly trên pháo tháp chiến xa.
Cho đến ngày đầu tiên trong tháng Ba, trại LLĐB Ben Het bị pháo kích bằng đại bác hạng nặng 130 ly. Quân đội Bắc Việt dấu những khẩu đại bác này trong rặng núi trên đất Miên, từ bên kia biên giới bắn vào căn cứ. Có hôm căn cứ bị pháo kích nặng nề với nhịp bắn cứ mỗi 45 giây cho một quả. Tuy nhiên nhờ những toán tiền đồn báo động mỗi khi địch pháo kích nên căn cứ đỡ bị tổn thất. Để trả đũa, khóa họng những khẩu đại bác của địch, chiến xa được điều động ra vị trí phản pháo. Các chiến xa xử dụng đạn xuyên phá với hy vọng xuyên qua được lớp đá núi bao bọc khẩu đại bác. Ngoài ra, các chiến xa còn được đài tác xạ pháo binh và phi cơ quan sát điều chỉnh tác xạ mỗi khi bắn. Sự cố gắng của các chiến xa không được hiệu quả mấy vì tầm đạn đại bác 90 ly của chiến xa không qua khỏi lớp phòng thủ của đơn vị bộ binh Bắc Việt.
Đến khoảng đầu tháng Ba, sắp đến kỳ hạn tái tiếp tế cho trại LLĐB Ben Het, mức độ pháo kích của địch giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, đại đội B chiến xa đã có 10 binh sĩ bị thương do mảnh đạn pháo kích, đa số bị nhẹ. Tổng kết, chỉ có một binh sĩ cần được di tản về bệnh viện.
Trong thời gian đó, trung đội 1, đại đội chiến xa đang trấn đóng trên một ngọn đồi nơi hướng tây (West Hill). Ba trong số bốn chiến xa thuộc trung đội, bố trí trên một mỏm núi gần đỉnh đồi, nhìn xuống thung lũng phiá dưới, thấy rất rõ con đường 512 uốn quanh co, dọc theo biên giới Miên. Đại Úy Stovall, đem ban chỉ huy lên trên đồi lập hầm chỉ huy vì người sĩ quan trung đội trưởng của trung đội chiến xa đã bị thương, trúng nhiều mảnh đạn pháo kích và được đưa về bệnh xá ở Dak To.
Hai ngày kế tiếp, mùng 1 và 2 trong tháng Ba trôi qua rất lặng lẽ. Không thấy địch pháo kích, chỉ nghe tiếng nổ đạn xúng cối, đại bác không dật 57 ly do đoàn xe tiếp tế bắn quấy rối, ngăn ngừa địch phục kích. Vào khoảng 10 giờ đêm ngày 2, Trung Sĩ thường vụ trung đội Hugh Havermale báo cáo lên Đại úy Stovall rằng, binh sĩ trong trung đội chiến xa nghe tiếng động cơ xe cộ của địch di chuyển nơi hướng tây căn cứ. Hai người đi ra phòng tuyến, dùng ống kính hồng ngoại tuyến quan sát, nhưng không thấy gì. Họ cũng không xác định được tiếng động cơ xe cộ của địch phát ra từ đâu. Hai người chỉ nghe tiếng xe của địch khoảng hai mươi phút rồi tắt... Có vẻ như địch quân đang thử máy xe, coi lại xa đội, đội hình chiến xa.
Qua ngày thứ ba, địch quân vẫn im lặng, chỉ có một viên đạn bắn quấy rối vào một vị trí quân bạn. Trong ngày, ba toán trinh sát Dân Sự Chiến Đấu, phát xuất từ trong căn cứ ra thám sát những khu vực nơi hướng bắc, đông bắc và đông nam. Trong buổi thuyết trình hàng ngày vào mỗi buổi sáng, tin tức tình báo được vị chỉ huy trại LLĐB Ben Het cho biết, rất có thể quân đội Bắc Việt sẽ tấn công và địch có khả năng xử dụng chiến xa để tấn công. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, những tin tức tình báo kể trên trở thành sự thực.
Đúng 9 giờ tối hôm đó, từ hai vị trí đặt súng cối, quân Bắc Việt pháo kích vào ngọn đội nằm chính giữa căn cứ. Từ 9 giờ rưỡi đến 10 giờ đêm, địch gia tăng mức độ pháo kích vào khắp nơi trong căn cứ. Những chiến sĩ Thiết Giáp, trung đội 1, đại đội B nằm bên ngoài, trên ngọn đồi nơi hướng tây lại nghe tiếng động cơ xe của địch. Lần này họ nghe rất rõ, phân biệt được tiếng động cơ chiến xa. Cũng như đêm trước, họ vẫn không nhìn thấy chiến xa của địch qua ống hồng ngoại tuyến, cho đến khi chiến xa địch cán lên một quả mìn chống người cách hàng rào phòng thủ chừng 800 thước. Quả mìn làm cháy một phần chiếc xe tăng, tỏa ánh sáng phơi bầy ra bên ngoài lớp hàng rào phòng thủ ba chiến xa và một thiết vận xa chở quân của quân đội Bắc Việt.
Ngay tức khắc, các chiến xa M-48 Hoa Kỳ khai hỏa đại bác 90 ly với đầu đạn chứa chất nổ mạnh (HEAT). Các binh sĩ LLĐB bên trong căn cứ báo động, vào vị trí chiến đấu, xử dụng súng cối bắn vào vị trí chiến xa địch xuất hiện và thủ sẵn khẩu đại bác không dật 57 ly. Bên trong căn cứ, khung cảnh rất bận rộn, người lo tải đạn, lính quân y chạy tới chạy lui lo vấn đề tản thương.
Ít phút sau, Đại Úy Stovall được báo cáo, thêm một chiến xa thứ tư của địch xuất hiện phiá bên trái quân bạn (LLĐB) gần phi đạo của căn cứ Ben Het. Ông ta nhận thêm một báo cáo khác do toán thám sát nằm bên ngoài gửi về, cho biết một đoàn xe (vừa chiến xa, thiết vận xa, Molotova chở quân) khoảng 15 chiếc từ hướng đông (biên giới Việt Miên Lào) về hướng trại LLĐB Ben Het. Đại Úy Stovall yêu cầu LLĐB bắn hỏa châu soi sáng để quan sát bãi chiến trường. Trong khi đó mấy chiến xa M-48 tiếp tục ‘bắn giết” với xe tăng T-54 Bắc Việt. Họ bắn trúng hai chiếc T-54 và chiếc thiết vận xa làm ba chiếc này bốc cháy. Chiến Xa PT-6 bị bắn hạ
Đại Úy Stovall leo lên một chiếc M-48, để chuẩn bị cho trận đánh chiến xa kế tiếp. Khi ông ta leo lên đằng sau pháo tháp, một tiếng nổ lớn, sức ép quăng ông ta cùng với người trưởng xa văng ra đằng sau cả chục thước. Chiến xa T-54 Bắc Việt bắn trúng chiếc M-48 làm bị thương nặng Đại Úy Stovall, người trưởng xa, gây tử thương cho người lính lái xe và người xạ thủ khẩu đại liên gắn trên chiến xa. Các chiến xa M-48 khác tự động di chuyển vào vị trí chiến đấu.
Bị thiệt hại mấy chiến xa, quân Bắc Việt không dám xung phong tấn công, chỉ pháo kích, bắn súng nhỏ vào trong căn cứ. Cuối cùng địch quân rút lui, đợt tấn công cuối cùng không xẩy ra khi các chiến xa thuộc trung đội 2 đến tăng viện. Trung đội trưởng là Trung Úy Ed Nikels tạm thời nắm quyền chỉ huy vì Đại Úy Stovall đã bị thương. Lực lượng phòng thủ được một “Hỏa Long” AC-47 lên bao vùng bắn yểm trợ, truy kích đoàn quân Bắc Việt đang trên đường rút lui ra khỏi trận điạ.
Sáng hôm sau, quân Dân Sự Chiến Đấu ra ngoài quan sát bãi chiến trường, họ báo cáo về cho biết quân Bắc Việt để lại hai chiến xa lội nước PT-76 và một Molotova đã bị cháy thành những đống sắt vụn. Tiếp tục lục xoát về hướng biên giới, họ tìm được điạ điểm tập trung cho các xe cộ của địch (chiến xa, xe vận tải), nhưng không có thêm chi tiết về đơn vị tấn công trại LLĐB Ben Het. Về phiá bạn, đại đội Bravo chiến xa có hai binh sĩ tử trận, hai người khác bị thương, trong đó có Đại Úy đại đội trưởng Stovall. Đặc biệt, chiến xa M-48 với lớp thép dầy, mặc dầu bị trúng đạn đại bác chiến xa địch vẫn không hề hấn gì, chỉ có khẩu đại liên gắn trên xe bị hư hại.
Phân tích trận đánh trại LLĐB Ben Het cho thấy địch chỉ muốn “thử sức” khả năng chiến xa hạng nhẹ, lội nước được PT-76 của họ. Quân đội Bắc Việt không thực sự đánh dứt điểm vì không có đơn vị ngăn chặn quân tiếp viện đồng minh. Cũng có thể đây là một trận đánh “nghi binh” cho một mặt trận khác rộng lớn hơn, và cũng có thể địch không ngờ có đơn vị chiến xa M-48 của Hoa Kỳ trong khu vực Tam Biên.
Dầu vậy, trận đánh giữa hai đơn vị chiến xa đêm 3 tháng Ba năm 1969, đã có chỗ trong quân sử “Chiến Tranh Việt Nam”. Đại đội Bravo chiến xa Hoa Kỳ trước đó đã được ân thưởng huy chương danh dự của Tổng Thống Hoa Kỳ, một lần nữa đã ghi thêm một chiến công vào bảng phong thần của đơn vị.
Dallas, TX. 3/3/2010
vđh Theo tài liệu: “Tank vs Tank” by Captain Gerald R. Cossey, Armor Magazine September- October 1970.
5:26 PM 3/18/2010
Wikipedia article: http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Dak_To
Nearby cities:
Coordinates: 14°41'3"N 107°39'35"E
- Weapons storage 78 km
- Weapons storage 85 km
- Light arms firing range 158 km
- Phu Cat Airport 168 km
- Former Phu Cat Air Base Munitions Storage Area (Bomb Dump) 168 km
- ammunition warehouse 227 km
- Tuy Hoa Air Base (old name of Dong Tac airport) 255 km
- Kho đạn K858 339 km
- Cam Ranh Naval Base 350 km
- Phan Rang Air Base 364 km
- Chu Mom Ray National Park 18 km
- Tra Cang commune 63 km
- Nam Trà My 69 km
- Phuoc My commune 70 km
- Tra Don commune 71 km
- Tra Leng commune 73 km
- Tra Mai commune 77 km
- Phuoc Son district 80 km
- Son Tay district 82 km
- Tay Tra district 95 km
Comments