Wikimapia is a multilingual open-content collaborative map, where anyone can create place tags and share their knowledge.

Chu Van An High School (Hanoi)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / Hanoi / Thuy Khue street, 10
 school, high school

One of the most renowned Seccondary schools in Hanoi, with history of more than 100 years.
The Chu van An high school (Hanoi) , also known as the Buoi, Chu, is a public secondary school in Hanoi. Was established in 1908, so far the Chu van An high school is one of the oldest and most traditional of Vietnamese education. Are the French establishment for the purpose of training personnel for the colonial rule, the Buoi-Chu Van An has become the cradle for training generations of patriotic intellectuals, many of whom have become celebrities of Viet Nam in various fields such as Pham Van Dong, Ton That Tung, Nguyen Khac Vien... among the teachers used to teach at the school also has famous professors such as Duong Quang Ham, Nguyen Van Huyen, Hoang Xuan Han... after the 1945 August revolution, the school continues to be the place of training talents for Hanoi and the country with so many former students have been successful on the field. .
Nearby cities:
Coordinates:   21°2'35"N   105°49'55"E

Comments

  • longochau
    Trường trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trường Chu Văn An, còn được gọi là trường Bưởi, trường Chu, là một trường trung học phổ thông công ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay trường Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam. Được thực dân Pháp thành lập với mục đích đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị thuộc địa, trường Bưởi - Chu Văn An đã lại trở thành cái nôi đào tạo nhiều thế hệ trí thức yêu nước, nhiều người đã trở thành danh nhân của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện... Trong số các giáo viên từng dạy ở trường Bưởi cũng có các giáo sư nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trường tiếp tục là nơi đào tạo nhân tài cho Hà Nội và đất nước với rất nhiều cựu học sinh đã và đang thành công trên lĩnh vực của mình. Hiện nay, trường Chu Văn An và trường Trung học chuyên Hà Nội - Amsterdam là hai trường có hệ thống lớp chuyên của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Cùng với Quốc học Huế và chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh, trường đang được chính phủ đầu tư trong Dự án 3 trường trung học phổ thông trọng điểm của Việt Nam. [sửa] Cơ sở vật chất Khu Kí túc xá mới của trường Chu Văn AnChu Văn An là trường phổ thông có cơ sở vật chất hàng đầu của Hà Nội, pha trộn giữa nét cổ kính kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ. Cơ sở vật chất của trường gồm: Hệ thống nhà học gồm 2 dãy nhà 3 tầng và 2 dãy nhà 1 tầng đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh Chu Văn An. Một nhà học thực nghiệm gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm. Thư viện và phòng truyền thống. Hội trường hiện đại 200 chỗ ngồi. Nhà thi đấu. Khu luyện tập thể chất ngoài trời gồm một sân bóng đá và một sân bóng rổ. Nhà Bát GiácKí túc xá giành cho các học sinh ở xa. Khu vườn thực vật. Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện và phòng truyền thống, hay được gọi với cái tên nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La Villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học bảo hộ. Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm phòng truyền thống và thư viện của trường.[4] Ngày 19 tháng 1 năm 2007, trường đã khánh thành bức tượng Danh sư Chu Văn An, một trong các công trình chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 100 năm trường Bưởi - Chu Văn An.
  • longochau
    Hoạt động ngoại khóa Lễ khai giảng được tổ chức vào ngày 5 tháng 9, còn lễ bế giảng được tổ chức vào ngày 23 tháng 5 hàng năm. Hàng năm, trường Chu Văn An đều tổ chức lễ hội truyền thống vào thứ Bảy và Chủ nhật tuần đầu tiên của tháng 11. Lễ hội thường bao gồm buổi họp mặt của cựu học sinh, hội cắm trại của học sinh lớp 11, 12 và đêm văn nghệ của học sinh Chu Văn An. Tháng 5 năm 2008 trường sẽ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập.[5] Với khung cảnh cổ kính nên thơ, trường Chu Văn An đã được chọn làm bối cảnh cho bộ phim 12A và 4H của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đặc biệt nguyên một lớp học đã được chọn làm diễn viên phụ cho bộ phim.[6] Thành tích đào tạo Cổng trườngHọc sinh Chu Văn An thường xuyên đỗ tốt nghiệp và đại học với tỉ lệ cao hàng đầu Hà Nội và Việt Nam[7]. Trong các kì thi Olympic Toán Quốc tế (IMO), học sinh Chu Văn An đã đạt được 6 huy chương trong đó có 2 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng[8]. Do thành tích dạy và học, trường đã được Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao Động hạng ba (năm 1964) Huân chương Lao Động hạng nhì (năm 1992) Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1998) Ngày 6 tháng 11 năm 2004, trường Chu Văn An đã được nhận bằng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng Với truyền thống lâu đời của mình, trường Bưởi - Chu Văn An đã là nơi học tập và giảng dạy của rất nhiều danh nhân trên mọi lĩnh vực của Việt Nam. Dưới đây là một số giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng của trường Bưởi - Chu Văn An. Giáo viên Nguyễn Phan Chánh[9]. Dương Quảng Hàm[10] (từ năm 1920 đến năm 1946). Hoàng Xuân Hãn[11] (học sinh khóa 1926, giảng dạy từ năm 1936 đến năm 1939). Nguyễn Văn Huyên[12] (1935 - 1938). Nguỵ Như Kon Tum[13] (1941 - 1945). Nguyễn Mạnh Tường[14]. Nguyễn Xiển[15] (học sinh khóa 1925, giảng dạy từ năm 1935 đến năm 1937). Học sinh Chính trị Trần Điền Phan Anh[16]. Nguyễn Văn Cừ[17] (khóa 1928). Trịnh Đình Cửu[18]. Nguyễn Khoa Điềm[19]. Phạm Văn Đồng[20] (khóa 1924). Kaysone Phomvihane (Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn)[1]. Souphanouvong (Xu-pha-nu-vông)[1]. Lê Trọng Tấn[21]. Nguyễn Cơ Thạch[1]. Ngô Gia Tự[22] (khóa 1922). Nguyễn Cao Kỳ Khoa học Tạ Quang Bửu[23] (khóa 1926). Nguyễn Văn Chiển[24] (khóa 1934). Bùi Huy Đáp[25] (khóa 1931). Đỗ Xuân Hợp[26]. Nguyễn Đình Ngọc[27]. Nguyễn Xuân Nguyên[28]. Dương Trung Quốc[29]. Trần Đức Thảo[30]. Lê Văn Thiêm[31] (khóa 1936). Tôn Thất Tùng[32]. Nguyễn Khắc Viện[33] (khóa 1932). Văn học - Nghệ thuật Ngô Xuân Diệu (Xuân Diệu)[34] (khóa 1933). Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ)[16] (khóa 1920). Nguyễn Hiến Lê[35] (khóa 1926). Vũ Đình Liên[36] (khóa 1930). Vương Trí Nhàn[37] (khóa 1958). Võ An Ninh[38]. Hoàng Ngọc Phách[39] (khóa 1914). Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)[40]. Nguyễn Đình Thi[41] (khóa 1941). Trần Tiến[42]. Thanh Tùng[43]. Tô Ngọc Vân[44]. Lĩnh vực khác Trương Gia Bình[45] (khóa 1970). Bùi Quang Ngọc[45] (khóa 1970). Hoàng Đạo Thuý[46]. Đặng Thuỳ Trâm[37] (khóa 1958).
This article was last modified 9 years ago