Hanoi Railway Station (Hanoi)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / Hanoi
 train station  Add category

Hanoi Railway Station is one of the main railway stations on the North-South Railway (Reunification Express) in Vietnam. It serves the city of Hanoi. The station is located at 120 Le Duan Street, Cua Nam Ward, Hoan Kiem District of Hanoi and is the starting point of five railway lines leading to almost every Vietnamese province
Nearby cities:
Coordinates:   21°1'28"N   105°50'26"E

Comments

  • Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Đổi hướng từ Ga Hàng Cỏ) Ga Hàng Cỏ thời Pháp thuộcGa Hà Nội (trước kia gọi là Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Mục lục 1 Lịch sử 2 Quy mô 3 Hoạt động 4 Xem thêm 5 Liên kết ngoài Lịch sử Ga Hàng Cỏ được Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, sau khi đã xây dựng cầu Long Biên và hệ thống đường sắt Việt Nam. Phần chính giữa ga bị bom Mỹ phá huỷ ngày 21 tháng 12 năm 1972. Ga được xây lại năm 1976, hoàn thành ngày 4 tháng 12 năm 1976 khi thông xe tuyến xe lửa thống nhất giữa hai miền Bắc-Nam sau 30 năm gián đoạn. Từ ga có đường sắt Hà Nội-Hải Phòng (tháng 4 năm 1903), Hà Nội-Lào Cai (tháng 4 năm 1905) qua cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, đến nǎm 1936, tức là ba mươi nǎm sau, con đường sắt xuyên Việt mới hoàn toàn xong, nối những đoạn đứt nối lại với nhau. Trưởng ga hiện nay là ông Vũ Đình Rậu (quê ở Thái Bình), nhà ga có 377 CBCNV, trong đó có 78 kỹ sư, cử nhân... mỗi năm ga Hà Nội có doanh thu khoảng 441 tỷ đồng chiếm 20% doanh thu toàn ngành vận tải ĐS. Quy mô Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m² tức hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m² nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt. Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh. Hoạt động Ga phục vụ hành khách đi tàu hỏa trên các tuyến trong nước. Hiện chỉ có 93 ga của ĐSVN được xếp vào danh sách ga xếp dỡ, những ga khác nếu chủ hàng xếp dỡ sẽ tính thêm 15% cước vận chuyển.
  • Phố Hàng Cỏ đã thành phố Trần Hưng Đạo, ga Hàng Cỏ đã thành ga Hà Nội, nhà ga như điểm hồng tâm tỏa ra những tia ánh sáng ra 5 con đường lên ngược về Nam, những Yên Bái, Lao Cai, những Thái Nguyên, Quảng Ninh, rồi Hải Phòng và qua Bắc Ninh, Bắc Giang lên biên giới Lạng Sơn, Đồng Đǎng và tít tắp dọc chiều xuyên đất nước vào đến miền Nam bao la đồng bằng Nam Bộ, và một trǎm nǎm đã trôi qua là lịch sử nhà ga, lịch sử đường tàu sẽ đón một trǎm nǎm nữa có thêm những nẻo đường nào đã manh nha ẩn hiện với tương lai. Nǎm 1900, chợ bán cỏ vẫn còn bên bãi hoang đua ngựa. Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan và bao danh nhân khác chưa hề nhìn thấy làn khói trắng những con tàu, chưa nhìn thấy nhà ga xây cao theo kiểu phương Tây, không phải chiếc nón dấu anh lính triều đình mà là những chiếc mũ lưỡi trai thổi còi đưa đón sức mạnh mới của máy hơi nước của thời kỳ hiện đại. Đó là nǎm 1902, Hà Nội thở hơi thở mới. Đường sắt được ra đời từ cái chợ cỏ muôn xưa. Không phải một lúc mà có ngay nǎm nẻo đường dài ngắn. Cuộc khởi nghĩa của người nông dân Hoàng Hoa Thám làm thực dân mất ǎn mất ngủ mấy mươi nǎm con đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn đứt đoạn hàng chục mùa mưa nắng. Nǎm khánh thành ga Hàng Cỏ cũng là nǎm khánh thành cây cầu vượt sông Cái lúc đầu tiên là Doumer, sau là cầu Long Biên (1902), tiếp đó có đường Hà Nội-Hải Phòng (4-1903), Hà Nội-Lao Cai (4-1905), đến nǎm 1936 tức là ba mươi nǎm sau con đường sắt xuyên Việt mới hoàn toàn xong, nối những đoạn đứt nối lại với nhau (1936). Lúc đầu ga Hàng Cỏ nằm trong diện tích 216.000m2 tức hơn 21ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000m2 nhà cửa, còn là sân ga, đường sắt, hẳn ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh đường cho các đoàn tàu tránh nhau, ǎn khách, dỡ hàng ngày đêm không một phút nào ngơi nghỉ. Xung quanh ga Hàng Cỏ còn vương vấn nhiều tên làng cổ Khâm Đức, Lương Sử, Vǎn Miếu, Vǎn Chương, Kim Liên, Quán Sứ nay cũng đã thay hình đổi dạng nhưng ta vẫn có thể chạm vào lịch sử mỗi khi thả bước một vùng Hà Nội, khi ta trả lại chỗ ngồi trên toa cho con tàu, còn ta đưa bước thong dong mà thưởng ngoạn. Trụ sở Hỏa xa nay là trụ sở Tổng Công đoàn. Khu Đấu Xảo xây dựng trên đường đua ngựa là Cung vǎn hóa Hữu Nghị. Phố Hàng Lọng từng có tên là đường Quan Lộ, có nghề làm lọng làm ô làm kiệu, đi qua trước cửa ga mới hình thành khoảng trǎm nǎm trở lại. Nhớ xưa, khi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từ xứ Nghệ ra Thǎng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, ông phải đi lối Ô Chợ Dừa vào phủ, (thế kỷ XVIII) thì con đường Hàng Lọng qua Kim Liên xuống Ngã Tư Vọng mới chỉ là con đường nhỏ rải đá rǎm nhỏ bé đi giữa những hồ ao chi chít nào Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Liên Trì, Liên Thủy nay đã nhường chỗ cho bao nhiêu cǎn nhà cao thấp lô nhô. Hàng Lọng cũng thành đường Nam Bộ rồi đường Lê Duẩn, con đường mới, đoạn khởi đầu của cái cửa cho ta đi suốt đến Sài Gòn, Cần Thơ, Nǎm Cǎn...
  • Ga Hàng Cỏ hôm nay Hà Nội 990 nǎm, bao triều đại oanh liệt, vinh quang và đau thương trầm lắng đã diễn ra liên tục. Nghìn nǎm là ba mươi thế hệ người Thǎng Long-Hà Nội đã kinh qua, gửi gắm, sống chết với kinh kỳ. Ngành Đường sắt Việt Nam non trẻ mới khoảng trǎm nǎm, tức khoảng ba thế hệ. Khu đất hoang vu cỏ lau, cỏ lác, cỏ mần trầu, cỏ ngọt xa xưa đã chấp nhận tiếng còi tàu đêm ngày gọi những chuyến đi và nhắc người đi đón kẻ về. Bao nhiêu phố phường Hà Nội quanh cái vòng tròn mà ga là trung tâm ấy, đêm đêm nghe tiếng còi âm vang trong gió thu, trong sương đông hay trǎng non trên thành phố? Ai trong những con người Hà Nội đó nghe tiếng còi mà động lòng hồ hải, muốn khoác tay nải lên vai mà lên đường cho thỏa chí phiêu lưu như Nguyễn Tuân, Tản Đà? Ai nghe tiếng còi tàu mà hoài niệm những đoạn đời mình hôm lên Lạng Sơn cho hương hoa hồi phủ kín toàn thân hay giọng hò sông Hương đến Ngự lưu luyến mối tình "Nước non ngàn dặm..." hoặc gặp Hải Phòng có bến Sáu Kho, có đèn Nam Triệu, có con cua bể làm món nem nghiêng ngả cả đêm vui... Thực ra con tàu kéo còi, không hề biết mình đã làm công việc ấy. Người nhà tàu, từ anh tài xế, anh đốt lửa, ông xếp ga, người bẻ ghi, anh công nhân gõ gõ chiếc búa kiểm tra gầm toa khi con tàu dừng lại, không làm công việc ấy. Người nhà tàu thổi linh hồn cho con tàu ra đi và trở về, có nhanh có chậm, có vắng có đông, còn việc tạo ra niềm thơ nỗi mộng, những bâng khuâng và xúc cảm là tự người Hà Nội khoác cho mình mà con tàu, tiếng còi tàu chỉ là chất men xúc tác. Hà Nội phong nhã hào hoa là thế, khác xa người phụ nữ nông thôn, nghe tiếng còi tàu giục giã, thổi nồi cơm, nắm vào chiếc mo cau cho con lên đường, gửi theo bao lo lắng nhớ nhung đứa con từ nay biền biệt chứ không hề mơ mộng viển vông. Con tàu thì cứ lặng lẽ và sôi động, chấp nhận tất cả về mình. Ngành đường sắt mới trǎm nǎm, còn non trẻ, còn sung sức, còn đang chuyển mình phát triển. Ga Hà Nội từng chịu quả bom tấn tơi bời gạch đá đầu những nǎm Bẩy mươi. Ga hồi sinh, gương mặt đã có phần đổi khác với lối kiến trúc hiện đại hơn, chiếc đồng hồ treo nghiêng trước mặt ga trông ra đường sắt đã có bao nhiêu triệu người nhìn nó, nay thay bằng chiếc đồng hồ phía trông ra phố Lê Duẩn, đón đưa những con tàu về Nam, mang theo tình Bắc tình Nam trao gửi, nó vẫn chỉ thời gian, nhưng là thời gian sôi động của thời kỳ đã hoàn toàn khác trước khi nó chưa ra đời, nó còn là cái chợ cỏ có cô gái chít khǎn mỏ quạ, quay mặt đi để tránh cái "ỡm ờ" anh lính đi chân đất nhà quan, nhà chúa. Con tàu cũng là thời gian. Nó đang đi vào tương lai, để lại sau lưng những trang vàng chói lọi, mà 990 trang ấy làm cái nền cho nó tạo ra cái đỉnh sau này ta chưa hình dung ra hết. Báo Người Hà Nội
This article was last modified 12 years ago