Công ty Xe lửa Gia Lâm
Vietnam /
Dong Bang Song Hong /
Ha Noi /
Đường Nguyễn Văn Cừ, 551
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Hong
/ Ha Noi
Sviets / Việt Nam / / Hà Nội /
sản xuất
Thêm thể loại
Cách đây hơn 100 năm (1905) Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (nay là Công ty Xe lửa Gia Lâm) được thành lập để sửa chữa đầu máy và các loại toa xe phục vụ cho việc vơ vét tài nguyên của thực dân Pháp. Cùng với chế độ hà khắc vắt kiệt sức lao động của công nhân, thì các đòn đánh đập, cúp phạt, đối xử bất công và “mức lương chết đói”… đã làm cho công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm thấy rõ bản chất của thực dân Pháp và bọn chủ tư sản nên hàng trăm công nhân nhà máy đã phản ứng quyết liệt và đứng lên đấu tranh. Điển hình là vụ nổ bom do công
nhân nhà máy Nguyễn Văn Túy thực hiện tại khách sạn Hà Nội ngày 26-4-1913, giết chết 2 thiếu tá Pháp và làm bị thương 6 tên khác.
Tháng 10-1937, Chi bộ đảng đầu tiên của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập gồm 3 đảng viên, đến tháng 3-1938 số đảng viên đã lên 10 người. Từ khi có chi bộ Đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy được tổ chức chặt chẽ và có định hướng cụ thể. Đáng chú ý là cuộc bãi công ngày 19-10-1938, đã bắt bọn chủ phải tăng lương cho công nhân từ 25 - 30%, giảm giờ làm xuống 8h/ngày và không đánh đập thợ, ngày này cũng chính thức là ngày truyền thống của nhà máy.
Ngày 19-5-1955, một vinh dự lớn đối với CBCNV nhà máy: Bác Hồ đã đến thăm nhà máy. Ghi nhớ lời Bác dặn, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành cái nôi của nhiều phong trào thi đua sản xuất, sau đó lan rộng ra cả nước. Năm 1962, nhà máy đã sản xuất được chiếc đầu máy hơi nước đầu tiên mang tên Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, ghi đậm dấu ấn của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong 4 năm, từ 1965 đến 1968 nhà máy đã sửa chữa được 100 đầu máy, 600 toa xe các loại, chế tạo khoảng 1.000 chiếc goòng 10 tấn, cải tạo 200 ô tô ray, chế tạo 150 cầu phao…, góp phần đảm bảo giao thông, chi viện cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
www.youtube.com/watch?v=Ld63rmRpgAg
nhân nhà máy Nguyễn Văn Túy thực hiện tại khách sạn Hà Nội ngày 26-4-1913, giết chết 2 thiếu tá Pháp và làm bị thương 6 tên khác.
Tháng 10-1937, Chi bộ đảng đầu tiên của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập gồm 3 đảng viên, đến tháng 3-1938 số đảng viên đã lên 10 người. Từ khi có chi bộ Đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy được tổ chức chặt chẽ và có định hướng cụ thể. Đáng chú ý là cuộc bãi công ngày 19-10-1938, đã bắt bọn chủ phải tăng lương cho công nhân từ 25 - 30%, giảm giờ làm xuống 8h/ngày và không đánh đập thợ, ngày này cũng chính thức là ngày truyền thống của nhà máy.
Ngày 19-5-1955, một vinh dự lớn đối với CBCNV nhà máy: Bác Hồ đã đến thăm nhà máy. Ghi nhớ lời Bác dặn, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành cái nôi của nhiều phong trào thi đua sản xuất, sau đó lan rộng ra cả nước. Năm 1962, nhà máy đã sản xuất được chiếc đầu máy hơi nước đầu tiên mang tên Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, ghi đậm dấu ấn của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong 4 năm, từ 1965 đến 1968 nhà máy đã sửa chữa được 100 đầu máy, 600 toa xe các loại, chế tạo khoảng 1.000 chiếc goòng 10 tấn, cải tạo 200 ô tô ray, chế tạo 150 cầu phao…, góp phần đảm bảo giao thông, chi viện cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
www.youtube.com/watch?v=Ld63rmRpgAg
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 21°3'6"N 105°52'52"E
- Khu công nghiệp Sài Đồng B 2.9 Km
- TỨ LIÊN, TRUYỀN THỐNG QUẤT CẢNH 6 Km
- XN đầu máy Yên Viên 6.3 Km
- Cụm công nghiệp Ninh Hiệp 7.4 Km
- Đồng Mơ 8.3 Km
- CCN ĐA Hội 8.5 Km
- Cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị 8.7 Km
- KCN Làng nghề Bát Tràng 9 Km
- Khu công nghệ cao HANAKA 11 Km
- Nha may ABB BACNINH 13 Km
- Phường Gia Thụy 0.6 Km
- Sân bay Gia Lâm 1.3 Km
- Phường Thượng Thanh 1.6 Km
- Sân Golf Long Biên 1.8 Km
- Quận Long Biên 1.9 Km
- Phường Bồ Đề 1.9 Km
- Phường Phúc Đồng 2 Km
- Phường Ngọc Thụy 2.2 Km
- Phường Đức Giang 2.3 Km
- Huyện Gia Lâm 8 Km
Nhận xét