Nghĩa An Hội quán - chùa Ông (義安會館) - Teochew guildhall (Thành phố Hồ Chí Minh)

Vietnam / Dong Nam Bo / Ho Chi Minh City / Thành phố Hồ Chí Minh / Đường Nguyễn Trãi, 676
 đền thờ, di sản, Bảo tháp
 Đăng ảnh

Trường tiểu học Chính Nghĩa tọa lạc chung khuôn viên này
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   10°45'13"N   106°39'43"E

Nhận xét

  • Nhận diện di sản đô thị Chợ Lớn Theo dấu chân Người tình Bộ phim Người tình, phỏng theo tự truyện L’Amant của nhà văn nữ người Pháp Marguerite Duras được quay tại đường này. Thời Pháp thuộc, đường này được gọi là Canton (Quảng Đông), trung tâm của vùng Chợ Lớn xưa. Nay tên đường là Triệu Quang Phục Lê gót dạo Quảng Đông nhai Đường Triệu Quang Phục có khá nhiều nhà cổ trước đây của người Hoa. Hầu hết kiến trúc tại đây được xây theo phong cách kiến trúc độc đáo của người Hoa đầu thế kỷ 20, tương tự như các công trình kiến trúc có lịch sử trên 100 năm của người Hoa trên các đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông tại Chợ Lớn. Đó là sự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và Hoa, mà có nhà nghiên cứu cho rằng mô phỏng chủ yếu theo kiểu nhà của người Hoa tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Đường Triệu Quang Phục nằm đối diện trường THCS Hồng Bàng quận 5, kéo dài từ đường Hùng Vương ra đến bến Trần Văn Kiểu, cắt ngang Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông. Ngay góc Triệu Quang Phục - Hải Thượng Lãn Ông, chủ yếu kinh doanh đông dược, có một khối nhà cổ vẫn còn giữ được tổng thể tương đối nguyên dạng đến ngày nay. Khối nhà cổ này gồm những căn nhà một trệt hai lầu khá đồ sộ. Một trong những nét đặc trưng của các nhà cổ là “mặt dựng” ở đầu diềm mái nhà, được trang trí theo nhiều mô típ khác nhau. Riêng “mặt dựng” nơi đầu mái của khối nhà cổ này có hình long mã độ hà đồ - biểu tượng cho điềm lành, thái bình an lạc. Lan can nhà cổ được làm bằng sắt có hoa văn riêng của một thời kỳ và dày đặc. Một số nhà cổ khác nằm rải rác trên suốt con đường. Ngoài giá trị kiến trúc, đường Triệu Quang Phục còn nổi tiếng vì có các chùa lớn của người Hoa nằm chung quanh, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển gọi là phố ba chùa. Nếu tính từ thời gian lập chùa, con đường này có lịch sử gần 300 năm. Trên đường Triệu Quang Phục ngay góc Nguyễn Trãi có hội quán Tam Sơn của người Phúc Châu (Phúc Kiến), lập năm 1839. Nơi đây thờ bà chúa Trú Sanh, chuyên coi việc sinh đẻ, phụ nữ hiếm muộn thường đến để cầu con. Chữ viết trong chùa sử dụng chữ Hán từ trong ra ngoài. Góc đường Nguyễn Trãi – Triệu Quang Phục, hướng đông có chùa Ông của người Triều Châu, hướng tây có chùa Bà của người Quảng Đông có kiến trúc đẹp, mái chùa bằng sành sứ công phu, tranh khắc tường là những tuyệt tác nghệ thuật. Tuy nhiều kiến trúc chùa chiền được trùng tu, sử dụng trần xi măng thay thế cho trần đất sét và rơm… không giữ nguyên vẹn kết cấu như phố cổ Hội An được bảo tồn ngay từ buổi ban đầu, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn giữ được nét xưa. Con đường văn hoá Vào ban đêm, du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sắc của người Hoa như hủ tiếu sa tế, hủ tiếu bò viên, lòng bò ngay trước cổng hội quán Tam Sơn. Nơi đây trước kia là khu tập trung bán thức ăn tối của người Hoa, nay chỉ còn vài tiệm nhưng món ăn vẫn độc đáo. Tại góc Triệu Quang Phục - Hải Thượng Lãn Ông ra đến Lương Nhữ Học, hàng trăm tiệm kinh doanh đông dược san sát nhau. Mùi thuốc bắc thơm nồng góp phần tạo nên nét độc đáo của con đường, chỉ cần đi ngang là nghe sực nức mũi. Mặt hàng kinh doanh nhiều thứ hai tại đường Triệu Quang Phục là kéo. Hơn chục tiệm kéo nằm san sát nhau ở đoạn giữa Trần Hưng Đạo và Hải Thượng Lãn Ông, cung cấp kéo cho hàng chục công ty may mặc lớn trong nước. Cảnh mài kéo, lau chùi trước cửa tiệm, buôn bán nhộn nhịp khiến con đường sôi động hẳn. Tuy nhiên, theo nhà văn Lê An, tác giả cuốn sách Chợ Lớn xưa và nay, thì: “Nghề mài kéo và buôn bán chỉ mới xuất hiện sau giải phóng, tức sau năm 1975. Đường này trước kia chuyên bán văn hoá phẩm và đông dược”. Ngoài ra, Triệu Quang Phục cùng với Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi là ba con đường cung cấp đầu lân cho toàn thành phố. Một vài tiệm bán áo gấm thêu hoa, đồ đám ma, đám cưới, cắt chữ. Trên đường Triệu Quang Phục còn có các tiệm bánh lâu năm của người Hoa như Đô Thành, Huệ Huệ. Đường Triệu Quang Phục hiện có nhiều cửa hàng sách chuyên bán sách báo Hoa văn mà có thể nói không nơi nào nhiều cửa hàng sách Hoa văn như nơi này. Có thể kể một số hiệu sách như Bồi Trí hãng, cửa hàng Triệu Quang Phục, hiệu sách Quảng Nhai, sạp báo Vỹ Ký. Bạn Mỹ Dung, học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoa văn trên đường Hải Thượng Lãn Ông cho biết: “Mỗi lần mua bút lông, mực hay tập để viết chữ Hoa, cô giáo thường chỉ sang hiệu sách Bồi Trí để mua. Tại đây có sách báo tiếng Hoa xuất bản tại Việt Nam lẫn Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore. Nhiều nhất là sách dành cho thiếu nhi”. Người dân ở đây cho biết trước kia, rạp hát Vàm Cỏ của người Triều Châu cũng nằm trên đường này. Đoạn đường này trước kia rất nhộn nhịp. Cùng với thời gian, nghệ nhân hát Tiều không còn, thiếu sự hậu thuẫn về kinh tế và hoàn cảnh môi trường thay đổi, rạp Vàm Cỏ cũng bị phá đi. Trên mảnh đất xưa kia là rạp hát, giờ trở thành nhà hàng, chỉ còn sót lại bức tường có hình rồng ở bên hông. Miếu Thất phủ cạnh chùa Tam Sơn, đối diện rạp hát, cũng bị phá đi, hiện là nhà in, cũng chỉ còn lại bức tường rêu phong. Qua thăng trầm thời gian, nhiều thứ không còn nguyên dạng nhưng đường Triệu Quang Phục vẫn là nơi thể hiện đặc sắc văn hoá của người Hoa tại TP.HCM, gắn với lịch sử 300 năm phát triển Sài Gòn – Chợ Lớn. Trường Minh
  • Trường Chính Nghĩa-Q5 này giờ (5/2013) lớp học có sáng sủa không các bác nhỉ, nghe nói đèn điện thiếu nên học sinh dễ cận thị lắm nếu học ở đây !
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 10 năm trước