Huyện Vĩnh Thạnh (Thành phố Cần Thơ)
Vietnam /
Dong Bang Song Cuu Long /
Long Xuyen /
Thành phố Cần Thơ
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Cuu Long
/ Long Xuyen
Sviets / Việt Nam / / Cần Thơ /
quận, huyện, chỉ vẽ đường viền
Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện của thành phố Cần Thơ.
Huyện nằm ở tây bắc thành phố Cần Thơ, phía đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ, tây giáp tỉnh An Giang, nam giáp tỉnh Kiên Giang, bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang.
** Diện tích : 297,6 km2
** Dân số : 177.930 người (2008).
Các đơn vị hành chính :
Thị trấn Thạnh An
Thị trấn Vĩnh Thạnh
Xã Thạnh Mỹ
Xã Thạnh Quới
Xã Thạnh An
Xã Thạnh Tiến
Xã Thạnh Thắng
Xã Thạnh Lợi
Xã Thạnh Lộc
Xã Vĩnh Bình
Xã Vĩnh Trinh.
Trước khi được thành lập vào năm 2004, địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Ngày 02-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Là huyện vùng xa của thành phố Cần Thơ, kinh tế Vĩnh Thạnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ mới chỉ ở dạng sơ khai, tự phát và nhỏ lẻ. Tuy những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét. Nông nghiệp vẫn chiếm vị trí cao trong tổng GDP hằng năm của huyện. Vĩnh Thạnh là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các quận, huyện khác của thành phố.
Cùng với phát triển nông nghiệp, huyện cũng tập trung tìm hướng đi cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Trong năm 2004, toàn huyện có 347 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút 1.838 lao động tham gia, giá trị sản xuất đạt trên 100 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Vĩnh Thạnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xay xát, chế biến lương thực. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, năm 2004, toàn huyện có trên 100 cơ sở thành lập mới, nâng tổng số cơ sở trên địa bàn huyện lên 1.467 cơ sở. Tổng giá trị hàng hoá bán lẻ năm 2004 đạt 549 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 11,59% so với năm 2003.
Cách trung tâm thành phố gần 80 km về phía tây, Vĩnh Thạnh được coi là huyện "vùng sâu, vùng xa" của thành phố Cần Thơ. Khi được tách ra từ huyện Thốt Nốt vào đầu năm 2004, huyện vẫn còn 05 xã không có đường ôtô, 04 xã không có chợ, 03 xã không có trụ sở làm việc,... Nằm ở vùng trũng của tứ giác Long Xuyên, huyện Vĩnh Thạnh thường xuyên chịu cảnh lụt lội nên kết cấu hạ tầng ngày một xuống cấp.
Cùng với phát triển kinh tế, Vĩnh Thạnh cũng chú trọng huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2004, tổng kinh phí đầu tư xây cơ bản trên địa bàn huyện là 49,442 tỷ đồng (trong đó nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp trên 1,693 tỷ đồng). Huyện tập trung xây dựng các công trình trọng tâm như: nâng cấp và xây dựng các tuyến giao thông nông thôn gắn với gia cố đê bao điều tiết lũ và từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, hoàn chỉnh các khu dân cư vượt lũ. Năm 2005, huyện đã đầu tư mở rộng mạng lưới điện và nước sạch nông thôn, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện lên khoảng 97% và tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh lên khoảng 90%. Bên cạnh đó, với nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 36,304 tỷ đồng, huyện ưu tiên cho các lĩnh vực: hoàn chỉnh quy hoạch trung tâm huyện lỵ, quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh; thiết kế xây dựng và hoàn chỉnh các trụ sở làm việc tạm; đầu tư xây dựng các chợ nông thôn, mở rộng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng,...
Các chính sách về y tế, giáo dục - đào tạo cũng được triển khai thực hiện. Năm 2004, Vĩnh Thạnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; toàn huyện đã xây dựng được 4 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 16% (năm 2005). Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh thông qua công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua các lớp dạy nghề và các dự án vay vốn xoá đói, giảm nghèo, hàng nghìn lao động của Vĩnh Thạnh đã có việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 2,48% (năm 2004).
Huyện nằm ở tây bắc thành phố Cần Thơ, phía đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ, tây giáp tỉnh An Giang, nam giáp tỉnh Kiên Giang, bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang.
** Diện tích : 297,6 km2
** Dân số : 177.930 người (2008).
Các đơn vị hành chính :
Thị trấn Thạnh An
Thị trấn Vĩnh Thạnh
Xã Thạnh Mỹ
Xã Thạnh Quới
Xã Thạnh An
Xã Thạnh Tiến
Xã Thạnh Thắng
Xã Thạnh Lợi
Xã Thạnh Lộc
Xã Vĩnh Bình
Xã Vĩnh Trinh.
Trước khi được thành lập vào năm 2004, địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Ngày 02-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Là huyện vùng xa của thành phố Cần Thơ, kinh tế Vĩnh Thạnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ mới chỉ ở dạng sơ khai, tự phát và nhỏ lẻ. Tuy những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét. Nông nghiệp vẫn chiếm vị trí cao trong tổng GDP hằng năm của huyện. Vĩnh Thạnh là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các quận, huyện khác của thành phố.
Cùng với phát triển nông nghiệp, huyện cũng tập trung tìm hướng đi cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Trong năm 2004, toàn huyện có 347 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút 1.838 lao động tham gia, giá trị sản xuất đạt trên 100 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Vĩnh Thạnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xay xát, chế biến lương thực. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, năm 2004, toàn huyện có trên 100 cơ sở thành lập mới, nâng tổng số cơ sở trên địa bàn huyện lên 1.467 cơ sở. Tổng giá trị hàng hoá bán lẻ năm 2004 đạt 549 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 11,59% so với năm 2003.
Cách trung tâm thành phố gần 80 km về phía tây, Vĩnh Thạnh được coi là huyện "vùng sâu, vùng xa" của thành phố Cần Thơ. Khi được tách ra từ huyện Thốt Nốt vào đầu năm 2004, huyện vẫn còn 05 xã không có đường ôtô, 04 xã không có chợ, 03 xã không có trụ sở làm việc,... Nằm ở vùng trũng của tứ giác Long Xuyên, huyện Vĩnh Thạnh thường xuyên chịu cảnh lụt lội nên kết cấu hạ tầng ngày một xuống cấp.
Cùng với phát triển kinh tế, Vĩnh Thạnh cũng chú trọng huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2004, tổng kinh phí đầu tư xây cơ bản trên địa bàn huyện là 49,442 tỷ đồng (trong đó nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp trên 1,693 tỷ đồng). Huyện tập trung xây dựng các công trình trọng tâm như: nâng cấp và xây dựng các tuyến giao thông nông thôn gắn với gia cố đê bao điều tiết lũ và từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, hoàn chỉnh các khu dân cư vượt lũ. Năm 2005, huyện đã đầu tư mở rộng mạng lưới điện và nước sạch nông thôn, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện lên khoảng 97% và tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh lên khoảng 90%. Bên cạnh đó, với nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 36,304 tỷ đồng, huyện ưu tiên cho các lĩnh vực: hoàn chỉnh quy hoạch trung tâm huyện lỵ, quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh; thiết kế xây dựng và hoàn chỉnh các trụ sở làm việc tạm; đầu tư xây dựng các chợ nông thôn, mở rộng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng,...
Các chính sách về y tế, giáo dục - đào tạo cũng được triển khai thực hiện. Năm 2004, Vĩnh Thạnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; toàn huyện đã xây dựng được 4 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 16% (năm 2005). Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh thông qua công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua các lớp dạy nghề và các dự án vay vốn xoá đói, giảm nghèo, hàng nghìn lao động của Vĩnh Thạnh đã có việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 2,48% (năm 2004).
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Vĩnh_Thạnh,_Cần_Thơ
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 10°12'22"N 105°21'43"E
- Huyện Cao Lãnh 56 Km
- Huyện Tháp Mười 68 Km
- Huyện Hòn Đất 76 Km
- Huyện Tân Hưng-tỉnh Long An (62-C1) 87 Km
- Huyện Đầm Dơi 128 Km
- Huyện đảo Phú Quốc 170 Km
- Huyện Ngọc Hiển 173 Km
- Huyện Xuân Lộc 228 Km
- Huyện Tánh Linh 268 Km
- TP Johor Bahru (thủ phủ của bang Johor) 974 Km
- Xã Thạnh Qưới 1.4 Km
- Xã Vĩnh Khánh 8.3 Km
- Xã Thạnh Lợi 10 Km
- Xã Vĩnh Chánh 10 Km
- Xã Tân Hiệp B 13 Km
- Xã Định Thành 13 Km
- Huyện Thoại Sơn 13 Km
- Xã Định Mỹ 16 Km
- Huyện Tân Hiệp 18 Km
- Nông Trường Sông Hậu 19 Km