Chùa Dương Hà (Chùa Hiển Quang) (Thôn Trung - xã Dương Hà)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / Thôn Trung - xã Dương Hà / Đường Dương Hà
 chùa phật giáo  Thêm thể loại

Chùa Hiển Quang được xây dựng trên khu đất xưa có Ngôi nhiều tên là Đổng Linh Từ nằm trên bờ sông Thiên Đức thuộc thôn Trung, xã Hạ Dương, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn Kinh Bắc, nay là thôn Trung, xã Dương Hà, Gia Lâm, TP Hà Nội.
Đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, có người ở Đường Lâm - Sơn Tây tên là Hà Húy Hưng, vợ là Đậu Thị Loan đến chùa và miếu phụng thờ cúng lễ để cầu tự. Đến ngày 09 - 12 - 0019, sinh được con trai đặt tên là Hà Uyên. Ông Hà Uyên lớn lên có tài thao lược, giúp Hai Bà Trưng cầm quân đánh đuổi giặc phương Bắc Tô Định. Khi dẹp giặc xong, ông trở về quê hương tu tạo nơi miếu Đổng Linh Từ (Chùa Hiển Quang và Đình thôn Trung) và ông được Hai Bà Trưng phong là Trung Đẳng Phúc, thần Thành Hoàng làng thôn Trung, xã Dương Hà.
Vị sư đầu tiên trụ trì Chùa là Huyền Trang Đại Sư. Ông mất ngày 13 tháng 3, nhân dân tưởng nhớ khắc bia phụng thờ. Hiện nay vẫn còn tấm bia bốn mặt khắc đề: “Cao Tôn Hoàng Đế - Cửu Thiên Huyền Nữ - Huyền Trang Đại Sư - Hiển Quang Phụng Tự” năm 1040 đời Vua Lý Phật Mã.
Trải qua sự biến thiên của thời gian, sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử các triều đại Lý - Trần - Lê, Chùa đã được nhiều lần trùng tu như đời nhà Lê năm 1656, ở thôn Trung có ông Đỗ Công Thông và vợ là Ngô Thị Ngọc Hy làm quan trong triều đến chức Tư Lễ Giám chủ trì Điện Kính Thiên. Vợ chồng ông đã bỏ tiền bạc ra tu bổ chùa Hiển Quang, hiến 10 mẫu 6 sào vào chùa để thờ cúng Phật...
Đến năm 1945, do điều kiện bị thực dân Pháp chiếm đóng, nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt, chùa chiền bị tàn phá trong chiến tranh. Đặc biệt năm 1971, đê sông Đuống bị vỡ, chùa bị lũ lụt, Phật pháp bị trôi theo dòng nước, chùa chỉ còn lại đống gạch đổ nát và các tấm bia đá trơ gan cùng tuế nguyệt.
Đến năm 1986, được Đảng và Nhà nước quan tâm cho trùng tu lại các di tích lịch sử, nhân dân thôn Trung quyết tâm xây dựng tôn tạo lại chùa trên nền tảng chùa xưa.
Ngày 11 - 05 - 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2001, nhằm đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng ngày càng cao, nhà chùa đã trụ trì cùng nhân dân địa phương tu tạo lại ngôi chùa. Ngôi chùa mới khang trang, bao gồm Thượng điện với tổng diện tích khoảng 300m2 , đầy đủ các pho tượng Tam Bảo, hoành phi, câu đối, cửa võng...
Ngoài ra, chùa còn có công trình nhà Mẫu ba gian tiền đường và hậu cung thờ Đức Thánh Mẫu gồm đầy đủ hoành phi,câu đối, đồ thờ, khí tự...
Hiện nay, chùa vẫn chưa có Tam quan, Nhà Tổ và cảnh quan ao chùa.
Hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm của Nhà nước và phật tử gần xa, ngôi chùa linh thiêng sẽ được hoàn thành góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam!
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   21°4'14"N   105°55'46"E

Nhận xét

  • CHU "NHIEU" LA SAI CHU DUNG LA CHU "MIEU"
  • CHU "NGOI NHIEU" LA SAI, CHU DUNG LA" NGOI MIEU"
  • Theo bản dịch của Viện Hán Nôm ông Hà Uyên sinh ngày 09 tháng 02 ( không phải tháng 12 như trên đã ghi ). Vậy đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra lại
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 10 năm trước