Đền Sóc Sơn - Quần thể Đền Sóc
Vietnam /
Mien Nui Va Trung Du /
Vinh Yen /
World
/ Vietnam
/ Mien Nui Va Trung Du
/ Vinh Yen
Sviets / Việt Nam / / Hà Nội /
đền thờ, chùa phật giáo
Thuộc khu đền Sóc/ xã Phú Linh/ huyện Sóc Sơn/ thành phố Hà Nội
Quần thể Đền Sóc bao gồm đền Trình, tiếp là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng
Đền Sóc Sơn
Vị trí:Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm trên núi Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Đặc điểm: Là nơi thờ đức Thánh Gióng. Tương truyền, sau khi đánh đuổi quân xâm lược tới chân núi Vệ Linh cũng là lúc đuổi sạch bóng quân thù khỏi bờ cõi nước Nam, Thánh Gióng để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời. Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi vào làm lễ cầu ngài phù hộ. Trong trận chiến, quân giặc thua to, khi quay về vua vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ "Phù” và "Thiên", tên của ngài được thờ tại đền Sóc là "Phù Đổng Thiên Vương".
Quần thể di tích đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi và những khóm tre ngà vàng óng càng làm cho câu chuyện trở nên gần gũi thân thương. Mái đền ẩn mình dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi như tô thêm vẻ đẹp chốn tôn nghiêm, cổ kính.
Quần thể di tích gồm đền Trình, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng tương truyền là áo giáp của Thánh Gióng để lại trước khi bay về trời và lăng bia đá ghi lại lịch sử và hội đền Sóc, tạo thành một tồng thể hài hòa, sống động. Tất cả những công trình này được xây dựng và trùng tu từ giai đoạn tiền Lê, nhiều lần tôn tạo, tu bổ qua các triều đại phong kiến khác góp phần làm cho khu di tích ngày càng to đẹp. Nằm trong quần thể di tích này còn có chừa Non (Sóc Thiên Vương Thiền Tự), nơi thờ Phật tổ mà vị sư trụ trì đầu tiên là Ngô Chấn Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt Quốc Sư vào năm 971. Chùa Non mới được xây dựng lại sau khi bị chiến tranh tàn phá, trong chùa còn có một kiệt tác là pho tượng Phật tổ bằng đồng nặng tới 30 tấn.
Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia.
www.dulichvtv.com/guide_Den_Soc_Son_189.html
Quần thể Đền Sóc bao gồm đền Trình, tiếp là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng
Đền Sóc Sơn
Vị trí:Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm trên núi Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Đặc điểm: Là nơi thờ đức Thánh Gióng. Tương truyền, sau khi đánh đuổi quân xâm lược tới chân núi Vệ Linh cũng là lúc đuổi sạch bóng quân thù khỏi bờ cõi nước Nam, Thánh Gióng để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời. Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi vào làm lễ cầu ngài phù hộ. Trong trận chiến, quân giặc thua to, khi quay về vua vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ "Phù” và "Thiên", tên của ngài được thờ tại đền Sóc là "Phù Đổng Thiên Vương".
Quần thể di tích đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi và những khóm tre ngà vàng óng càng làm cho câu chuyện trở nên gần gũi thân thương. Mái đền ẩn mình dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi như tô thêm vẻ đẹp chốn tôn nghiêm, cổ kính.
Quần thể di tích gồm đền Trình, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng tương truyền là áo giáp của Thánh Gióng để lại trước khi bay về trời và lăng bia đá ghi lại lịch sử và hội đền Sóc, tạo thành một tồng thể hài hòa, sống động. Tất cả những công trình này được xây dựng và trùng tu từ giai đoạn tiền Lê, nhiều lần tôn tạo, tu bổ qua các triều đại phong kiến khác góp phần làm cho khu di tích ngày càng to đẹp. Nằm trong quần thể di tích này còn có chừa Non (Sóc Thiên Vương Thiền Tự), nơi thờ Phật tổ mà vị sư trụ trì đầu tiên là Ngô Chấn Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt Quốc Sư vào năm 971. Chùa Non mới được xây dựng lại sau khi bị chiến tranh tàn phá, trong chùa còn có một kiệt tác là pho tượng Phật tổ bằng đồng nặng tới 30 tấn.
Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia.
www.dulichvtv.com/guide_Den_Soc_Son_189.html
Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Đền_Sóc
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 21°17'29"N 105°49'54"E
- Khuôn viên thày Hoạch 3.4 Km
- Chùa An Hòa 13 Km
- Đình Cao Quang 13 Km
- Văn Miếu - tỉnh Vĩnh Phúc 24 Km
- Chùa Hà 25 Km
- Chùa Tịnh Viên Vân Sơn 27 Km
- Đại Bảo Tháp Tây Thiên 33 Km
- Tây thiên Đền thờ Quốc mẫu 34 Km
- Thiền viện Trúc Lâm-Tây Thiên. Chùa được xây dựng trên nền ngôi chùa cổ nhất của Việtnam. 34 Km
- Chùa Hang (Định Hoá, Thái Nguyên) 71 Km
- Huyện Sóc Sơn 1.2 Km
- Xã Phù Linh 1.7 Km
- Xã Hồng Kỳ 3.1 Km
- Xã Tân Minh 4.8 Km
- Xã Trung Giã 5.4 Km
- Xã Bắc Phú 7.4 Km
- Xã Tân Hưng 7.7 Km
- Xã Bắc Sơn 7.9 Km
- Xã Trung Thành 8.3 Km
- Xã Hợp Thịnh 8.4 Km