Làng Bùi Ngõa
Vietnam /
Khu Bon Cu /
Vinh /
World
/ Vietnam
/ Khu Bon Cu
/ Vinh
Sviets / Việt Nam / / Nghệ An /
đền thờ, làng, thôn
LÀNG BÙI NGÕA
DANH NHÂN : ĐINH BẠT TỤY
Theo Đinh gia thế phả thi ông sinh năm Bính Tý (1516), tạ thế ngày 17/4 năm Kỷ Sửu (1589). Ông thi đậu Đình nguyên, Đệ nhất giáp đệ nhất danh chế khoa Giáp Dần, năm Thuận Bình thứ 6 (1554), triều Lê Trung Tông. Khoa này có 5 Đệ nhất giáp, đứng đầu là Đinh Bạt Tụy và thứ 3 là Phan Tất Thông ở Yên Thành, Nghệ An. Đậu Đệ nhị giáp có ông Chu Quang Trứ ở Nam Đàn. Như vậy, khoa này Nghệ An có 3 người đậu đại khoa.
Đinh Bạt Tụy là công thần khai quốc thời Lê Trung Hưng, được các triều tôn xưng hàm tước cao quí: Lê triều trung hưng Kiệt tiết tuyên lực Dực vận Tán trị công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, Trụ quốc thượng trật, Thái bảo Khê Quận công, Đinh tướng công, bảo phong Thượng đẳng Phúc thần Đại vương. Hiện đền thờ Đinh Bạt Tụy ở xã Hưng Trung còn lưu 37 đạo sắc phong cho ông, thân sinh, thân mẫu và con cháu.
Ngày 3 tháng 10, năm Quang Hưng thứ 12, Đinh Bạt Tụy được sắc phong tước là Phúc Khê hầu. Ông được các triều thời Lê Trung Hưng đánh giá rất cao nhờ tài năng, đức độ và có tài “kinh bang tế thế” nên đã được phong đến bậc cao nhất trong ngũ tước là Quận công. Sắc như sau: “Sắc: Tặng Thượng thư Phúc Khê hầu, tính tư thuần phác, học thức ưu trường, đạo đức nhân nghĩa kiêm cai, dĩ nho sức lạ, công phụ kinh luân tố uẩn, đầu bút lập công, tích thời ký hà ư thù ân, kim nhất cái xứng ư thịnh lễ. Vi cải nguyên thủy chính thủy, ứng gia phong Thượng thư Khê Quận công. Cố sắc:
Đức Long nguyên niên, ngũ nguyệt, sơ lục nhật”.
Dịch nghĩa:
“Sắc: Tặng Thượng thư Phúc Khê hầu, tính tình, tư chất thuần hậu, học thức sâu rộng hơn người, đạo đức nhân nghĩa trọn vẹn, là nhà nho có tài lạ, vận dụng kiến thức để làm việc, lập công tích nhờ văn học. Xưa đã từng được hưởng nhiều ân sủng đặc biệt, nay lại rất xứng đáng được hưởng lễ trọng. Vậy, cải thay tước trước, gia phong: Thượng thư Khê Quận công. Vậy ban sắc! Ngày 6 tháng 5, năm Đức Long thứ nhất (1629)”.
Đặc biệt, trong số 37 sắc phong, lệnh chỉ cho Đinh Bạt Tụy và dòng họ Đinh ở Bùi Khổng thuộc đủ các triều Lê Trung Hưng. Triều Nguyễn thì có một sắc phong của triều Tây Sơn. Đó là sắc phong của vua Cảnh Thịnh năm thứ tư (1796), nội dung như sau: “Sắc: Trung hưng Kiệt tiết tuyên lực Dực vận Tán trị công thần Đặc tiến kim tử Vinh lộc Đại phu Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, Trụ quốc thượng trật, Thiếu bảo Khê Quận công, Tuy văn, Địch võ, Kinh luân, Khang tế, Danh vọng Đại vương, Sơn xuyên anh dục, Hải hà tú chung. Thị phất kiến, thỉnh phất văn, thịnh hồ kỳ đức, cảm tất thông, cầu tất ứng, hạch nhĩ quyết linh. Ký đa tỉ hộ vĩ công cái cử hoài thu thịnh điển. Vị hoàng gia chỉ thừa phi tự, lễ hữu đăng trật, ứng gia phong mĩ tự tam tự, khả phong Trung hưng Kiệt tiết tuyên lực Dực vận, Tán trị công thần, Trụ quốc thượng trật, Thái bảo Khê Quận công, Tuy văn, Địch võ, Kinh luân, Khang tế, Danh vọng, Khang võ, Tịnh biên hộ quốc Đại vương. Cố sắc.
Cảnh Thịnh tứ niên, ngũ nguyệt, thập nhất nhật”.
Sau khi Đinh Bạt Tụy mất, triều đình cho lập đền thờ ông tại làng bùi khổng, xã hưng trung , huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an theo nghi thức quốc gia, thờ làm Phúc thần và sắc phong là Đại vương, lại ban cho ruộng tế, còn được hưởng lợi từ thuế khai thác quặng sắt của dân Nho Lâm để hàng năm hương hỏa, tổ chức lễ hội tại đền thờ ông. Con cháu ông về sau nhiều người thi cử đậu đạt, làm quan vinh hiển và được ân hưởng theo công tích của ông.
NHÀ CANH TÂN CÁCH MẠNG: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu,xã hưng trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Công giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier (hay Ngô Gia Hậu) mời vào chủng viện Tân Ấp, thuộc xứ Xã Đoài để dạy chữ Hán và được giám mục dạy lại tiếng Pháp cùng các kiến thức khoa học châu Âu.
Năm 30 tuổi (1858), ông được giám mục Gauthier đưa qua Hương Cảng, Singapore, Thuỵ Sĩ. Trên đường đi ông có ghé Roma yết kiến Giáo hoàng rồi cuối cùng sang Paris theo học trong gần 2 năm.
Trong thời gian ngắn ngủi này, ông đã miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học hiện đại, tìm hiểu thực tế xã hội phương Tây, với mong muốn trở về giúp ích cho đất nước.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về nước, giữa lúc thực dân Pháp đang lần lượt chiếm lục tỉnh Nam Kỳ, ông miễn cưỡng làm chức từ hàn (phiên dịch) cho Pháp.
Năm 1862, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ông xin thôi, không làm việc cho Pháp nữa. Thời gian này ông đem những hiểu biết của mình giúp ích cho quê hương đất nước. Việc đầu tiên là ông hướng dẫn dân làng Xuân Mỹ, một nơi khí độc, đất xấu đi đến một vùng đất mới, xây dựng làng xóm trù phú, đường xá dọc ngang như bàn cờ (Xuân Mỹ nay là xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).
Năm 1862-1863, ông thiết kế xây dựng tòa nhà nguyện của dòng tu nữ ở Sài Gòn. Năm 1864-1866 ông thiết kế xây dựng 4 ngôi nhà trong giáo khu Xã Đoài. Các công trình này của ông thuộc về những công trình kiến trúc đầu tiên theo kiểu giữa thế kỷ 19 của châu Âu.
Cùng thời gian này, ở quê nhà, ông đã giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Kế Viêm đào kênh Sắt, một công trình xưa Hồ Quý Ly dự định làm nhưng không thể.
Ở ẩn nơi quê nhà, ông lần lượt gởi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...
Ông còn để lại đời hơn 14 bản điều trần về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.
Ông mất vì một cơn bệnh hiểm nghèo, ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức ngày 23 tháng 11 năm 1871, với niềm ân hận:
DANH NHÂN : ĐINH BẠT TỤY
Theo Đinh gia thế phả thi ông sinh năm Bính Tý (1516), tạ thế ngày 17/4 năm Kỷ Sửu (1589). Ông thi đậu Đình nguyên, Đệ nhất giáp đệ nhất danh chế khoa Giáp Dần, năm Thuận Bình thứ 6 (1554), triều Lê Trung Tông. Khoa này có 5 Đệ nhất giáp, đứng đầu là Đinh Bạt Tụy và thứ 3 là Phan Tất Thông ở Yên Thành, Nghệ An. Đậu Đệ nhị giáp có ông Chu Quang Trứ ở Nam Đàn. Như vậy, khoa này Nghệ An có 3 người đậu đại khoa.
Đinh Bạt Tụy là công thần khai quốc thời Lê Trung Hưng, được các triều tôn xưng hàm tước cao quí: Lê triều trung hưng Kiệt tiết tuyên lực Dực vận Tán trị công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, Trụ quốc thượng trật, Thái bảo Khê Quận công, Đinh tướng công, bảo phong Thượng đẳng Phúc thần Đại vương. Hiện đền thờ Đinh Bạt Tụy ở xã Hưng Trung còn lưu 37 đạo sắc phong cho ông, thân sinh, thân mẫu và con cháu.
Ngày 3 tháng 10, năm Quang Hưng thứ 12, Đinh Bạt Tụy được sắc phong tước là Phúc Khê hầu. Ông được các triều thời Lê Trung Hưng đánh giá rất cao nhờ tài năng, đức độ và có tài “kinh bang tế thế” nên đã được phong đến bậc cao nhất trong ngũ tước là Quận công. Sắc như sau: “Sắc: Tặng Thượng thư Phúc Khê hầu, tính tư thuần phác, học thức ưu trường, đạo đức nhân nghĩa kiêm cai, dĩ nho sức lạ, công phụ kinh luân tố uẩn, đầu bút lập công, tích thời ký hà ư thù ân, kim nhất cái xứng ư thịnh lễ. Vi cải nguyên thủy chính thủy, ứng gia phong Thượng thư Khê Quận công. Cố sắc:
Đức Long nguyên niên, ngũ nguyệt, sơ lục nhật”.
Dịch nghĩa:
“Sắc: Tặng Thượng thư Phúc Khê hầu, tính tình, tư chất thuần hậu, học thức sâu rộng hơn người, đạo đức nhân nghĩa trọn vẹn, là nhà nho có tài lạ, vận dụng kiến thức để làm việc, lập công tích nhờ văn học. Xưa đã từng được hưởng nhiều ân sủng đặc biệt, nay lại rất xứng đáng được hưởng lễ trọng. Vậy, cải thay tước trước, gia phong: Thượng thư Khê Quận công. Vậy ban sắc! Ngày 6 tháng 5, năm Đức Long thứ nhất (1629)”.
Đặc biệt, trong số 37 sắc phong, lệnh chỉ cho Đinh Bạt Tụy và dòng họ Đinh ở Bùi Khổng thuộc đủ các triều Lê Trung Hưng. Triều Nguyễn thì có một sắc phong của triều Tây Sơn. Đó là sắc phong của vua Cảnh Thịnh năm thứ tư (1796), nội dung như sau: “Sắc: Trung hưng Kiệt tiết tuyên lực Dực vận Tán trị công thần Đặc tiến kim tử Vinh lộc Đại phu Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, Trụ quốc thượng trật, Thiếu bảo Khê Quận công, Tuy văn, Địch võ, Kinh luân, Khang tế, Danh vọng Đại vương, Sơn xuyên anh dục, Hải hà tú chung. Thị phất kiến, thỉnh phất văn, thịnh hồ kỳ đức, cảm tất thông, cầu tất ứng, hạch nhĩ quyết linh. Ký đa tỉ hộ vĩ công cái cử hoài thu thịnh điển. Vị hoàng gia chỉ thừa phi tự, lễ hữu đăng trật, ứng gia phong mĩ tự tam tự, khả phong Trung hưng Kiệt tiết tuyên lực Dực vận, Tán trị công thần, Trụ quốc thượng trật, Thái bảo Khê Quận công, Tuy văn, Địch võ, Kinh luân, Khang tế, Danh vọng, Khang võ, Tịnh biên hộ quốc Đại vương. Cố sắc.
Cảnh Thịnh tứ niên, ngũ nguyệt, thập nhất nhật”.
Sau khi Đinh Bạt Tụy mất, triều đình cho lập đền thờ ông tại làng bùi khổng, xã hưng trung , huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an theo nghi thức quốc gia, thờ làm Phúc thần và sắc phong là Đại vương, lại ban cho ruộng tế, còn được hưởng lợi từ thuế khai thác quặng sắt của dân Nho Lâm để hàng năm hương hỏa, tổ chức lễ hội tại đền thờ ông. Con cháu ông về sau nhiều người thi cử đậu đạt, làm quan vinh hiển và được ân hưởng theo công tích của ông.
NHÀ CANH TÂN CÁCH MẠNG: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu,xã hưng trung, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Công giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier (hay Ngô Gia Hậu) mời vào chủng viện Tân Ấp, thuộc xứ Xã Đoài để dạy chữ Hán và được giám mục dạy lại tiếng Pháp cùng các kiến thức khoa học châu Âu.
Năm 30 tuổi (1858), ông được giám mục Gauthier đưa qua Hương Cảng, Singapore, Thuỵ Sĩ. Trên đường đi ông có ghé Roma yết kiến Giáo hoàng rồi cuối cùng sang Paris theo học trong gần 2 năm.
Trong thời gian ngắn ngủi này, ông đã miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học hiện đại, tìm hiểu thực tế xã hội phương Tây, với mong muốn trở về giúp ích cho đất nước.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về nước, giữa lúc thực dân Pháp đang lần lượt chiếm lục tỉnh Nam Kỳ, ông miễn cưỡng làm chức từ hàn (phiên dịch) cho Pháp.
Năm 1862, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ông xin thôi, không làm việc cho Pháp nữa. Thời gian này ông đem những hiểu biết của mình giúp ích cho quê hương đất nước. Việc đầu tiên là ông hướng dẫn dân làng Xuân Mỹ, một nơi khí độc, đất xấu đi đến một vùng đất mới, xây dựng làng xóm trù phú, đường xá dọc ngang như bàn cờ (Xuân Mỹ nay là xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).
Năm 1862-1863, ông thiết kế xây dựng tòa nhà nguyện của dòng tu nữ ở Sài Gòn. Năm 1864-1866 ông thiết kế xây dựng 4 ngôi nhà trong giáo khu Xã Đoài. Các công trình này của ông thuộc về những công trình kiến trúc đầu tiên theo kiểu giữa thế kỷ 19 của châu Âu.
Cùng thời gian này, ở quê nhà, ông đã giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Kế Viêm đào kênh Sắt, một công trình xưa Hồ Quý Ly dự định làm nhưng không thể.
Ở ẩn nơi quê nhà, ông lần lượt gởi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...
Ông còn để lại đời hơn 14 bản điều trần về quốc kế dân sinh và khá nhiều bài thơ hay được truyền tụng.
Ông mất vì một cơn bệnh hiểm nghèo, ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức ngày 23 tháng 11 năm 1871, với niềm ân hận:
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 18°47'12"N 105°36'15"E
- Chùa Đại Tuệ 8.2 Km
- Xã Diễn An 19 Km
- CHÙA CỔ AM 21 Km
- Làng Tân Phong 23 Km
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Thành 28 Km
- Đền Đức Hoàng 31 Km
- Đình Mõ 32 Km
- Chùa Lâm Hà 43 Km
- Đền Cửa Lũy 61 Km
- Núi Thần Đinh 197 Km
- Huyện Nghi Lộc 0.7 Km
- Xã Nghi Diên 2.4 Km
- Xã Nghi Vạn 5.8 Km
- Xã Nghi Trung 5.9 Km
- Xã Nghi Liên 7.6 Km
- Núi Đại Huệ 8.2 Km
- Xã Nghi Kim 8.5 Km
- Xã Nam Xuân 9 Km
- Huyện Hưng Nguyên 12 Km
- Huyện Nam Đàn 16 Km