Đảo Trường Sa

Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Phan Rang /
 Căn cứ không quân, đảo, thị trấn

Thuộc huyện Trường Sa/ tỉnh Khánh Hòa/ Việt Nam
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   8°38'42"N   111°55'13"E

Nhận xét

  • Đảo này có vẻ lớn đấy nhỉ! Có phải lơn nhất trong Quần đâỏ Trường Sa không nhỉ!
  • Chỉ lớn vào hàng thứ ba , nơi đặt bộ tư lệnh huyện đảo , có lợi thế cao vì nằm về phíc tây của quần đảo .
  • Thanh Niên – Thứ năm, ngày 12 tháng năm năm 2011. Trường Sa gọi: có hai ngư dân gặp nạn trên biển, đang được cấp cứu ở đảo. Đất liền trả lời: một trực thăng chở đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm vượt trùng khơi. Sau hơn 3 giờ cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, chiếc Mi 171 của Trung đoàn Không quân 917, thuộc Sư đoàn Không quân 370 từ từ hạ độ cao để đáp xuống sân bay thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Từ trên trời cao, chúng tôi thấy một hòn đảo xanh mướt, với cơ sở hạ tầng khang trang hiện lên giữa vùng biển nước mênh mông. Máy bay đáp xuống, quân dân trên đảo ùa ra đón. Tiếp tổ bay dưới tán những cây bàng vuông mát mẻ, ông Nguyễn Hữu Lục, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, chia sẻ: Những ngày này, người dân trên đảo rất vui mừng vì có nhiều đoàn khách từ đất liền ra thăm. Mới sáng hôm trước, đảo vừa tiễn một đoàn và trưa hôm nay lại tiếp tục đón máy bay của Trung đoàn Không quân 917 ra làm nhiệm vụ. Ông Lục xúc động: “Ở ngoài này chúng tôi cảm thấy không còn xa nữa. Rất gần là đằng khác. Mới cách đây vài giờ, các anh còn ở TP.HCM, mà giờ đã có mặt ở đây rồi. Mấy năm gần đây, không quân thường xuyên bay ra làm nhiệm vụ, mỗi lần máy bay ra, chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và rất yên tâm…”. Chúng tôi xuống bệnh xá, nơi làm việc của bộ phận quân y trên đảo. Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc tiếp chúng tôi trong bộ quân phục rằn ri, anh giải thích mình đang trực chiến. Bác sĩ Ngọc trước đây công tác ở Bệnh viện 175, được tăng cường ra đảo với chức danh Bệnh xá trưởng thị trấn Trường Sa tròn 1 năm. Anh cho biết hiện có 2 ca nặng đang cần chuyển về đất liền ngay để tiếp tục điều trị. Đó là các ngư dân Nguyễn Quế và ngư dân Nguyễn Mỹ ở Quảng Ngãi, bị hôn mê do tai biến sau khi lặn sâu. Anh Mỹ đã qua cơn nguy kịch, còn sức khỏe của anh Quế diễn biến phức tạp, phải thở máy. Bác sĩ Ngọc cho biết 3 ngày trước đây, tổ quân y đã tiếp nhận và điều trị đến bây giờ và đã gọi điện vào đất liền xin chuyển viện. Anh Võ Thanh Trang - ngư dân cùng tàu với anh Mỹ, quê ở Phổ An, Đức Phổ (Quảng Ngãi) - cho biết tàu đang đánh cá cách Trường Sa Lớn 60 hải lý thì xảy ra tai nạn. Thuyền viên sau đó dùng máy E-com liên lạc với đảo rồi vào đảo để cấp cứu. “Anh em chúng tôi mừng run khi gặp các chiến sĩ hải quân. Đến đảo là coi như về nhà rồi”, anh Trang nói. Anh cho biết tàu của mình thường xuyên đánh cá ở vùng biển Trường Sa và anh em ngư dân luôn cảm thấy an toàn với sự bảo vệ của bộ đội hải quân trong vùng. “Bây giờ máy bay thường xuyên ra vô như vậy thì đất liền với đảo trở nên gần hơn. Anh em ngư dân càng yên tâm hơn nữa”, anh Trang nói. Sau khi thăm khám bệnh nhân, các bác sĩ Phùng Văn Việt, Nguyễn Xuân Tiến của Bệnh viện 175 và quân dân trên đảo đưa 2 bệnh nhân ra máy bay trở về đất liền. Anh Việt tâm sự: “Cấp cứu ở nơi xa xôi là nhiệm vụ thường trực của chúng tôi. Trong lần này, nhiệm vụ trở nên rất đặc biệt, khi chúng tôi tham gia cấp cứu cho ngư dân đánh cá ở Trường Sa. Những ngư dân này, bên cạnh công việc đánh cá, cũng đồng thời là những chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”. Anh Việt cho biết Bệnh viện 175 có 5 tổ trực chiến, luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cấp cứu ở bất cứ nơi đâu khi có lệnh. Mệnh lệnh từ trái tim Vất vả nhất trong chuyến công tác này là tổ bay do thượng tá Đỗ Thanh Hồng, Trung đoàn phó - Tham mưu trưởng 917 và thượng tá Trần Như Vy, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 917 cùng các cơ giới trên không gồm Phương Văn Lý, Đỗ Văn Bằng và Nguyễn Chí Hiền. Vừa ra đến nơi, trong lúc bác sĩ săn sóc bệnh nhân thì các phi công nạp thêm dầu, tranh thủ bày xôi, giò lụa để ăn trưa. Trong bữa ăn, thượng tá Đỗ Thanh Hồng, người đã 5 lần lái máy bay ra Trường Sa, tâm sự: “Bay ra biển rất khó khăn vì thời tiết trên biển luôn thay đổi khó lường nhưng cứu người dân gặp nạn, đối với chúng tôi, đó là mệnh lệnh xuất phát từ trái tim người lính”. Được biết, để tổ chức một chuyến bay ra Trường Sa đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, chu đáo, sự chỉ huy thống nhất của nhiều cấp từ Bộ Quốc phòng xuống các quân, binh chủng. Thiếu tướng Võ Văn Tuấn, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân nói: “Quân đội ta là quân đội nhân dân, vì nhân dân phục vụ nên với chúng tôi, cứu người là trên hết, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ mà không quản ngại bất cứu điều gì. Khi có nhiệm vụ là anh em đều thực hiện khẩn trương, đạt hiệu quả cao nhất”. Những chuyến bay thần tốc từ đất liền ra Trường Sa đã đưa vùng biển đảo xích lại gần hơn. Không chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, những ngày này, phi công của Sư đoàn 370 - từ trực thăng vận tải, trực thăng chiến đấu tới tiêm kích Su-30 - còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, như huấn luyện trên biển, vận chuyển trang thiết bị, khí tài… Ở bất cứ nhiệm vụ nào, họ cũng hoàn thành một cách xuất sắc, bảo đảm bình yên cho một vùng biển trời Tổ quốc. Đỗ Hùng - Tấn Tú
  • Tuyệt vời tổ quốc của ta, Mong rằng được thấy hình sinh hoạt ở ngoài đảo
  • Phải chiếu nhiều phim tư liệu trên truyền hình hàng tuần để cho nhiều thế hệ chưa biết về trường xa & hoàng xa công chúng cũng như nhân dân thế giới biết về Việt Nam ta nhiều hơn nữa (có như thế thì mới ngấm sâu trong tâm tưởng của mọi người về trường xa & hoàng xa)
  • Tất cả vì Trường sa thân yêu, giọt máu của que hương. hãy chung tay bảo vệ.
  • xây và củng cố, mở rộng hơn nữa các đảo đá ở Trường Sa để nhân dân, cán bộ chiến sĩ yên tâm giữ biển đảo quê hương.....
  • Nên cải tạo sân bay trên đảo để máy bay dân dụng có thể hạ cánh xuống đảo Trường Sa.
  • chính tả kìa bạn ơi
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 9 năm trước