Thị trấn Sa Thầy (Thị trấn Sa Thầy)

Vietnam / Thai Nguyen / Kon Tum / Thị trấn Sa Thầy
 Upload a photo

Nearby cities:
Coordinates:   14°24'38"N   107°48'2"E

Comments

  • ===== ĐÔI GIÒNG LỊCH SỬ Hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước VN được 2 năm, vào ngày 01 tháng 6 năm 1956 chính phủ Miền Nam VN tức Việt Nam Cộng Hòa đưa ra một thông báo tái xác nhận chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàg Sa &Trường Sa cũng là lúc chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền bắc đã tái lập tại Hà Nội thì hai tuần lễ sau đó, ngày 15 tháng 6 năm 1956 thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CS Bắc Việt) Ðồng Văn Khiêm đã vội vã khẳng định với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng: “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”, cùng có mặt ở cuộc tiếp xúc này có cả ông Lê Dóc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, đã nói mồi thêm rằng “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Ðường”. (1) Bắt nguồn từ đó, hai năm sau, Chu Ân Lai Thủ tướng nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đưa ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của mình. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa và Hòang Sa. Như là một đáp lễ cho tình hữu nghị giữa 2 nước anh em ngay sau đó, Phạm Văn Đồng Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà gởi ngay một công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này. Để rộng đường dư luận, sau đây là bản Tuyên Bố của Chính Phủ Nước CHND Trung Hoa về Lãnh Hải cũng như Công Hàm của ông Phạm Văn Đồng gởi cho ông Chu Ân Lai. Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nay tuyên bố: (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc. (3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc (2) Công Hàm Phạm Văn Đồng Thủ Tướng Phủ Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc. Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./. Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958. PHẠM VĂN ĐỒNG Thủ tướng Chính Phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa Kính gửi: Đồng chí Chu An Lai (Ấn ký) Tổng lý Quốc vụ viện Nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa tại Bắc Kinh = Người viết xin đưa ra lý giả về sự kiện này như sau: Xin đọc tiếp == >
  • Qua thông báo tái xác nhận chủ quyền của mình trên quần đảo Trường Sa của chính phủ nước VNCH và qua khẳng định của thứ trưởng ngoại giao Đồng Văn Khiêm với Li Zhimin, Thường vụ viên của Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt là một trong những nguyên nhân trong đó có hai hòn đảo nằm giáp lãnh thổ TQ là Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan để đưa đến bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của ông Chu Ân Lai. Bắt nguồn từ đó dẫn tới việc đẻ ra cái công hàm của ông Phạm Văn Đồng. Trong bản thông báo của ông Chu Ân Lai đã để lộ ra cái ác ý đe dọa những hải đảo mà Việt Nam và Đài Loan đã tuyên bố là của mình mà không đếm xỉa gì đến những hải đảo chung quanh của các nước khác. Với những dữ kiện trên, rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua ông Phạm Văn Đồng đã đồng ý “cho không biếu không ” Trung Quốc những quần đảo của VN. Có một điều chúng ta không quên là lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chỉ thị cho đảng CSVN ráo riết chuẩn bị cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam và cần sự viện trợ vũ khí của các nước CS anh em trong đó chủ yếu là TQ nên đã nhắm mắt làm bừa chấp nhận mọi điều kiện dù là nghiệt ngã nhất của Bắc Kinh. Đối với đảng CSVN việc „biếu không“ trên giấy tờ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa như đã nêu là một việc làm không lấy gì làm áy náy nên đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng thi hành. Cũng có những lý luận cho rằng: Chỉ vì lòng yêu thương nhân dân Miền Nam ruột thịt đang đói khổ và bị áp bức của Mỹ Ngụy nên ông Hồ Chí Minh đã hồ hởi tạo nên cuộc chiến thảm khốc huynh đệ tương tàn cho cả hai miền Nam Bắc với những mong giải phóng MN, thống nhất đất nước góp phần vào sự nghiệp vô sản toàn thế giới do phong trào cộng sản quốc tế lãnh đạo trong đó có Liên Xô và Trung Quốc, dù rằng lúc bấy giờ ông vẫn chưa có thể nói chắc là sẽ chiếm được miền Nam Việt Nam hay không. Bây giờ thì nhà nước CSVN muốn giành lấy chủ quyền của mình ở những hòn đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa nhưng hỡi ơi “há miệng mắc quai ” TQ đã không chấp nhận, họ vịn vào “Công Hàm ” mà ông Phạm Văn Đồng đã ký như là một bằng chứng lịch sử … ===Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc >>Ngày 25 tháng 9 năm 2008 - Ông Đại sứ Lê Công Phụng khẳng định là Hoàng Sa bây giờ đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc:<<< PHẦN ĐẤT BIÊN GIỚI VIẾT-TRUNG thì >>Thứ trưởng Bộ ngoại giao Vũ Dũng cũng vừa xác nhận ( qua Hiệp ước phân ranh biên giới với Trung quốc tháng 12/1999) “Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan là của Trung Quốc”.<< == > TOÀN QUÂN, TOÀN DÂN HÃY MẠNH MẼ LÊN ÁN MƯU ĐỒ BÁN NƯỚC CỦA ĐẢNG CSVN. HÃY VÙNG LÊN VƯỢT THẮNG MỌI ĐÀN ÁP KHÓ KHĂN- ĐẤU TRANH LẤY LẠI TẤT CẢ NHỮNG PHẦN MÁU THỊT MẸ VIỆT NAM MÀ ĐẢNG CSVN ĐÃ CẮT DÂNG CHO TRUNG CỘNG - LẤY LẠI VINH DỰ VÀ CHỦ QUYỀN NGUYÊN VẸN LÃNH THỔ NƯỚC NHÀ CHO DÂN TỘC .
This article was last modified 12 years ago