Huyện Si Ma Cai - Lào Cai (Cán Hồ - huyện Si Ma Cai) | quận, huyện

Vietnam / Mien Nui Va Trung Du / Lao Cai / Cán Hồ - huyện Si Ma Cai
 quận, huyện, chỉ vẽ đường viền

Huyện Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai, Việt Nam

Diện tích : 23.454 ha
Dân số: 26.753 (năm 2004)


Si ma cai - nhịp điệu mới trên địa tầng cổ xưa.

Si ma cai - cái tên mới nghe đã gợi cảm giác xa xôi. Đây là vùng đất nằm trên cao nguyên thượng nguồn sông Chảy, có độ cao xấp xỉ 1600m so với mực nước biển. Hôm nay, Si Ma Cai không còn xa xôi nữa, bởi con đường được nâng cấp thuận tiện cho giao thông đã kéo gần lại các nẻo đi về.

“Gặp nhau đỉnh núi, nơi mặt trời lên…” Ca từ trong bài hát “Tình Si Ma Cai” của nhạc sĩ Lê Trọng Hùng đã khắc họa được hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên và con người trên vùng cao này.

Si ma cai, nguyên gốc tiếng bản địa là “Sín Mã Cái”, dịch ra tiếng Kinh tức là “Phố cứt ngựa”. Cái tên xuất xứ từ việc chợ phiên có rất nhiều ngựa tất nhiên có nhiều phân ngựa sau này người ta gọi chệch đi là Si Ma Cai .
Cách thành phố Lào Cai 95km về phía Đông Bắc, xã Si Ma Cai - trung tâm của huyện có vị trí địa lý 22 độ 20 phút vĩ Bắc, 104 độ 6 phút Kinh Đông. Địa hình Si Ma Cai nằm trên vùng núi có độ tuổi cổ nhất trong nền cấu tạo địa tầng Bắc Bộ. Vùng núi này, cùng với điệp trùng núi non Đông Bắc Mường Khưng đã được nhà địa chất - nhà báo - nhà văn Bùi Nguyên Khiết đặt tên trong bài bút ký “Mùa Xuân trên vòm nhô sông Chảy” từ những năm giữa thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Vùng trung tâm huyện hiện nay là thung lũng lòng chảo nằm giữa các dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có những đỉnh cao từ 1.600 đến 1.800m.

Sử sách có ghi: Huyện Si Ma Cai thời Hùng Vưng thuộc đất Tây Âu của Thục Phán, Trải qua thời kỳ Bắc thuộc nằm trong châu Cam đường, quận Giao Chỉ, Thời Lý thuộc đất Đăng Châu, thời Trần thuộc lộ Quy Hoá. Từ thời Lê đến trước khi bị thực dân Pháp chiếm đóng, Si Ma Cai thuộc động Ngọc Uyển, châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá (Tất nhiên si Ma Cai lúc đó là một tổng của huyện Bắc Hà : đó là Bảo Nhai, Bắc Hà, Lùng Phình và Si Ma Cai). Qua nhiều lần sát nhập và chia tách với Bắc Hà, năm 2000 huyện Si Ma Cai được tái lập theo nghị định 36 của Chính phủ, trở thành một huyện vùng cao, vùng xa của tỉnh Lào Cai. Ngày nay, Si Ma Cai đang nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên kiến thiết cuộc sống mới, mà tốc độ của công cuộc chuyển mình thể hiện rõ nét nhất trong quá trình xây dựng huyện lỵ.

Huyện lỵ Si Ma Cai ngày nay đang được quy hoạch điều chỉnh mở rộng. Các cơ quan huyện nằm trên địa bàn xã, chưa hình thành đơn vị hành chính thị trấn. Theo bản đồ quy hoạch, huyện lỵ Si Ma Cai có ranh giới phía Bắc giáp xã Nàn Sán và đường biên giới với Trung Quốc, phía Nam và phía Tây giáp xã Mản Thẩn, phía Đông giáp xã Sán Chải. Trong những nguyên tắc của Quy hoạch trung tâm huyện có một điểm đáng chú ý bởi đây chính là đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, đó là: Kết hợp việc khai thác sử dụng quỹ đất xây dựng vói yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên, hạn chế việc san gạt làm phá vỡ cảnh quan môi trường. Tôn trọng địa hình tự nhiên để tạo không gian kiến trúc và cảnh quan phong phú, sinh động. Đó chính là điểm mấu chốt để Si Ma Cai giữ được bản sắc vùng cao của mình và cũng là bài học được rút ra từ quá trình phát triển đô thị miền núi.

Nhịp điệu cuộc sống trên địa tầng Si Ma Cai ngày nay đang có một điều rất thú vị, đó là khái niệm phố cũ, phố mới đang xen lẫn nhau, chính là do quá trình xây dựng đô thị trung tâm huyện trong mấy chục năm qua. Đặc trưng ở các vùng dân cư tập trung dọc đường biên giới từ xa xưa đến nay là ni nào có hàng quán, có hoạt động buôn bán, có hàng hoá thì nơi ấy mặc nhiên được đồng bào bản địa gọi là phố.

Dãy phố cũ trước đây là khu vực có những hàng quán của người Nùng, người Hoa; còn dãy phố được gọi bằng cái tên phố mới là khu vực Đồn Biên phòng, chợ huyện, bởi mới được hình thành từ những năm nằm trong huyện Bắc Hà. Ngày nay khu vực phố cũ lại trở thành mới, khu vực phố mới lại trở thành cũ, do từ thời điểm tái lập huyện năm 2000, quy hoạch kiến thiết xây dựng trung tâm huyện phát triển về phía này. Phố cũ xưa chỉ có nhà gỗ, nhà ngói vy cá, lối ngựa đi lầy lội vấy bùn, nay đã có nhà xây kiên cố, có đường phố phong quang sạch đẹp. C Si Ma Cai đang nô nức dựng xây, trụ sở các c quan huyện và khu dân cư đang mọc lên, lấp dần những khong trống trên bn đồ quy hoạch với tổng diện tích hn 1 triệu 200 nghìn mét vuông đất giành cho kiến thiết huyện lỵ. Si Ma Cai nằm trên địa hình núi đá, nên đã có nhà văn viết một cách hình tượng rằng nơi đây con người sống chung với đá, ký thác thân phận mình với đá. Cảm nhận của những người thực hiện chưng trình này về vùng đất và con người nơi đây cũng vậy. Bám trụ nơi vùng cao núi đá bao nhiêu đời nay, đồng bào các dân tộc Si Ma Cai có phẩm chất nghị lực kiên cường, thuỷ chung đoàn kết. Đây là khu vực rừng nguyên sinh có từ bao đời không ai còn nhớ rõ. Điểm đặc biệt của khu rừng này là nằm giữa trung tâm huyện lỵ, như một trái tim xanh của đô thị. Gắn với rừng là tinh thần bo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, những câu chuyện về tình đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số ni đây trong lao động sản xuất và bảo vệ quê hương biên giới. Khu rừng được bo tồn nhờ phong tục gắn với lịch sử sinh tồn và bảo vệ quê hương của đồng bào vùng cao Si Ma Cai. Chuyện rằng: Những năm xa xưa trước đây, cuộc sống thường xuyên bị xáo trộn bởi giặc cướp phong kiến phía Bắc. Các vị thủ lĩnh các làng người Mông trong khu vực đã tụ họp với nhau tại khu rừng Lùng Sán (thuộc xã Lùng Sui) giao ước quyết tâm đánh giặc, trong lễ giao ước có cầu thần núi rừng giúp đỡ. Giặc tan, điểm giao ước trở thành nơi tổ chức lễ hội mừng chiến thắng và cúng tạ n thần núi rừng đã che chở, giúp sức mạnh, cho nguồn nước để sinh sống và sản xuất. Từ đó, rừng già Lùng Sán được bo vệ, giữ gìn, là đất thiêng, cấm vi phạm. Lễ cúng rừng được tổ chức ngày 6 tháng 6 âm lịch hàng năm. Sau này, các làng Mông ở xa Lùng Sán xin được cúng rừng ngay ở địa bàn mình, vào ngày Thìn sau Tết Nguyên đán, gọi là lễ “Nào Lồng”. Từ đó trong đồng bào hình thành khái niệm rừng mẹ, rừng con. Rừng cấm giữa huyện lỵ Si Ma Cai cũng như ở một số xã khác được coi là con của rừng mẹ Lùng Sán, được giữ gìn tuyệt đối, không phải bằng biện pháp cưỡng ép, mà bằng tâm linh và ý thức tôn trọng thiên nhiên. Cũng như phong tục giữ rừng, ăn thề bảo vệ rừng để củng cố tinh thần đoàn kết, giữ nguồn nước và sinh thái, những tập quán đẹp, có giá trị lâu bền luôn phát huy trong tư duy và lao động của đồng bào vùng cao Si Ma Cai cùng với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc ngày nay đang làm cho cuộc sống nơi lưng chừng mây núi này tuy còn gian lao vất vả nhưng sáng ngời niềm tin và thi vị biết bao.

“Quanh co đường lên lưng mây, như hẹn ai ni đây…” Câu hát từ chất liệu dân ca Mông biểu hiện tiết tấu cuộc sống Si Ma Cai, mang theo nỗi niềm và hình ảnh của nhạc sĩ về một Si Ma Cai tuy còn xa xôi với những người chưa từng một lần đặt chân đến, nhưng không hề xa lạ với những người đã từng ghé qua, hay những người có cái tâm nguyện gắn bó sự nghiệp và cuộc đời với núi cao vách đá nơi này. Si Ma Cai trong lịch sử cách mạng là sự bám trụ sinh tồn trên núi đá, với truyền thống đánh giặc giữ gìn quê hương, nổi danh tên tuổi người anh hùng Giàng Lao Pà và các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc. Si Ma Cai ngày nay đang khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của một huyện vùng cao biên giới. Đời sống nhân dân đang tích cực đổi thay.

Huyện lỵ Si Ma Cai đang trở thành phố núi. Trong tương lai không xa, đô thị này vừa đảm nhiệm chức năng thị chính cho trung tâm kinh tế văn hoá của một phần vòm nhô sông Chảy, vừa là vùng đất du lịch văn hoá - sinh thái với cảnh quan kỳ thú và bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo. Xung quanh trung tâm huyện mang địa danh “Chợ ngựa mới”, còn bao nẻo đường tỏa đến những địa danh nghe tên đã thấy thú vị và đượm màu thần thoại: Ngi Phóng Chồ - tổ ong treo vách đá. Quan Thần Sán - cửa ải Rồng Thần. Lùng Sán – vùng đất ở của Rồng thiêng.

Trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai - trên địa tầng cổ xưa nhất của khu vực địa lý Bắc Bộ, nhịp điệu dựng xây và phát triển đang diễn ra sôi động, gương mặt phố núi đang sáng lên từng ngày./
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   22°39'45"N   104°16'26"E
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 5 năm trước