Dinh Công Tử Bạc Liêu (Thành Phố Bạc Liêu)
Vietnam /
Dong Bang Song Cuu Long /
Bac Lieu /
Thành Phố Bạc Liêu
World
/ Vietnam
/ Dong Bang Song Cuu Long
/ Bac Lieu
Sviets / Việt Nam / / /
nhà hàng, quán ăn, bảo tàng, nhà khách
Nhà Công tử Bạc Liêu
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940 Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh
Công tử Bạc Liêu
Xuất thân
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử).
Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội Đồng Trạch[1], một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa **** (tòa Hành chánh) tỉnh đóng thuế điền địa. Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên "mến tay mến chân". Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ "tình trong như đã mặt ngoài còn e" liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rễ một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là "lọt sàng xuống nia", các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội Đồng Trạch càng ngày càng giàu có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ. Có người viết:
Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu
Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.
Con người
Trần Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy về nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford đang dùng tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một chiếc xe mới, cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt Trần gia.
Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm... người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.
Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là "chơi thế". Riêng Ba Huy thì cứ "toa toa" "moa moa"[2] sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người ngon nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình. Tánh của Ba Huy vị tha và coi tiền như rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay **** nhưng lại rất xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải nhưng đường học vấn không đến nơi đến chốn.
Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy. Ông đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy. Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi "Hoa hậu miệt đồng" đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ba Huy có bốn người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Paris. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa và sinh được ba người con: Nghĩa, Nhơn, và ******.
Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin "đổi" căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.
Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Những giai thoại
Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.
Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.
Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nữa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.
Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[3] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.
Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...
Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[4], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940 Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh
Công tử Bạc Liêu
Xuất thân
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử).
Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội Đồng Trạch[1], một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa **** (tòa Hành chánh) tỉnh đóng thuế điền địa. Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên "mến tay mến chân". Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ "tình trong như đã mặt ngoài còn e" liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rễ một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là "lọt sàng xuống nia", các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội Đồng Trạch càng ngày càng giàu có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ. Có người viết:
Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu
Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.
Con người
Trần Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy về nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford đang dùng tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một chiếc xe mới, cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt Trần gia.
Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm... người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.
Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là "chơi thế". Riêng Ba Huy thì cứ "toa toa" "moa moa"[2] sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người ngon nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình. Tánh của Ba Huy vị tha và coi tiền như rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay **** nhưng lại rất xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải nhưng đường học vấn không đến nơi đến chốn.
Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy. Ông đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy. Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi "Hoa hậu miệt đồng" đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ba Huy có bốn người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Paris. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa và sinh được ba người con: Nghĩa, Nhơn, và ******.
Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin "đổi" căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.
Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Những giai thoại
Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.
Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.
Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nữa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.
Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[3] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.
Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...
Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[4], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ: 9°17'2"N 105°43'24"E
- Nhà khách Minh Hải 64 Km
- Nhà khách số 2 83 Km
- Ký túc xá ĐH Cần Thơ 84 Km
- Nhà khách tỉnh Tiền Giang 138 Km
- Nhà khách Pháo Đài 183 Km
- Nhà khách 108 Nguyễn Du 197 Km
- Khu Nhà Khách Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 213 Km
- PHAN THIET BEACH HOUSE 312 Km
- Blok B 810 Km
- Blok C 810 Km
- Phường 3 0.4 Km
- Khu Dân cư Phường 5 1.1 Km
- Khu dân cư Phường 2 1.4 Km
- Phường 7 1.5 Km
- Phường 2 1.9 Km
- Phường 5 2.2 Km
- Phường 1 2.4 Km
- Phường 8 3.2 Km
- Huyện Vĩnh Lợi 6.9 Km
- Xã Vĩnh Hậu A 7.1 Km
Nhận xét